Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghĩa tình thái của phó từ đứng sau trong ngữ đoạn vị từ tiếng việt và cách chuyển dịch chúng sang tiếng anh
PREMIUM
Số trang
160
Kích thước
1.9 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
736

Nghĩa tình thái của phó từ đứng sau trong ngữ đoạn vị từ tiếng việt và cách chuyển dịch chúng sang tiếng anh

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

------------------------

CHÂU VĂN THỦY

NGHĨA TÌNH THÁI CỦA PHÓ TỪ ĐỨNG SAU

TRONG NGỮ ĐOẠN VỊ TỪ TIẾNG VIỆT

VÀ CÁCH CHUYỂN DỊCH SANG TIẾNG ANH

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học

Mã số: 8229020

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Đà Nẵng - Năm 2018

2

Công trình được hoàn thành tại

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Bùi Trọng Ngoãn

Phản biện 1: ………………………………………………..

Phản biện 2: ………………………………………………..

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn

tốt nghiệp thạc sĩ ngôn ngữ học họp tại trường Đại học sư

phạm- Đại học Đà Nẵng vào ngày ….. tháng ….. năm 2018

Có thể tìm hiểu luận văn tại:

Thư viện Trường Đại học Sư phạm- ĐHĐN

Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm- ĐHĐN

3

A. PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Phó từ là một từ loại nằm trong hệ thống phụ từ, có tần số xuất

hiện khá cao trong tiếng Việt. Chúng có khả năng hoạt động rất linh

hoạt, đồng thời mối quan hệ giữa các phó từ với vị từ trong tiếng Việt

cũng khá phong phú và thú vị. Trong “Hư từ trong tiếng Việt hiện đại”

(1988), Nguyễn Anh Quế đã khái quát: “Phó từ là một từ loại hết sức

phức tạp cả về ý nghĩa lẫn về chức năng” [45, tr. 65].

Tình thái và các phương tiện biểu thị tình thái trong ngôn ngữ đã

được nhiều nhà ngôn ngữ học nghiên cứu khai thác. Đến nay đã có rất

nhiều công trình nghiên cứu về tiểu từ tình thái, động từ tình thái, trợ

từ tình thái, quán ngữ tình thái. Tuy nhiên, nghiên cứu tính tình thái

của phó từ, đặc biệt các phó từ đứng sau là một vấn đề chưa được

nghiên cứu đầy đủ và chuyên sâu. Phần lớn khi nghiên cứu về phó từ,

các tác giả trước đây chỉ tập trung nghiên cứu đến các phạm trù ngữ

pháp của phó từ về vị trí, chức năng, khả năng kết hợp cũng như phân

chia phó từ thành các nhóm nghĩa khác nhau.

Với vai trò là một cán bộ đang công tác trong ngành giáo dục, liên

quan đến công tác chỉ đạo dạy và học ngôn ngữ là tiếng Việt và tiếng

Anh, chúng tôi nhận thấy rằng việc nghiên cứu này sẽ mang lại nhiều

hữu ích cho bản thân trong quá trình công tác. Thực tế, phó từ cũng đã

được đưa vào chương trình Ngữ văn hiện hành, nhưng chỉ dừng lại ở

những phó từ thường gặp và nghĩa của phó từ cũng chỉ dừng lại ở đặc

trưng nghĩa miêu tả. Song song với đó, khi giảng dạy ngữ pháp tiếng

Anh ở bậc trung học, phó từ (adverbs) cũng là vấn đề gây nhiều khó

khăn cho không chỉ học sinh mà cả giáo viên.

Với những lý do trên, chúng tôi hi vọng rằng luận văn "Nghĩa

tình thái của phó từ đứng sau trong ngữ đoạn vị từ tiếng Việt và

4

cách chuyển dịch chúng sang tiếng Anh" sẽ góp thêm một góc nhìn

về ý nghĩa tình thái của phó từ đứng sau trong NĐVT tiếng Việt, từ đó

góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy Việt ngữ và Anh ngữ trong

trường phổ thông hiện nay.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu của vấn đề

2.1. Những công trình nghiên cứu về phó từ và phó từ đứng sau

trong ngữ đoạn vị từ tiếng Việt

Nghiên cứu về phó từ đặc biệt là phó từ đứng sau trong NĐVT

tiếng Việt đã được nhiều nhà Việt ngữ học quan tâm:

Trong Ngữ pháp tiếng Việt của Ủy ban Khoa học Xã hội Việt

Nam (1983), các tác giả đã xếp phụ từ thuộc hư từ tiếng Việt: "Phụ từ

là từ biểu thị các nghĩa ngữ pháp về thời gian, về thể trạng, về mức

độ..... Nó không thể đảm nhiệm phần đề, phần thuyết trong nòng cốt.

Vai trò mà nó có thể đảm nhiệm là làm yếu tố cấu tạo của ngữ, nhưng

cũng không làm chính tố, mà chỉ làm phụ tố..." [56, tr.70-71].

Diệp Quang Ban và Hoàng Văn Thung (1991) đã chia phó từ thành

8 nhóm, nhưng chưa phân chia theo vị trí của phó từ trong NĐVT. Sau

này, Diệp Quang Ban trong (2008) đã phân chia một cách chi tiết các

nhóm phó từ. Đinh Văn Đức (2001) đã gọi chung những từ bổ nghĩa

cho động từ, tính từ là từ phụ. [19, tr. 185]. Bùi Minh Toán và Nguyễn

Thị Lương đã xác nhận nhóm phụ từ đứng sau gồm các nhóm phụ từ:

chỉ ý mệnh lệnh, cầu khiến; chỉ ý hoàn tất; chỉ kết quả; chỉ tự lực hay

tương hỗ; chỉ ý cộng tác; chỉ mức độ; chỉ sự tiếp diễn trong thời gian,

chỉ tính cấp thiết, chỉ tính chất không cấp thiết; chỉ hướng [50, tr. 84-

90]. Nguyễn Thị Ly Kha (2008) đã dùng khái niệm phụ từ dùng cho tất

cả các loại từ phụ nghĩa cho danh từ, động từ và tính từ. Theo đó, tác

giả đã chia các phụ từ phụ nghĩa cho động từ và tính từ thành 7 nhóm

[30, tr. 87-90]; chưa phân chia theo vị trí của phó từ trong NĐVT.

5

Trước đó, Đỗ Thị Kim Liên (1999), việc phân loại phó từ dựa vào vị

trí của phó từ trong ngữ đoạn vị từ đã được chú ý. Tác giả đã chia phó

từ đứng sau động từ- tính từ được chia thành 6 nhóm [32, tr.62-65]

2.2. Những công trình nghiên cứu về nghĩa tình thái

Đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về tình

thái. Nguyễn Văn Hiệp cho rằng tình thái “được biểu thị xuyên thấm

qua nhiều cấp độ ngôn ngữ khác nhau, từ ngữ điệu đến trật tự từ, từ các

phương tiện từ vựng đến các phương tiện ngữ pháp, từ những thành tố

thuộc bậc câu đến các thành tố thuộc bậc trên câu, bậc dưới câu…[28,

tr.1]. Ở trong nước, tình thái được nghiên cứu bởi các tác giả tiêu biểu

như Cao Xuân Hạo, Đỗ Thị Kim Liên, Nguyễn Văn Hiệp, Võ Đại

Quang, Hoàng Phê, Nguyễn Thiện Giáp, Bùi Minh Toán…. Các nhà

ngôn ngữ học nổi tiếng nước ngoài cũng nghiên cứu về tình thái như: J.

Lyons, M.A. Halliday F.R. Palmer, Perkins M.R….

2.3. Những công trình nghiên cứu về nghĩa tình thái của phó

từ đứng sau trong NĐVT tiếng Việt

Cho đến nay, đã có một số nhà ngôn ngữ học đề cập đến chức

năng biểu thị tình thái của phó từ. Đinh Văn Đức (2001) đã viết "Một

đặc điểm rất quan trọng của phần lớn từ phụ của động từ là ở chỗ các

từ này: …b) còn có khả năng diễn đạt ý nghĩa tình thái- thể hiện mục

đích phát ngôn mối quan hệ giữa người nói và thực tại” [19, tr.46].

Nguyễn Thị Ly Kha trong (2008) cũng xác nhận rằng "phụ từ

không thực hiện chức năng gọi tên (định danh), mà chỉ làm dấu hiệu cho

một loại ý nghĩa nào đó mà thôi".

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu trực tiếp của đề tài là nghĩa tình thái của

các phó từ đứng sau trong NĐVT tiếng Việt.

6

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Luận văn sẽ tập trung nghiên cứu tình thái nhận thức và tình thái

đánh giá của các phó từ đứng sau trong NĐVT tiếng Việt.

Nguồn ngữ liệu để phân tích được rút ra từ các tác phẩm văn

chương của các tác giả lớn của văn học Việt Nam, từ điển tiếng Việt,

từ điển tiếng Anh, các tác phẩm tiếng Việt đã được dịch sang tiếng

Anh và một số trường hợp khẩu ngữ mà tác giả thu thập được.

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

4.1. Mục đích nghiên cứu

- Chỉ ra được nghĩa tình thái (hoặc cơ cấu nghĩa tình thái) của

từng phó từ đứng sau trong NĐVT tiếng Việt.

- Đề xuất cách chuyển dịch những phó từ đứng sau NĐVT này

sang tiếng Anh.

4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Xác lập danh sách ( nhóm) các phó từ đứng sau trong tiếng Việt.

- Phân tích, miêu tả các nét nghĩa tình thái của từng phó từ đứng sau;

- Tìm ra từ đồng nghĩa của chúng trong tiếng Anh; đối với những

trường hợp có khoảng trống từ vựng, tìm cụm từ tương đương hoặc các

phương thức ngữ pháp để diễn đạt tương đương.

5. Phương pháp nghiên cứu

Chúng tôi chủ yếu sử dụng phương pháp miêu tả, gồm:

+ Thủ pháp miêu tả bên trong bao gồm thủ pháp khảo sát, thủ

pháp thống kê, thủ pháp phân loại.

+ Thủ pháp miêu tả bên ngoài bao gồm thủ pháp phân tích ngôn

cảnh và các thủ pháp thử nghiệm để phân tích nghĩa tình thái.

Ngoài ra, phương pháp đối chiếu diễn dịch cũng được sử dụng để

tìm cách chuyển dịch tương đương trong tiếng Anh. Chúng tôi không

nhằm vào so sánh, đối chiếu phó từ trong tiếng Việt và tiếng Anh mà

7

tìm cách chuyển dịch trong trường hợp có từ tương đương và cả khi

không có từ tương đương trong tiếng Anh (khoảng trống từ vựng).

6. Đóng góp của luận văn

Về lý luận: luận văn sẽ góp phần nghiên cứu các nét nghĩa tình

thái đặc trưng của các phó từ đứng sau trong NĐVT tiếng Việt. Từ đó,

luận văn sẽ góp phần làm sáng tỏ hơn vai trò, chức năng của phó từ

đứng sau trong NĐVT tiếng Việt với tư cách là một hư từ biểu đạt tình

thái, mở ra một hướng mới trong việc nghiên cứu nghĩa tình thái của

phó từ nói chung trong tiếng Việt cũng như tiếng Anh.

Về thực tiễn, kết quả nghiên cứu sẽ bổ sung thêm một tư liệu cho

việc dạy và học Việt ngữ và Anh ngữ trong nhà trường và cả người

nước ngoài học tiếng Việt như một ngoại ngữ.

7. Bố cục của luận văn

Ngoài các phần mở đầu, kết luận, luận văn gồm có ba chương:

Chương I. Những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài.

Chương II. Khảo sát nghĩa tình thái của các phó từ đứng sau

trong ngữ đoạn vị từ tiếng Việt.

Chương III. Cách chuyển dịch các phó từ đứng sau trong ngữ

đoạn vị từ tiếng Việt sang tiếng Anh

CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1. Tình thái trong ngôn ngữ

1.1.1. Khái niệm tình thái trong ngôn ngữ học

Khái niệm tình thái (modality, modalité) được hiểu không giống

nhau ở các khuynh hướng ngôn ngữ khác nhau. V.Z. Panfilov đã từng

nhận xét rằng "không có phạm trù nào mà bản chất ngôn ngữ học và

thành phần các ý nghĩa bộ phận lại gây ra nhiều ý kiến khác biệt và đối

lập nhau như phạm trù tình thái" [dẫn theo 52, tr.242].

8

Những gì chúng tôi trình bày trong luận văn này là tổng hợp các

quan niệm từ các nhà nghiên cứu đi trước:

Logic học quan tâm nhiều đến giá trị đúng sai còn gọi là tính

đúng/ sai của mệnh đề. Do vậy, tình thái logic luôn được giới hạn trong

tính xác thực của sự tình gồm tính tất yếu, tính khả năng và tính hiện

thực. Như vậy, tình thái (hay modus) trong logic học "có thể được xem

là tình thái khách quan chỉ nhằm vào một số kiểu quan hệ chung nhất

của phán đoán với hiện thực, xem đó như là một đặc trưng nội tại của

bản thân cấu trúc chủ - vị từ logic, hoàn toàn trừu tượng hóa khỏi

những nhân tố giao tiếp [36, tr.8].

Trong ngôn ngữ, tình thái cũng đã trở thành vấn đề được các nhà

nghiên cứu ngôn ngữ quan tâm từ rất lâu. Bất kỳ phát ngôn nào cũng

có sở chỉ rõ ràng về người nói, người nghe, nhằm mục đích giao tiếp

nào đó đối với nội dung mệnh đề xét trong quan hệ với đối tượng giao

tiếp cũng như các nhân tố khác trong hiện thực và hoàn cảnh giao tiếp.

Charles Bally đã đưa ra gợi ý về sự phân biệt hai thành phần trong

cấu trúc nghĩa của câu đó là dictum (ngôn liệu) và modus (tình thái).

Dictum thì gắn với chức năng kinh nghiệm (chức năng miêu tả) của

ngôn ngữ. Modus thì gắn với phương diện chủ quan của phát ngôn, với

tình cảm, ý chí, thái độ, đánh giá và nhận định của người nói đối với

nội dung mệnh đề xét trong chiều kích quan hệ với thực tế, quan hệ với

người đối thoại và quan hệ với hoàn cảnh giao tiếp [27, tr.87].

1.1.2. Phân loại các nghĩa tình thái

Có thể nói rằng từ cách quan niệm khác nhau của các nhà ngôn

ngữ học về khái niệm tình thái, chúng tôi xin được nêu ra những cách

phân loại theo các hướng khác nhau như sau:

- O. Jespersen đã phân tình thái thành hai nhóm lớn là: (1)nhóm có

chứa thành tố ý chí (cầu khiến, ép buộc, nghĩa vụ, khuyên bảo, khẩn cầu,

9

khích lệ, cho phép, hứa hẹn, mong mỏi, ước vọng, dự tính) và (2)nhóm

không chứa thành tố ý chí (xác thực, đòi hỏi cần phải có, xác nhận, giả

định có cơ sở, hồ nghi, khả năng, điều kiện, giả thiết, nhượng bộ).

- V. Wright (1951), đã phân chia tình thái thành bốn loại: a. Tình

thái hiện thực (the alethic modes); b. Tình thái nhận thức (the

epistemic modes); c. Tình thái trách nhiệm (the deontic modes); d.

Tình thái tồn tại (the existential modes). [dẫn theo 43, tr.128]

- Danh sách của Rescher về các loại tình thái rất đa dạng. "Bên

cạnh các loại tình thái hiện thực, nhận thức, trách nhiệm, ông đề cập

đến các loại tình thái biểu thời (temporal), tình thái vọng cảm

(boulomaic), tình thái đánh giá (evaluative), tình thái nguyên nhân

(causal) và tình thái điều kiện (conditional)". [dẫn theo 43, tr.129]

- Theo Palmer, tình thái nhận thức được chia thành hai lớp cơ bản:

đánh giá (judgement) và bằng chứng (evidence). Tình thái đánh giá

gồm tất cả các khái niệm nhận thức, tính khả năng và sự cần thiết. Tình

thái trách nhiệm thường có một thuộc tính quan trọng, đó là tính phi

thực hữu (non - factual). F. Palmer cũng đã đề xuất một loại tình thái

thứ ba là tình thái “dynamic”. [dẫn theo 43, tr.129-130]

- J. Lyons phân chia tình thái chủ quan thành hai tiểu loại là tình

thái nhận thức (epistemic modality) và tình thái đạo nghĩa (deontic

modality).[dẫn theo 52, tr.244]

Các nhà ngôn ngữ học Việt Nam cũng đã có những cách nhìn

khác nhau về các nghĩa tình thái trong ngôn ngữ:

- Theo Diệp Quang Ban, nghĩa tình thái (còn gọi là nghĩa liên

nhân) trong câu là kiểu nghĩa phản ánh thái độ của người sử dụng vào

trong câu và ông chia nghĩa tình thái thành hai kiểu là tình thái của

hành động nói và tình thái của câu. [5, tr.104]

10

- Nguyễn Văn Hiệp đã nêu ra một số đối lập chủ yếu của tình thái

trong ngôn ngữ, bao gồm sự đối lập giữa tình thái nhận thức và tình

thái đạo nghĩa, giữa tình thái nhận thức và tình thái căn bản, giữa tình

thái hướng tác thể và tình thái của người nói, giữa tình thái của mục

đích phát ngôn và tình thái của lời phát ngôn. [27, tr.103-128]

1.2. Các phương tiện biểu thị tình thái trong ngôn ngữ

Võ Đại Quang (2009) đã nêu ra 3 con đường chuyển tải tình thái

trong ngôn ngữ là từ vựng hóa (lexicalisation), ngữ pháp hóa

(grammaticalisation) và ngôn điệu hóa (prosodifcation) [44, tr.25].

Chúng tôi khái quát ba phương tiện biểu đạt tình thái như sau:

1.2.1. Phương tiện ngữ âm

Các phương tiện ngữ âm biểu thị nghĩa tình thái thực chất là

những hiện tượng ngôn điệu mà người nói sử dụng trong phát ngôn.

1.2.2. Các phương tiện từ vựng

Trong tiếng Việt, từ vựng là phương tiện có vai trò quan trọng

trong chức năng biểu đạt ý nghĩa tình thái của câu.

1.2.3. Phương tiện ngữ pháp

Trong các ngôn ngữ biến hình (như tiếng Anh), thì (tense), thức

(mood) và thể (aspect) có vai trò quan trọng trong việc biểu thị các ý

nghĩa tình thái. Đối với các ngôn ngữ đơn lập, ý nghĩa ngữ pháp phụ

thuộc vào trật tự từ và tình thái được biểu thị thông qua các phương

thức đảo trật tự từ, thay đổi cấu trúc câu.

1.3. Phó từ đứng sau trong NĐVT tiếng Việt và nghĩa tình thái

của chúng

1.3.1. Phó từ đứng sau trong NĐVT tiếng Việt

1.3.1.1. Khái niệm phó từ

Từ quan niệm của các tác giả về phó từ cũng như đặc trưng

của nó, chúng tôi tổng hợp các đặc điểm của phó từ như sau:

11

+ Về ý nghĩa: Phó từ có tính chất hư, chuyên biểu thị ý nghĩa ngữ

pháp tình thái cho vị từ về mức độ, thời gian, phạm vi, phương thức

góp phần cụ thể hóa nghĩa biểu hiện của vị từ trong câu.

+ Về quan hệ ngữ pháp: Phó từ giữ vai trò phụ trợ cho vị từ.

+ Về vị trí so với vị từ: Phó từ có 2 vị trí cơ bản: đứng trước và đứng

sau vị từ.

1.3.1.2. Phó từ đứng sau trong NĐVT tiếng Việt

Tổng hợp quan điểm của các tác giả Diệp Quang Ban, Đỗ Thị

Kim Liên, Đinh Văn Đức (2001), Bùi Minh Toán và Nguyễn Thị

Lương (2007) hay Nguyễn Thị Ly Kha (2008), chúng tôi xin chia phó

từ đứng sau trong NĐVT tiếng Việt thành các nhóm sau:

(1) Nhóm phó từ chỉ ý cầu khiến: đi, ngay, lên, thôi, với, đã, cho,

vào, nào

(2) Nhóm phó từ chỉ mức độ: lắm, quá, tuyệt, vô cùng, cực, hết ý

(3) Nhóm phó từ chỉ sự tiếp tục, lặp lại: lại, nữa, hoài, mãi, luôn

(4) Nhóm phó từ chỉ sự kết thúc, hoàn thành: xong, rồi, hết

(5) Nhóm phó từ chỉ kết quả: ra, được, mất, đi, phải

(6) Nhóm phó từ biểu thị phương hướng: ra, vào, lên, xuống, lại,

tới, về, sang

(7) Nhóm phó từ chỉ diễn biến của quá trình, đặc trưng: lên, ra, lại, đi

(8) Nhóm phó từ chỉ trạng thái, quá trình: ngay, liền, lập tức, tức

khắc, dần

(9) Nhóm phó từ chỉ cách thức hành động từ mình: lấy

(10) Nhóm phó từ chỉ sự nối kết, chung cùng, tác động qua lại:

nhau, cùng, với

(11) Nhóm phó từ chỉ sự sơ lược: qua, sơ, tạm

1.3.2. Nghĩa tình thái của phó từ đứng sau trong NĐVT tiếng Việt

12

Theo Hoàng Tuệ, các phương tiện biểu thị tính tình thái trong tiếng

Việt là "khá đa dạng và phong phú" [55, tr. 248].

Việc xác nhận tính tình thái của phó từ đã được Đinh Văn Đức

(1986) nêu lên: “các từ phụ của động từ và tính từ trong tiếng Việt đều

đồng thời tham gia diễn đạt tính tình thái” [18, tr.189].

Theo Nguyễn Văn Hiệp, tình thái của cấu trúc vị ngữ hạt nhân thể

hiện những dạng thức tồn tại của hành động, quá trình, trạng thái, tính

chất, quan hệ… . Đó là những đặc trưng như kéo dài/ không kéo dài, bắt

đầu/ kết thúc, điểm tính/ không điểm tính [28, tr.14].

1.4. Phần phụ sau trong NĐVT tiếng Anh

1.4.1. Phần phụ sau động từ trong NĐVT tiếng Anh

Tuy không cùng loại hình nhưng cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh cùng

có một đặc điểm chung là “trật tự cú pháp thường là chủ ngữ - vị ngữ -

bổ ngữ” [58, tr.67-68]. Chính vì đặc điểm này mà phần lớn các cấu

trúc câu của hai ngôn ngữ có tính tương đồng khá cao.

Đứng sau động từ có thể là danh từ, cụm từ hoặc một kết cấu chủ

- vị có chức năng như danh từ; là động từ hoặc cụm động từ; là tính từ

hoặc cụm tính từ; là đại từ; là giới từ; là phó từ hay cụm từ có chức

năng như phó từ

1.4.2. Phó từ đứng sau trong NĐVT tiếng Anh

Phó từ đứng sau động từ trong tiếng Anh gồm nhiều loại: phó từ

cách thức; phó từ thời gian; phó từ tần suất; phó từ mức độ;

1.4.3. Từ có chức năng như phó từ trong NĐVT tiếng Anh

Từ có chức năng như phó từ trong NĐVT tiếng Anh như: Tiểu

phó từ (Adverb particles); tiểu từ trong động từ nhiều từ (Particles in

phrasal verbs)

1.4.4. Cụm giới từ có chức năng như một phó từ.

13

CHƯƠNG 2

NGHĨA TÌNH THÁI CỦA PHÓ TỪ ĐỨNG SAU

TRONG NGỮ ĐOẠN VỊ TỪ TIẾNG VIỆT

2.1. Nghĩa tình thái của các nhóm phó từ đứng sau trong ngữ

đoạn vị từ tiếng Việt

Như đã đề cập trên, phó từ đứng sau trong NĐVT là nhóm các từ

có sự đa dạng về ngữ nghĩa, phức tạp về chức năng. Việc phân chia

phó từ thành các nhóm đôi khi có những trở ngại trong cách thức tiếp

cận cũng như kiến giải, phân tích vì rằng một phó từ lại tham gia biểu

hiện ở nhiều nhóm nghĩa khác nhau. Ví dụ phó từ ra đã tham gia biểu

thị nhiều nét nghĩa tình thái khác nhau trong các phát ngôn sau đây:

(1) Dạo này trông cô béo ra, đẹp ra, hồng hào ra.

(2) Nhà khoa học trẻ tuổi này đã phát hiện ra một định lý mới.

[41, tr.219]

(3) Nam từ trong nhà chạy ra.

Ở ví dụ (1), các nét nghĩa tình thái của các từ ra là: người nói đã

xác nhận quá trình chuyển biến của các sự tình “đẹp”, “hồng hào” và

“béo” theo hướng tăng và xác nhận các sự tình đã hiện hữu lúc phát

ngôn; đồng thời, người nói cũng đã thể hiện tình thái đánh giá về kết

quả chuyển biến của sự tình theo hướng tích cực.

Ý nghĩa tình thái của ra ở ví dụ (2) là người nói xác nhận đã có

một sự chuyển biến của sự tình "phát hiện" từ một phạm trù chưa ai

biết, đến hiện thực rõ ràng được mọi người công nhận. Đồng thời,

người nói đã khẳng định tính thực hữu của sự tình (định lý mới) đã

hiện diện, qua đó thể hiện sự thừa nhận kết quả của quá trình hành

động mà vị từ đứng trước ra thể hiện.

Trong ví dụ (3), ra thể hiện nhận thức của người nói về hướng di

chuyển của hoạt động chạy trong không gian. Ý nghĩa tình thái của ra

14

trong ví dụ này là: người nói đã xác nhận hành động “chạy” của Nam

là đang diễn ra theo hướng từ trong ra khỏi ngôi nhà, đồng thời người

nói cũng khẳng định tính thực hữu của hành vi đứng trước ra là hành

động sắp hoàn thành với hiện thực sự tình là sự có mặt của Nam.

2.1.1. Nghĩa tình thái của nhóm phó từ chỉ ý cầu khiến

Trong nhóm này, chúng tôi nghiên cứu các phó từ như: đi, ngay,

lên, thôi, với, đã, cho, vào, nào.

Với số lượng lớn, các phó từ cầu khiến đã tham gia biểu thị ý

nghĩa tình thái ở nhiều cung bậc khác nhau. Sắc thái biểu cảm đa dạng,

sinh động: ở mức độ cao như ra lệnh (đi, ngay), trung bình như yêu cầu

(lên, vào), và mức thấp hơn như đề nghị (thôi, với) hay kêu gọi, động

viên (vào). Về tính tình thái liên nhân, chúng tôi cũng có thể phân xuất

theo cấp bậc rằng: đối với các phó từ ngay, đi, vai người nói ngang

hàng hoặc trên vai người nghe, người được cầu khiến; đối với các phó

từ như với, vai người nói có thể dưới hàng hoặc gần gũi, thân thiết với

người được cầu khiến. Tính tình thái về thời gian cũng có thể được

xem xét theo hai bậc khác nhau, đó là hành động cầu khiến phải được

thực thi tức khắc, ngay sau khi người đưa ra hành động cầu khiến như

với ngay, đi, và thời gian thực thi hành động được cầu khiến có thể xảy

ra sau thời điểm nói như với nào, vào, lên, với, thôi.

2.1.2. Nghĩa tình thái của nhóm phó từ chỉ mức độ.

Chúng tôi tập trung vào các phó từ có tần số xuất hiện thường

xuyên trong tiếng Việt như lắm, quá, tuyệt, vô cùng, cực, hết ý, .

Xét về ý nghĩa tình thái về thái độ đánh giá, chúng tôi đề xuất chia

nhóm phó từ này theo nhóm dựa vào sắc thái biểu thị:

+ Nhóm phó từ chỉ chuyên biểu thị tình thái đánh giá tích cực:

tuyệt, tuyệt vời, cực điểm, hết ý, hết sảy, hết sẩy, hết mực.

+ Nhóm phó từ chỉ chuyên biểu thị tình thái đánh giá tiêu cực:

quá lắm, hết nổi, hết sức, hết nước.

15

+ Nhóm phó từ có thể được dùng trong hai trường hợp, biểu thị cả

hai sắc thái đánh giá tùy thuộc vào từng ngôn cảnh: lắm, quá, quá

chừng, quá đỗi, vô cùng, cực, cực kì, cực độ, cực điểm...

Xét về ý nghĩa tình thái đánh giá mức độ, chúng tôi có thể chia các

phó từ này theo thang độ tăng dần như sau: lắm, quá, tuyệt (tuyệt vời),

vô cùng, hết sức/ hết ý (hết mực, hết mức...), cực/ cực kì (cực độ, cực

điểm). Sự chênh nhau về mức độ của các phó từ này là không đáng kể.

2.1.3. Nghĩa tình thái của nhóm phó từ chỉ sự tiếp tục, lặp lại

Chúng tôi nghiên cứu các từ lại, nữa, hoài, mãi/ mãi mãi, luôn.

Ý nghĩa tình thái của nhóm phó từ này theo chúng tôi là tình thái

biểu thị mối quan hệ giữa nội dung phát ngôn với hiện thực. Tình thái

trong mối quan hệ này là người nói xác nhận hay khẳng định hiện thực

đang diễn ra hay đã kết thúc; có tính chất lặp lại, tiếp diễn. Bên cạnh

đó, người nói còn thể hiện thái độ đánh giá đối với hiện thực sự tình:

thích hay không thích; tích cực hay tiêu cực...

2.1.4. Nghĩa tình thái của nhóm phó từ chỉ sự kết thúc, hoàn thành:

xong, rồi, hết

Nhóm phó từ xong, rồi, hết thuộc nhóm biểu thị ý nghĩa tình thái

của người nói về việc xác nhận tính thực hữu của hành vi. Nghĩa tình

thái này thuộc phạm trù tình thái chỉ mối quan hệ giữa nội dung phát

ngôn với thực tế của sự tình, đó là sự hoàn thành, chấm dứt, kết thúc

của diễn biến một quá trình, đặc trưng hay hành động.

2.1.5. Nghĩa tình thái của nhóm phó từ chỉ kết quả

Trong nhóm này, chúng tôi nghiên cứu các từ ra, được, mất, đi, phải.

Khi sử dụng nhóm phó từ chỉ kết quả, người nói xác nhận về tính

thực hữu của sự tình, quá trình chuyển biến của vị từ và tình thái đánh

giá (tích cực hay tiêu cực) về hiện thực của sự tình. Trong nhóm này,

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!