Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu bệnh da liễu và các yếu tố liên quan trên học viên ở trung tâm chữa bệnh   giáo dục   lao
PREMIUM
Số trang
115
Kích thước
2.6 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1836

Nghiên cứu bệnh da liễu và các yếu tố liên quan trên học viên ở trung tâm chữa bệnh giáo dục lao

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-----------------

NGUYỄN THÀNH AN

NGHIÊN CỨU BỆNH DA LIỄU

VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN

TRÊN HỌC VIÊN Ở TRUNG TÂM

CHỮA BỆNH - GIÁO DỤC

- LAO ĐỘNG XÃ HỘI

TỈNH NINH THUẬN

CHUYÊN NGÀNH:DA LIỄU

MÃ SỐ: CK 62 72 35 01

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.BS.LÊ THÁI VÂN THANH

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020

.

.

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài “Nghiên cứu bệnh Da Liễu và các yếu tố liên

quan trên học viên ở Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội

Ninh Thuận” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả

nêu trong đề tài là trung thực, có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng và chưa từng

được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.

Tác giả

Nguyễn Thành An

.

.

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN........................................................................................ i

MỤC LỤC .................................................................................................ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT......................................................... iv

DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................... v

MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1

Chương 1...........................................................................................................5

TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................................5

1.1. Đại cương về bệnh STI-HIV/AIDS ..................................................... 5

1.2. Một số yếu tố nguy cơ của bệnh STI ................................................. 14

1.3. Những hiểu biết về bệnh STIs- HIV/AIDS ........................................ 17

1.4. Các biến chứng của STIs.................................................................. 25

1.5. Điều trị STIs..................................................................................... 26

1.6. Tác động qua lai giữa STIs với đại dịch HIV/AIDS ........................ 26

1.7. Chiến lược phòng chống các nhiễm khuẩn LTQĐTD của Việt Nam . 27

1.8. Các bệnh ngoài da ............................................................................. 28

Chương 2.........................................................................................................31

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................31

2.1. Đối tượng và thời gian nghiên cứu .................................................... 31

2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 31

2.3. Biện pháp kiểm soát sai lệch ............................................................. 38

2.4. Phân tích và xử lý số liệu .................................................................. 38

2.5. Đạo đức trong nghiên cứu ................................................................. 39

2.6. Hạn chế của nghiên cứu .................................................................... 39

Chương 3.........................................................................................................40

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................................40

3.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu ................................................................. 40

.

.

3.2. Tỷ lệ liên quan nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục.............. 43

3.3. Tỷ lệ mắc bệnh ngoài da.................................................................... 48

3.4. Các yếu tố liên quan đến nhiễm bệnh lây truyền qua đường tình dục 50

Chương 4.........................................................................................................56

BÀN LUẬN ....................................................................................................56

4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu........................................ 56

4.2. Tỷ lệ nhiễm một số bệnh lây truyền qua đường tình dục ................... 59

4.3. Tỷ lệ mắc bệnh ngoài da.................................................................... 67

4.4. Các yếu tố liên quan đến nhiễm bệnh lây truyền qua đường tình dục 69

KẾT LUẬN.....................................................................................................77

KIẾN NGHỊ ....................................................................................................79

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC 1: BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU

PHỤ LỤC 2: DANH SÁCH HỌC VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU

PHỤ LỤC 3: MỘT SỐ HÌNH ẢNH

.

.

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

AIDS Acquired Immunodefieiency Syndrome

BCS Bao cao su

ELISA Enzym Linked Immono Sorbent Assay

HIV Human Immunodefieiency virus

NTLTQĐTD Nhiễm trung lây truyền qua đường tình dục

QHTD Quan hệ tình dục

STD Sexually Transmitted Diseases

STI Sexually Transmitted Infections

TPHA Treponema Pallidum Hemagglutination Test

VDRL Veneral Disease Reserch Laboratory Test

WHO World Heath Organization

.

.

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Số lượng các bệnh STI toàn cầu..................................................... 10

Bảng 1.2: Tình hình STI ở Việt Nam từ 1976 - 2003..................................... 12

Bảng 1.3: Số BN NKLQTD 2018................................................................... 13

Bảng 3.1: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi......................................... 40

Bảng 3.2: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nghề nghiệp ........................... 41

Bảng 3.3: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo học vấn .................................. 41

Bảng 3.4: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo địa dư..................................... 42

Bảng 3.5: Hiểu biết về đường lây STIs........................................................... 43

Bảng 3.6: Hiểu biết đúng về đường lây STIs.................................................. 43

Bảng 3.7: Hiểu biết về biện pháp phòng STIs................................................ 43

Bảng 3.8: Hiểu biết đúng về biện pháp phòng STIs....................................... 44

Bảng 3.9: Hiểu biết về hành vi nguy cơ cao lây nhiễm STIs.......................... 44

Bảng 3.10: Hiểu biết đúng về về hành vi nguy cơ cao lây nhiễm STIs.......... 44

Bảng 3.11: Tuổi QHTD................................................................................... 45

Bảng 3.12: Số bạn tình .................................................................................... 45

Bảng 3.13: Đặt dị vật ở bộ phận sinh dục ....................................................... 45

Bảng 3.14: Tần suất sử dụng bao cao su......................................................... 46

Bảng 3.15: Tỷ lệ sử dụng ma túy .................................................................... 46

Bảng 3.16: Đường dùng ma túy (n=78).......................................................... 46

Bảng 3.17: Sử dụng bơm kim tiêm riêng (n=78)............................................ 47

Bảng 3.18: Tỷ lệ nhiễm từng STI.................................................................... 47

Bảng 3.19: Tỷ lệ nhiễm chung STIs ............................................................... 48

Bảng 3.20: Tỷ lệ nhiễm HIV........................................................................... 48

Bảng 3.21: Tỷ lệ mắc bệnh ngoài da............................................................... 49

Bảng 3.22: Độ tuổi và nhiễm STIs.................................................................. 50

Bảng 3.23: Giới và nhiễm STIs....................................................................... 50

.

.

Bảng 3.24: Học vấn và nhiễm STIs ................................................................ 50

Bảng 3.25: Tình trạng hôn nhân và nhiễm STIs............................................. 51

Bảng 3.26: Nơi cư trú và nhiễm STIs............................................................. 51

Bảng 3.27: Tuổi QHTD lần đầu và nhiễm STIs ............................................. 51

Bảng 3.28: Số bạn tình và nhiễm STIs............................................................ 52

Bảng 3.29: Dị vật sinh dục và nhiễm STIs ..................................................... 52

Bảng 3.30: Sử dụng BCS và nhiễm STIs........................................................ 52

Bảng 3.31: Tuổi QHTD lần đầu và nhiễm HIV.............................................. 53

Bảng 3.32: Số bạn tình và nhiễm nhiễm HIV................................................. 53

Bảng 3.33: Sử dụng BCS và nhiễm HIV ........................................................ 53

Bảng 3.34: Dị vật sinh dục và nhiễm nhiễm HIV........................................... 54

Bảng 3.35: Sử dụng ma túy và nhiễm STIs .................................................... 54

Bảng 3.36: Đường dùng ma túy và nhiễm STIs ............................................. 54

Bảng 3.37: Sử dụng ma túy và nhiễm HIV..................................................... 55

Bảng 3.38: Đường dùng ma túy và nhiễm HIV.............................................. 55

Bảng 3.39: Nhiễm STI và nhiễm HIV ............................................................ 55

.

.

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ - BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Đặc điểm về giới......................................................................... 40

Biểu đồ 3.2: Tình trạng hôn nhân ................................................................... 42

Biểu đồ 3.3: Phân bố nhóm bệnh ngoài da theo giới tính............................... 48

Biểu đồ 3.4: Chi tiết bệnh ngoài da................................................................. 49

Biểu đồ 3.5: Bệnh ngoài da và STI................................................................. 49

.

.

1

MỞ ĐẦU

Bệnh da liễu (dermato- venereology) bao hàm hai phạm vi là bệnh da

và bệnh hoa liễu. Bệnh da là các rối loạn liên quan đến da, niêm mạc và các

phần phụ của da. Bệnh hoa liễu là các rối loạn của cơ quan chức năng trong

cơ thể bị gây ra bởi vi khuẩn, virut, vi nấm hoặc ký sinh vật. Bệnh hoa liễu có

tính lây truyền, cho nên còn được gọi là bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục

hay bệnh xã hội vì tính chất liên quan đến sức khoẻ cộng đồng.

Bệnh lây truyền qua đường tình dục hiện nay là vấn đề y tế nghiêm trọng

trên toàn Thế giới mà đặc biệt là các nước đang phát triển. Trong vài thập

niên qua các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI) được xếp vào 5

loại bệnh hàng đầu của người lớn cần phải có sự quan tâm của y tế [29]. Một

điều đặc biệt nghiêm trọng là sự gia tăng các STIs luôn phối hợp và đồng

hành cùng sự phát triển của đại dịch HIV/AIDS trên toàn cầu. Chính vì vậy

cần có một chiến lược đúng đắn, phù hợp để giảm thiểu sự lây lan của STI và

ngăn chặn sự phát triển của đại dịch HIV/AIDS [17].

Theo WHO hàng năm trên thế giới có khoảng 340-400 triệu người mắc

bệnh STI (kể cả nhiễm HIV). Riêng vùng Đông Nam Á có khoảng 36 triệu

người mắc bệnh này [29]. Tại Mỹ ước tính mỗi năm có khoảng 19 triệu người

tuổi từ 25-29 bị mắc các NTLTQĐTD, đặc biệt là nhiễm Chlamydia và Lậu

cầu. Tại Anh Quốc năm 2008 có khoảng 400.000 người mắc Giang mai, Lậu,

Chlamydia và HPV [29]. Ở Việt Nam, theo báo cáo từ các đơn vị Da liễu của

các tỉnh, mỗi năm có khoảng 200.000 người bị mắc STIs. Tuy nhiên con số

này thấp hơn nhiều so với thực tế, nguyên nhân cơ bản là đa số các phòng

khám tư nhân hoặc các cơ sở y tế khác mặc dù có khám và điều trị STI song

không báo cáo hoặc báo cáo không đầy đủ [2].

Căn nguyên gây nên các STI có 22 loại bao gồm các nhóm virus, vi

khuẩn, nấm, đơn bào, KST trên da [7]. Chúng gây nhiều bệnh cảnh lâm sàng

.

.

2

khác nhau như: Viêm niệu đạo, viêm âm đạo, loét sinh dục, viêm khớp, viêm

hầu họng… Đặc biệt còn gây nhiều biến chứng làm ảnh hưởng tới sức khỏe,

giống nòi và cả tính mạng bệnh nhân. Hiện nay có các STIs thường gặp là:

Lậu, giang mai, viêm niệu đạo do chlamydia, viêm âm đạo do nấm …Và bệnh

mới phát hiện nhưng nguy hiểm nhất là AIDS [21]. Các bệnh STI và nhiễm

HIV/AIDS là đôi bạn song hành, tác động qua lại lẫn nhau cùng phát triển.

Trong báo cáo của Bệnh viện Da Liễu TP. HCM những năm qua giai

đoạn 10 năm từ 2007-2017 tình hình STI ngày càng tăng, trong đó đặc biệt là

Bệnh giang mai trong những năm gần đây có xu hướng phát hiện nhiều hơn.

Trong khi đó việc khám phát hiện, điều trị, quản lý chưa đầy đủ và gặp nhiều

khó khăn.

Thêm vào đó, việc nghiên cứu tình hình STI trong cộng đồng là vô cùng

khó khăn. Đây là vấn đề hết sức tế nhị vì khi mắc bệnh người bệnh thường có

khuynh hướng giấu diếm, thường cần đến sự kín đáo, giữ kín danh tánh khi

đến khám và điều trị. Rất khó khăn để một người đang sống bình thường

trong cộng đồng chấp nhận hợp tác thực hiện phỏng vấn về những vấn đề

nhạy cảm và tế nhị đối với STIs. Do đó, thực hiện một cuộc khảo sát trên học

viên của một Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động khi đã được sự

đồng ý của Ban giám đốc sẽ hết sức thuận lợi cho việc nghiên cứu và học viên

cũng là đối tượng có nguy cơ cao đã bị lây nhiễm STI. Mặt khác tỉnh Ninh

Thuận với khí hậu nắng gió quanh năm khô hanh, đồng thời các học viên ở

đây sống trong môi trường tập thể nên đây cũng là những yếu tố thuận lợi và

học viên dễ mắc các nhóm bệnh ngoài da như bệnh dị ứng, nhiễm trùng,…

hơn những người sống trong cộng đồng.

Các tác giả Nguyễn Mạnh Tề, Lê Diên Hồng và cộng sự (1997) đã nghiên

cứu tỉ lệ nhiễm HIV trong phạm nhân ở trại cải tạo các tỉnh: Quảng Ninh, An

Giang, Tiền Giang, Bình Dương thấy tỷ lệ nhiễm chung là 17,3%, nhóm phạm

.

.

3

nhân nghiện ma túy 28%, gái mại dâm 6,3% [23]. Nguyễn Lê Tâm, Dương

Quang Minh, Hà Thị Ngọc, Nguyễn Đình Sơn nghiên cứu dịch tễ HIV/AIDS

tỉnh Thừa Thiên Huế 1993- 2004 cho thấy 33,41% người nhiễm HIV là đối

tượng phạm nhân [18]. Tại Lâm Đồng, tác giả Nguyễn Đình Thắng đã khảo sát

thấy tỉ lệ nhiễm STI ở phạm nhân năm 1998 là 27,39% [23].

Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội tỉnh Ninh thuận là

đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và xã hội

tỉnh Ninh Thuận. Chức năng đang thực hiện: Tiếp nhận, chữa bệnh, cai

nghiện; Giáo dục phục hồi hành vi, nhân cách; Dạy nghề, lao động sản xuất;

Tái hòa nhập cộng đồng cho người nghiện ma túy và người sau cai nghiện ma

túy. Đặc biệt trước khi học viên vào Trung tâm chưa được khám sàng lọc các

bệnh STI, mặt khác nơi đây học viên sống trong môi trường tập thể. Ngoài

thời gian học tập học viên được giáo viên hướng dẫn tham gia lao động chân

tay trồng và chăm sóc các cây nông nghiệp tại địa phương như: Ngô, mía, sắn,

rau củ,... và học các nghề khác. Trung tâm còn tổ chức quản lý, chăm sóc, tư

vấn điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS; thông tin, giáo dục, truyền thông và

triển khai các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS tại Trung tâm. Hàng

năm Trung tâm tiếp nhận từ 70-100 học viên từ nhiều tỉnh thành trong cả

nước.

Để góp phần nghiên cứu một cách hệ thống thực trạng STIs cũng như

quản lý STIs ở đối tượng nguy cơ cao này và mô hình mắc các bệnh ngoài da

ở các học viên tại Trung tâm; Mặt khác những yếu tố liên quan đến nhiễm

STIs ở đối tượng đặc biệt này cũng cần được nghiên cứu một cách chi tiết,

điều đó chẳng những giúp cho công tác điều trị mà còn giúp cho công tác giáo

dục phòng bệnh. Vì những lý do trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài

“Nghiên cứu bệnh Da Liễu và các yếu tố liên quan trên học viên tại Trung

tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội tỉnh Ninh Thuận”.

.

.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!