Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu bệnh cầu trùng ở đàn thỏ nuôi tại tỉnh Bắc Giang và biện pháp phòng trị
PREMIUM
Số trang
103
Kích thước
926.0 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
916

Nghiên cứu bệnh cầu trùng ở đàn thỏ nuôi tại tỉnh Bắc Giang và biện pháp phòng trị

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

------------------------------------------

HOÀNG VĂN DƯ

Đề tài

“NGHIÊN CỨU BỆNH CẦU TRÙNG

Ở ĐÀN THỎ NUÔI TẠI TỈNH BẮC GIANG

VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ”

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

THÁI NGUYÊN - 2010

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

------------------------------------------

HOÀNG VĂN DƯ

Đề tài

“NGHIÊN CỨU BỆNH CẦU TRÙNG

Ở ĐÀN THỎ NUÔI TẠI TỈNH BẮC GIANG

VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ”

CHUYÊN NGÀNH: THÚ Y

MÃ SỐ: 60 62 50

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học:

GS.TS. NGUYỄN QUANG TUYÊN

TS. NGUYỄN QUỐC DOANH

THÁI NGUYÊN - 2010

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này

là hoàn toàn trung thực và chưa hề sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Mọi sự

giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn này đã được cảm ơn. Các thông tin, tài

liệu trình bày trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2010

Tác giả

Hoàng Văn Dƣ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

LỜI CẢM ƠN

Sau hai năm học tập và nghiên cứu, đến nay tôi đã hoàn thành chương

trình khoá học với luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Thú y về đề tài “Nghiên cứu

bệnh cầu trùng ở đàn thỏ nuôi tại tỉnh Bắc Giang và biện pháp phòng trị”.

Để hoàn thành khoá học và công trình nghiên cứu này, tôi đã nhận được sự

dạy bảo tận tình và định hướng của giảng viên hướng dẫn GS.TS Nguyễn Quang

Tuyên, TS. Nguyễn Quốc Doanh; Sự quan tâm giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận

lợi của tập thể giảng viên khoa Chăn nuôi Thú y, Khoa Sau đại học - Trường Đại

học Nông lâm Thái Nguyên; Bộ môn Ký sinh trùng Viện Thú y Quốc Gia; Ban

lãnh đạo và tập thể phòng Chẩn đoán xét nghiệm Chi cục Thú y tỉnh Bắc Giang.

Nhân dịp này cho phép tôi được trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về

sự giúp đỡ tận tình, quý báu đó.

Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn Hội đồng cơ sở và hội đồng chấm luận

văn cấp Nhà nước đã giúp đỡ và cho phép tôi được bảo vệ bản luận văn này.

Tôi xin được cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp, người thân và gia đình đã

động viên, tạo điều kiện về thời gian, về vật chất và tinh thần để tôi hoàn

thành tốt khoá học.

Thái Nguyên, tháng 10 năm 2010

Tác giả

Hoàng Văn Dƣ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU........................................................................................................ 1

Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................. 4

1.1. Cơ sở khoa học của đề tài..................................................................... 4

1.1.1. Những hiểu biết về cầu trùng thỏ ................................................... 4

1.1.2. Thành phần loài cầu trùng thỏ........................................................ 4

1.1.3. Đặc điểm, hình thái, kích thước các loài cầu trùng thỏ đã được

nghiên cứu..................................................................................... 5

1.1.4. Cấu trúc của Oocyst cầu trùng ...................................................... 9

1.1.5. Vòng đời của cầu trùng thỏ .......................................................... 10

1.1.6. Tính chuyên biệt của cầu trùng .................................................... 14

1.1.7. Sức đề kháng của cầu trùng.......................................................... 15

1.1.8. Miễn dịch học bệnh cầu trùng ...................................................... 17

1.1.9. Nghiên cứu về miễn dịch cầu trùng ở vật nuôi ............................. 17

1.2. Bệnh cầu trùng thỏ ............................................................................. 24

1.2.1. Thiệt hại về kinh tế do bệnh cầu trùng thỏ gây ra ......................... 24

1.2.2. Dịch tễ học của bệnh cầu trùng thỏ .............................................. 25

1.2.3. Đường truyền lây ......................................................................... 27

1.2.4.Cơ chế sinh bệnh của bệnh cầu trùng thỏ ...................................... 29

1.2.5. Triệu chứng, bệnh tích của bệnh cầu trùng thỏ............................. 30

1.2.6. Chẩn đoán bệnh cầu trùng thỏ...................................................... 34

1.2.7. Phòng và điều trị bênh cầu trùng thỏ............................................ 35

1.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ......................................... 39

1.3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước ................................................. 39

1.3.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.............................................. 40

Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU............................................................................. 41

2.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu ....................................................... 41

2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu....................................................... 42

2.3. Nội dung nghiên cứu.......................................................................... 43

2.3.1. Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh cầu trùng thỏ .............. 43

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.3.2. Xác định loài cầu trùng ký sinh trên thỏ ..................................... 43

2.3.3. Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh cầu trùng ở thỏ ............................. 43

2.3.4. Thử nghiệm phác đồ điều trị bệnh cầu trùng thỏ ......................... 43

2.4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................... 43

2.4.1. Phương pháp lấy mẫu .................................................................. 43

2.4.2. Phương pháp xác định các chỉ tiêu nghiên cứu............................. 44

2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu............................................................ 48

Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.............................. 51

3.1. Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ của bệnh cầu trùng thỏ .. 51

3.1.1. Kết quả xác định tỷ lệ nhiễm cầu trùng trên giống thỏ nội và thỏ

New Zealand tại một số huyện của tỉnh Bắc Giang...................... 51

3.1.2. Kết quả xác định cường độ nhiễm cầu trùng trên giống thỏ nội và

thỏ New Zealand tại một số huyện của tỉnh Bắc Giang................ 52

3.1.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng theo lứa tuổi thỏ ................... 55

3.1.4. Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng thỏ theo mùa vụ.................... 62

3.1.5. Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng theo tình trạng vệ sinh thú y . 65

3.1.6. Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng thỏ theo trạng thái phân ........ 68

3.2. Kết quả xác định loài cầu trùng ký sinh ở thỏ..................................... 72

3.3. Kết quả nghiên cứu một số triệu chứng lâm sàng và bệnh tích ở thỏ

mắc bệnh cầu trùng............................................................................ 76

3.3.1. Kết quả theo dõi các biểu hiện lâm sàng của thỏ mắc bệnh cầu trùng..... 76

3.3.2. Bệnh tích của thỏ mắc bệnh cầu trùng.......................................... 78

3.3.3. Kết quả thử nghiệm phác đồ điều trị và hướng dẫn điều trị bệnh

cầu trùng thỏ................................................................................ 82

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ........................................................... 87

1. Kết luận ................................................................................................ 87

2. Tồn tại................................................................................................... 88

3. Đề nghị ................................................................................................. 88

TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 89

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Nghĩa trong luận văn

E : Eimeria

TP. Bắc Giang : Thành phố Bắc Giang

H. Hiệp Hoà : Huyện Hiệp Hoà

VSTY : Vệ sinh thú y

TT : Thể trọng

N.Zealand : New Zealand

SMKT Số mẫu kiểm tra

SMN Số mẫu nhiễm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ

TRONG LUẬN VĂN

Hình 1.1. Hình dạng các Oocyst gây bệnh cầu trùng thỏ ................................8

Hình 1.2. Vị trí ký sinh của các loài cầu trùng thỏ ...........................................8

Hình 1.3.Chu trình sinh học phát triển của cầu trùng.....................................10

Bảng 3.1 Tỷ lệ nhiễm nhiễm cầu trùng trên giống thỏ nội và thỏ New

Zealand tại một số huyện của tỉnh Bắc Giang.................................51

Bảng 3.2. Cường độ nhiễm cầu trùng thỏ tại một số huyện thuộc tỉnh Bắc Giang....53

Bảng 3.3. Tỷ lệ nhiễm cầu trùng ở thỏ nội theo lứa tuổi ................................57

Bảng 3.4. Tỷ lệ nhiễm cầu trùng ở thỏ New Zealand theo lứa tuổi ................58

Bảng 3.5. Cường độ nhiễm cầu trùng thỏ theo lứa tuổi tại một số huyện

thuộc tỉnh Bắc Giang......................................................................59

Hình 3.1. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm cầu trùng của hai giống thỏ nội và thỏ New

Zealand theo lứa tuổi......................................................................62

Bảng 3.6. Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng thỏ theo mùa vụ .....................64

Hình 3.2. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm cầu trùng thỏ theo mùa vụ ..............................65

Bảng 3.7. Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng theo tình trạng vệ sinh thú y...........66

Hình 3.3. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm cầu trùng thỏ theo tình trạng vệ sinh thú y......68

Bảng 3.8. Tỷ lệ nhiễm cầu trùng thỏ theo trạng thái phân..............................69

Bảng 3.9. Cường độ nhiễm cầu trùng thỏ theo trạng thái phân ......................71

Hình 3.4. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm cầu trùng thỏ theo trạng thái phân ..................72

Bảng 3.10. Tổng hợp, định loại thành phần loài cầu trùng ở thỏ....................74

Bảng 3.11. Tỷ lệ nhiễm từng loài cầu trùng đã được phát hiện tại Bắc Giang.....75

Bảng 3.12. Tỷ lệ và những biểu hiện lâm sàng của thỏ nhiễm cầu trùng........77

Bảng 3.13.Tỷ lệ các bệnh tích đại thể ở cơ quan tiêu hoá của thỏ mắc

bệnh cầu trùng................................................................................79

Bảng 3.14. Kết quả xác định bệnh tích vi thể của thỏ nhiễm cầu trùng. ........81

Bảng 3.15. Hiệu quả của một số phác đồ điều trị bệnh cầu trùng thỏ.............84

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề

Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi nước ta đã có những bước

phát triển vượt bậc, số lượng, chất lượng gia súc, gia cầm ngày một nâng cao

đã và đang đem lại nguồn lợi kinh tế đáng kể cho người chăn nuôi. Tuy nhiên

cùng với sự phát triển của ngành, tình hình dịch bệnh trên đàn vật nuôi diễn

biến hết sức phức tạp, nhiều dịch bệnh nguy hiểm như dịch Cúm gia cầm

H5N1, dịch “tai xanh” ở lợn, dịch LMLM … đã làm giảm đáng kể số lượng

gia súc, gia cầm và gây thiệt hại nghiêm trọng đối với ngành chăn nuôi. Do đó

việc tìm ra loài động vật khác có thể cung cấp nguồn thực phẩm thay thế đã

được nhiều người quan tâm, trong đó thỏ là loài động vật đang được nhiều

người chú ý.

Phong trào chăn nuôi thỏ ở Việt Nam vài năm gần đây đang phát triển

mạnh do tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm ngày càng phức tạp và

nhu cầu ngày càng tăng về tiêu thụ thịt thỏ. Chăn nuôi thỏ với mục đích lấy thịt

vì thịt thỏ ngon và bổ dưỡng, thịt thỏ có hàm lượng protein cao (21%) và hàm

lượng mỡ thấp (10%) giàu chất khoáng (1,2%) (Nguyễn Thiện, 2007[30]) nên

là món ăn cần thiết cho nhiều người. Chăn nuôi thỏ vốn đầu tư ban đầu thấp,

chuồng trại có thể tận dụng các vật liệu sẵn có, rẻ tiền, tận dụng được lao động

nhàn rỗi ở nông thôn. Thỏ rất dễ nuôi, thức ăn dễ kiếm chủ yếu là rau, cỏ, lá

cây. Tuy nhiên, chăn nuôi thỏ thành công cần phải nắm vững các kỹ thuật chăn

nuôi thỏ, cách chọn giống và đặc biệt là công tác vệ sinh phòng bệnh.

Thỏ là loại gia súc yếu, sức đề kháng kém dễ cảm nhiễm các mầm bệnh

và phát triển dịch do các yếu tố của môi trường ngoại cảnh gây nên. Khi mắc

bệnh thỏ dễ chết, có khi chết hàng loạt, một trong các bệnh thường gặp nhất

trong chăn nuôi thỏ là bệnh cầu trùng, đây là bệnh phổ biến dễ gây thiệt hại

trong chăn nuôi thỏ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ở nước ta đã có nhiều nghiên cứu về bệnh cầu trùng như công trình

nghiên cứu về bệnh cầu trùng gà của Bạch Mạnh Điều (2004) [4], nghiên cứu

về cầu trùng lợn của Lâm Thị Thu Hương (2002) [8], nghiên cứu của Nguyễn

Thị Kim Lan và cs (2005) [12]…Song, các nghiên cứu về cầu trùng thỏ còn

quá ít, các biện pháp phòng và trị bệnh cho thỏ hầu như chưa được quan tâm.

Bắc Giang là một tỉnh trung du miền múi, những năm qua nghề nuôi

thỏ đã và đang phát triển. Theo thống kê đến tháng 12/ 2009 toàn tỉnh có

7.580 con thỏ, tập trung nuôi nhiều tại các huyện Tân Yên, Hiệp Hòa, Lục

Ngạn và Thành phố Bắc Giang. Trong điều kiện chăn nuôi của địa phương,

dịch bệnh trên đàn thỏ vẫn thường xuyên xảy ra trong đó có bệnh cầu trùng

gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người chăn nuôi. Thực tế cho thấy người chăn

nuôi chỉ dùng thuốc điều trị cho thỏ khi đã xuất hiện các triệu chứng bệnh rõ

rệt mà thiếu quan tâm đến khâu phòng bệnh từ bên ngoài hoặc thậm chí

không biết cách điều trị bệnh cho thỏ.

Xuất phát từ yêu cầu thực tế chăn nuôi thỏ tại Bắc Giang, chúng tôi

thực hiện đề tài: “Nghiên cứu bệnh cầu trùng ở đàn thỏ nuôi tại tỉnh

Bắc Giang và biện pháp phòng trị”.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung

Nghiên cứu tình hình nhiễm cầu trùng trên đàn thỏ nuôi ở một số địa

phương của tỉnh Bắc Giang. Từ đó, đề ra giải pháp phòng, trị bệnh cầu trùng

nhằm bảo vệ sức khoẻ đàn thỏ và giảm thiệt hại về kinh tế do bệnh gây ra.

Mục tiêu cụ thể.

Xác định một số đặc điểm dịch tễ của bệnh cầu trùng, từ đó xây dựng

quy trình phòng và điều trị bệnh cầu trùng cho thỏ đạt hiệu quả cao.

Xác đinh tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng thỏ tại một số huyện thuộc

tỉnh Bắc Giang, những yếu tố liên quan tới khả năng nhiễm cầu trùng ở thỏ

như lứa tuổi, mùa vụ, tình trạng vệ sinh thú y.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!