Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghĩa tình thái đạo lí của câu trong thơ Việt Nam hiện đại
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
ĐẶNG THANH MAI
NGHĨA TÌNH THÁI ĐẠO LÍ
CỦA CÂU TRONG THƠ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
THÁI NGUYÊN - 2016
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
ĐẶNG THANH MAI
NGHĨA TÌNH THÁI ĐẠO LÍ
CỦA CÂU TRONG THƠ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
Chuyên ngành: Ngôn ngữ Việt Nam
Mã số: 60.22.01.02
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Nhung
THÁI NGUYÊN - 2016
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
khảo sát, thống kê, các kết quả nghiên cứu và những kết luận trong luận văn là
trung thực và chưa từng công bố ở bất kì công trình nào khác.
Tác giả luận văn
Đặng Thanh Mai
ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến TS. Nguyễn Thị
Nhung, cô đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
nghiên cứu để tôi có thể hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Luận văn này là kết quả của một quá trình học tập và nghiên cứu. Vì vậy,
tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến những người thầy, người cô đã giảng dạy các
chuyên đề cao học cho lớp Ngôn ngữ K22 (2014 - 2016) tại trường Đại học Sư
phạm - Đại học Thái Nguyên.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và những người thân đã luôn
ủng hộ động viên tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2016
Tác giả luận văn
Đặng Thanh Mai
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................ii
MỤC LỤC .........................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................iv
DANH MỤC BẢNG .......................................................................................... v
MỞ ĐẦU............................................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 1
2. Lịch sử vấn đề.................................................................................................. 2
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................... 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 4
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 5
6. Đóng góp mới của luận văn............................................................................. 5
7. Cấu trúc của đề tài ........................................................................................... 6
Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN ............................................................................. 6
1.1. Sơ lược về một số đơn vị ngôn ngữ liên quan đến đề tài ............................. 7
1.1.1. Câu............................................................................................................. 7
1.1.2. Từ............................................................................................................... 8
1.1.3. Tổ hợp từ ................................................................................................... 9
1.2. Khái quát về nghĩa tình thái và nghĩa tình thái đạo lí của câu ................... 10
1.2.1. Về khái niệm nghĩa tình thái của câu ...................................................... 10
1.2.2. Về phân loại nghĩa tình thái của câu ....................................................... 13
1.2.3. Nghĩa tình thái đạo lý của câu ................................................................. 18
1.3. Sơ lược về thơ và các tác phẩm thơ Việt Nam hiện đại ............................. 23
1.3.1. Sơ lược về thơ.......................................................................................... 23
1.3.2. Sơ lược về các tác phẩm thơ Việt Nam hiện đại trong sách giáo khoa
phổ thông .......................................................................................................... 27
iv
1.4. Tiểu kết ....................................................................................................... 34
Chương 2 KHẢO SÁT NGHĨA TÌNH THÁI ĐẠO LÍ CỦA CÂU TRONG
CÁC TÁC PHẨM THƠ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI......................................... 35
2.1. Sắc thái khả năng hiện thực của nghĩa tình thái đạo lí trong các tác phẩm thơ
Việt Nam hiện đại.............................................................................................. 35
2.1.1. Khảo sát tư liệu........................................................................................ 35
2.1.2. Phương tiện biểu thị sắc thái khả năng hiện thực.................................... 41
2.2. Sắc thái khả năng phi hiện thực của nghĩa tình thái đạo lí trong các tác phẩm
thơ Việt Nam hiện đại........................................................................................ 51
2.2.1. Khảo sát tư liệu........................................................................................ 51
2.2.2. Phương tiện biểu hiện sắc thái khả năng phi hiện thực........................... 53
2.3. Sắc thái bắt buộc hiện thực của nghĩa tình thái đạo lí trong các tác phẩm thơ
Việt Nam hiện đại.............................................................................................. 55
2.3.1. Ví dụ ........................................................................................................ 55
2.3.2. Phương tiện biểu thị sắc thái bắt buộc hiện thực..................................... 58
2.4. Sắc thái bắt buộc phi hiện thực của nghĩa tình thái đạo lí trong các tác phẩm
thơ Việt Nam hiện đại........................................................................................ 65
2.4.1. Ví dụ ........................................................................................................ 65
2.4.2. Phương tiện biểu thị sắc thái bắt buộc phi hiện thực .............................. 67
2.5. Phân biệt bốn nhóm sắc thái của nghĩa tình thái đạo lí trong các tác phẩm
thơ Việt Nam hiện đại........................................................................................ 70
2.6. Tiểu kết ....................................................................................................... 72
Chương 3 GIÁ TRỊ NGHĨA TÌNH THÁI ĐẠO LÍ CỦA CÂU TRONG CÁC
TÁC PHẨM THƠ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI................................................... 73
3.1. Nghĩa tình thái đạo lí của câu với việc khắc họa nhân vật trong các tác phẩm
thơ Việt Nam hiện đại........................................................................................ 73
3.1.1. Nghĩa tình thái đạo lí với việc khắc họa nhân vật trữ tình - tác giả ....... 73
3.1.2. Nghĩa tình thái đạo lí với việc khắc họa các nhân vật trong thơ............. 79
v
3.2. Nghĩa tình thái đạo lí với việc thể hiện chủ đề trong các tác phẩm thơ Việt
Nam hiện đại...................................................................................................... 85
3.2.1. Nghĩa tình thái đạo lí góp phần thể hiện chủ đề giáo dục khát vọng sống
cho thế hệ trẻ...................................................................................................... 86
3.2.2. Nghĩa tình thái đạo lí góp phần bộc lộ chủ đề giáo dục ý thức, trách nhiệm
công dân............................................................................................................. 88
3.2.3. Nghĩa tình thái đạo lí góp phần bộc lộ chủ đề định hướng tình cảm cảm
xúc cho người đọc.............................................................................................. 90
3.3. Tiểu kết ....................................................................................................... 93
KẾT LUẬN....................................................................................................... 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 96
NGUỒN TRÍCH DẪN...................................................................................102
PHỤ LỤC
iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
NNT : Nghĩa tình thái
NTTĐL : Nghĩa tình thái đạo lí
NV : Ngữ văn
TV : Tiếng Việt
v
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Thống kê các tác phẩm thơ Việt Nam hiện đại.................................. 27
Bảng 2.1. Phân loại các phương tiện biểu thị sắc thái khả năng hiện thực theo đặc
điểm cấu tạo, từ loại và chức vụ ngữ pháp........................................ 48
Bảng 2.2. Số lượng và tỉ lệ các từ loại được dùng để biểu thị sắc thái khả năng
hiện thực ............................................................................................ 49
Bảng 2.3. Phân loại phương tiện biểu thị sắc thái khả năng phi hiện thực theo đặc
điểm cấu tạo, từ loại và chức vụ ngữ pháp........................................ 54
Bảng 2.4. Số lượng và tỉ lệ các từ loại được dùng để biểu thị sắc thái khả năng
phi hiện thực ...................................................................................... 55
Bảng 2.5. Phân loại các phương tiện biểu thị sắc thái bắt buộc hiện thực theo đặc
điểm cấu tạo, từ loại và chức vụ ngữ pháp........................................ 63
Bảng 2.6. Số lượng và tỉ lệ các từ loại và tổ hợp từ được dùng để biểu thị sắc thái
bắt buộc hiện thực ............................................................................. 64
Bảng 2.7. Phân loại các phương tiện biểu thị sắc thái bắt buộc phi hiện thực theo
cấu tạo, từ loại và chức vụ ngữ pháp................................................. 68
Bảng 2.8. Số lượng và tỉ lệ các từ loại được dùng để biểu thị sắc thái bắt buộc
phi hiện thực ...................................................................................... 69
Bảng 2.9. Đối chiếu các sắc thái nghĩa của nghĩa tình thái đạo lí..................... 70
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Vấn đề tình thái trong ngôn ngữ không phải là mới. Từ thời Hy Lạp cổ
đại, khái niệm tình thái của logic học đã được hình thành dựa trên tính hiện thực,
tính tất yếu và tính khả hữu trong ngôn ngữ tự nhiên với muôn vàn sắc thái đa
dạng. Trong những năm gần đây, sự quan tâm đến tình thái là một tất yếu trong
quá trình phát triển của ngôn ngữ học. Bởi lẽ nếu không quan tâm đến các bình
diện của tình thái, thì chúng ta không thể hiểu được bản chất của ngôn ngữ với
tư cách là công cụ con người dùng để phản ánh thế giới trong hoạt động nhận
thức và tương tác xã hội. Khi bắt gặp một phát ngôn của người này hay người
kia, trong nghĩa tường minh của câu, bên cạnh nội dung biểu thị nghĩa miêu tả,
chúng ta cần quan tâm một nội dung nghĩa biểu thị các mối quan hệ: quan hệ
giữa điều được nói đến trong câu với hiện thực khách quan, quan hệ giữa người
nói với điều được nói tới và với người nghe. Đó là nghĩa tình thái (NTT). Không
có NTT, nội dung được thể hiện trong câu nói chỉ là những mảng nguyên liệu
còn thiếu sự kết nối của các mối quan hệ. Cũng vì điều này mà nhà ngôn ngữ học
của Pháp - Ch. Bally đã nhận định rằng: “tình thái tính là linh hồn của phát
ngôn”.
Nghĩa tình thái đạo lí (NTTĐL) là một bộ phận của NTT, cho đến nay vẫn
chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ về các biểu hiện của nó trong những thể
loại văn bản khác nhau. Trong đời sống, NTTĐL có vai trò rất quan trọng trong
việc góp phần nâng cao hiệu quả giao tiếp. Trong các tác phẩm văn chương,
NTTĐL cũng có đóng góp lớn vào việc tạo nên giá trị nội dung và nghệ thuật.
Thơ ca là thể loại văn học ra đời từ rất sớm trong đời sống con người, nó
tồn tại với sức sống mạnh mẽ suốt chiều dài lịch sử của nhân loại. Thơ Việt Nam
cũng không nằm ngoài sự vận động và biến đổi của thơ ca nhân loại. Đến thế kỷ
XX, thơ ca trên thế giới đã có nhiều nỗ lực cách tân với các trường phái gây ảnh
2
hưởng nhiều mặt trong đời sống và sáng tạo thơ ca Việt Nam. Thơ Việt Nam từ
đầu thế kỷ XX đến nay vẫn tiếp tục nằm trong quá trình hiện đại hóa và có những
đóng góp không nhỏ về nội dung tư tưởng và hình thức thể hiện cho nền văn học
nước nhà. Vì thế, rất nhiều tác phẩm thơ tiêu biểu cho từng giai đoạn phát triển
của thơ Việt Nam hiện đại được lựa chọn đưa vào giảng dạy trong nhà trường
phổ thông. Những tác phẩm này đều tập trung vào các vấn đề cơ bản của thời đại
đồng thời có giá trị ở mọi phương diện. Vì vậy, việc tìm hiểu các tác phẩm thơ
Việt Nam hiện đại trong chương trình trường phổ thông sẽ giúp chúng ta hiểu rõ
hơn về vị trí và sự cách tân mới mẻ của thơ Việt Nam hiện đại trong tiến trình
phát triển của thơ ca Việt Nam.
Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có một công trình nào nghiên cứu về
NTTĐL của câu trong các tác phẩm thơ Việt Nam hiện đại được đưa vào giảng
dạy trong nhà trường phổ thông. Do đó chúng tôi xác định vấn đề nghiên cứu
của luận văn là “Nghĩa tình thái đạo lí của câu trong các phẩm thơ Việt Nam
hiện đại”.
2. Lịch sử vấn đề
Trên thế giới và trong nước, đã có một số công trình nghiên cứu về
NTTĐL.
Các nhà ngôn ngữ học nổi tiếng thế giới như Lyons, Palmer đều đã tìm
hiểu và đưa ra những nhận định ban đầu về NTTĐL trong quan hệ so sánh với
với nghĩa tình thái nhận thức. Lyons đã chia tình thái thành hai loại, đó là tình
thái nhận thức và tình thái đạo lí.
Ở Việt Nam, nhiều nhà ngôn ngữ học cũng đã tìm hiểu và nghiên cứu về
NTTĐL.
Trong Cơ sở ngữ nghĩa phân tích cú pháp, Nguyễn Văn Hiệp đã đề cập
đến sự đối lập giữa tình thái nhận thức và tình thái đạo nghĩa. Dẫn theo lí thuyết
của Palmer, tác giả đã đưa ra khái niệm về tình thái đạo nghĩa và phân loại nó.
“Đây là loại tình thái có liên quan đến nhân tố ý chí của người nói. Nếu như tình
3
thái nhận thức chỉ ra vị thế hiểu biết của người nói, bao gồm cả sự xác nhận
cũng như những đảm bảo cá nhân của người nói đối với điều anh ta nói ra thì
tình thái đạo nghĩa lại liên quan đến tính hợp thức về đạo đức hay các chuẩn
mực xã hội đối với hành động do một người nào đó hay chính người nói thực
hiện” [23, tr.110]. Tác giả đã chia NTTĐL thành bốn nhóm: hiện thực, bắt buộc,
phi hiện thực và cấm đoán.
Nguyễn Văn Hiệp và Lê Đông ở bài viết “Khái niệm tình thái trong ngôn
ngữ học” trong Tạp chí Ngôn ngữ đã đề cập đến vấn đề phân loại các kiểu ý
nghĩa thuộc phạm trù tình thái, trong đó có tình thái đạo lí và đồng thời cũng tiến
hành phân biệt tình thái đạo lí với tình thái nhận thức.
Nguyễn Thị Lương với Tiểu từ tình thái dứt câu dùng để hỏi với việc biểu
thị các hành vi ngôn ngữ trong tiếng Việt và Lưu Văn Hưng với Tình thái nhận
thức trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu cũng đã nhắc đến NTTĐL khi các tác
giả phân biệt loại nghĩa này với tình thái nhận thức.
Nguyễn Thị Nhung trong Đề cương bài giảng Một số vấn đề cơ bản về
ngữ nghĩa học (trên cứ liệu tiếng Việt) đã đưa ra quan niệm về NTTĐL, các sắc
thái của NTTĐL đồng thời chỉ rõ mối quan hệ của NTTĐL với các nghĩa tình
thái khác.
Bên cạnh những công trình đề cập đến lí luận chung về NTTĐL, chúng ta
cần phải nói tới những công trình nghiên cứu ứng dụng lí thuyết NTTĐL vào câu
tiếng Việt. Trước hết cần kể tới bài viết Nghĩa tình thái đạo lí của câu trong các
văn bản văn học giảng dạy ở trường Trung học phổ thông của Nguyễn Thị
Nhung. Trên cơ sở khảo sát được 326 câu chứa NTTĐL cùng 97 phương tiện thể
hiện NTTĐL trong tất cả các văn bản văn học ở sách Ngữ văn THPT, tác giả đã
tập trung mô tả 4 sắc thái NTTĐL, đưa ra các kết luận khái quát nhất về NTTĐL.
Tiếp theo phải kể đến các Khóa luận tốt nghiệp liên quan đến NTTĐL,
Phan Thị Thương với Nghĩa tình thái đạo nghĩa trong câu văn của tác phẩm Tắt
đèn - Ngô Tất Tố và Nguyễn Thị Liên trong Nghĩa tình thái đạo nghĩa của câu trong