Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghĩa tình thái của các loại trạng ngữ trong câu tiếng việt (khảo sát qua tuyển tập kịch “hồn trương ba da hàng thịt” của lưu quang vũ)
PREMIUM
Số trang
133
Kích thước
1.3 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
741

Nghĩa tình thái của các loại trạng ngữ trong câu tiếng việt (khảo sát qua tuyển tập kịch “hồn trương ba da hàng thịt” của lưu quang vũ)

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

TRỊNH BÍCH THÙY

NGHĨA TÌNH THÁI CỦA CÁC THÀNH PHẦN

TRẠNG NGỮ TRONG CÂU TIẾNG VIỆT (KHẢO SÁT QUA

TUYỂN TẬP KỊCH “HỒN TRƯƠNG BA DA HÀNG THỊT”

CỦA LƯU QUANG VŨ)

Chuyên ngành : Ngôn ngữ học

Mã số : 60.22.02.40

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Đà Nẵng, Năm 2017

Công trình được hoàn thành tại

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

Người hướng dẫn khoa học: TS. BÙI TRỌNG NGOÃN

Phản biện 1: TS. Trương Thị Nhàn

Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Chinh

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp

thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn họp tại Đại học Đà Nẵng vào

ngày 14 tháng 1 năm 2017.

Có thể tìm hiểu luận văn tại:

- Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng

- Thư viện trường Đại học Sư Phạm, Đại học Đà Nẵng

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Một trong những xu hướng mà các nhà ngôn ngữ học nói

chung và Việt ngữ học nói riêng đang quan tâm nhất hiện nay là

chức năng làm công cụ giao tiếp của ngôn ngữ và các bình diện làm

nên nghĩa của câu.

Trong cấu trúc câu, trạng ngữ (gia ngữ, trạng gia ngữ, bổ

ngữ của câu, thành phần tình huống) là một trong những thành phần

cú pháp đã được các nhà ngôn ngữ đề cập rất sớm trong các công

trình nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt. Trong đó nhiều vấn đề đã

được giải quyết một cách hợp lí: vai trò cú pháp của trạng ngữ trong

câu, đặc điểm ý nghĩa của trạng ngữ trong câu, hình thức thể hiện

của trạng ngữ trong câu. Tuy nhiên, cũng còn nhiều vấn đề chưa

được đề cập và giải quyết một cách thỏa đáng. Một trong số những

vấn đề đó có vấn đề nghĩa tình thái của thành phần trạng ngữ trong

câu tiếng Việt.

Các hiện tượng ngôn ngữ chỉ bộc lộ hết chức năng của nó

khi chúng tồn tại trong hoạt động hành chức. Bên cạnh khẩu ngữ tự

nhiên thì văn bản nghệ thuật là nơi các yếu tố ngôn ngữ thể hiện rõ

rệt nhất hiệu quả biểu đạt của chúng. Từ quan điểm đó, chúng tôi

chọn tuyển tập kịch của Lưu Quang Vũ làm đối tượng khảo sát, thực

hiện đề tài “Nghĩa tình thái của các loại trạng ngữ trong câu tiếng

Việt, khảo sát qua tuyển tập kịch “Hồn Trương Ba da hàng thịt” của

Lưu Quang Vũ”.

2. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài

Mục đích trung tâm của đề tài là miêu tả một cách đầy đủ về

nghĩa tình thái của thành phần trạng ngữ trong câu tiếng Việt.

Cùng với mục đích đó, đề tài phải thực thi các nhiệm vụ sau:

(1) Tái hiện bức tranh toàn cảnh về các loại trạng ngữ; miêu

tả về cấu trúc ngữ pháp, cấu trúc ngữ nghĩa của chúng.

(2) Làm rõ khả năng bổ sung ý nghĩa về tình huống của

thành phần trạng ngữ đối với nòng cốt câu. Trong đó, đề tài sẽ hướng

đến khía cạnh quan trọng nhất là khả năng tác động về phương diện

tình thái của các trạng ngữ này.

(3)Trong một chừng mực, đề tài còn hướng đến một nhiệm

vụ không kém phần quan trọng là tìm hiểu về khả năng tác động qua

2

lại giữa trạng ngữ và thành phần nòng cốt câu trên cả hai phương

diện nghĩa sự tình và nghĩa tình thái

3. Lịch sử nghiên cứu đề tài

Về tình thái, trên thế giới cũng đã có những công trình

chuyên sâu nghiên cứu về tình thái trong từng ngôn ngữ cụ thể hay

xuyên ngôn ngữ như: J.Lyons, F.R. Palmer, T.Givon.

Ở Việt Nam, phần lớn các tác giả: Cao Xuân Hạo; Nguyễn Văn

Hiệp; Diệp Quang Ban,... đã nghiên cứu sâu về các bình diện nghĩa tình

thái; các yếu tố biểu thị nghĩa tình thái trong câu nhưng chưa đề cập nhiều

đến nghĩa tình thái của các thành phần phụ trong câu.

Về trạng ngữ, như các tên gọi khác nhau của nó, trạng ngữ là

thông tin tình huống và do đó chúng có vai trò như một phông nền,

một khung cảnh để từ đó người nói đặt vào nội dung thông tin chính yếu.

Do đó, trạng ngữ là đối tượng quen thuộc của ngữ pháp học. Có thể liệt kê

các công trình đã đề cập và phân tích về trạng ngữ như sau:

- Trần Trọng Kim (1936), Việt Nam văn phạm, Nxb Thanh niên.

- Nguyễn Kim Thản (1991), Cơ sở ngữ pháp tiếng Việt, Nxb

Thành phố Hồ Chí Minh.

- Uỷ ban khoa học xã hội Việt Nam (1983), Ngữ pháp tiếng

Việt, Nxb Khoa học xã hội - Hà Nội.

- Diệp Quang Ban (2013), Ngữ pháp Việt Nam, Nxb Giáo

dục Việt Nam.

- Diệp Quang Ban (2013), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Giáo

dục Việt Nam.

- Cao Xuân Hạo (1991), Tiếng Việt sơ thảo ngữ pháp chức

năng, Nxb Giáo dục.

- Đỗ Thị Kim Liên (2002), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục

- Nguyễn Minh Thuyết (1998), Nguyễn Minh Thuyết -

Nguyễn Văn Hiệp, Thành phần câu tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc

gia Hà Nội

- Nguyễn Văn Hiệp (2007), Cú pháp tiếng Việt, Nxb Giáo

dục Việt Nam.

- Nguyễn Văn Hiệp, Cơ sở ngữ nghĩa phân tích cú pháp, Nxb

Giáo dục Việt Nam.

Nghiên cứu về ngôn ngữ Lưu Quang Vũ, đặc biệt về kịch

của Lưu Quang Vũ phải kể đến các công trình sau: Kịch pháp Lưu

Quang Vũ ( Phan Ngọc), Đóng góp của Lưu Quang Vũ đối với nền

3

văn học kịch Việt Nam ( Lưu Khánh Thơ), Về một mảng kịch của

Lưu Quang Vũ ( Hà Diệp), Lưu Quang Vũ và những vấn đề của đời

sống ( Cao Minh)... Gần đây nhất là tác giả Chu Thị Thùy Phương

với đề tài “ Hành động cầu khiến trong ngôn ngữ kịch Lưu Quang

Vũ”. Như vậy có thể khẳng định tuy đã được nghiên cứu ở nhiều góc

cạnh khác nhau nhưng thành phần trạng ngữ và nghĩa tình thái của

thành phần trạng ngữ trong kịch của Lưu Quang Vũ thì chưa được

tác giả nào nghiên cứu.

4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu đề tài

Đối tượng nghiên cứu: Các loại trạng ngữ trong câu văn Lưu

Quang Vũ qua năm vở kịch : (1) Hồn Trương Ba da hàng thịt; (2)

Ông vua hóa hổ;(3) Ngọc Hân công chúa;(4) Tôi và chúng ta;(5)

Điều không thể mất

Phạm vi nghiên cứu:

- Các công trình ngữ pháp học tiếng Việt

- Văn bản nghệ thuật kịch Lưu Quang Vũ

5. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài

Dựa vào Nguyễn Thiện Giáp, chúng tôi xác lập các thủ pháp

chính trong luận văn như sau: thủ pháp phân tích, miêu tả, thủ pháp

so sánh, thủ pháp cải biến,…

6. Đóng góp của đề tài

Thực hiện đề tài Nghĩa tình thái của thành phần trạng ngữ

trong câu tiếng Việt, khảo sát qua tuyển kịch “ Hồn Trương Ba da

hàng thịt” chúng tôi mong muốn:

- Đặt một điểm nhìn toàn cảnh về các loại trạng ngữ; đề xuất

cách nhận diện trạng ngữ về mặt ngữ pháp.

- Khái quát hóa các nghĩa sự tình và nghĩa tình thái của các

trạng ngữ

7. Cấu trúc đề tài

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận thì nội dung đề tài được

triển khai trong ba chương:

Chương 1: Những vấn đề lí luận liên quan đến đề tài

Chương 2: Đặc điểm cấu tạo và vị trí trong câu của các loại

trạng ngữ trong tuyển tập kịch “Hồn Trương Ba da hàng thịt” của

Lưu Quang Vũ

Chương 3: Nghĩa tình thái của các loại trạng ngữ trong tuyển

tập kịch “Hồn Trương Ba da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ

4

CHƢƠNG 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ TÌNH THÁI VÀ TÌNH

THÁI TRONG NGÔN NGỮ

1.1.1. Tình thái trong logic và tình thái trong ngôn ngữ.

Nghĩa tình thái là một bộ phận quan trọng của phát ngôn.

Nghĩa tình thái tham gia vào quá trình thực tại hóa, biến nội dung sự

tình còn ở dạng tiềm năng thành phát ngôn hiện thực. Nghĩa tình thái

cho biết, chẳng hạn sự tình nêu ra trong phát ngôn là hiện thực hay

khả năng, mức độ cam kết của người nói với độ tin cậy của thông tin,

đánh giá thái độ, tình cảm của người nói khi phát ngôn. Có thể hiểu

nghĩa tình thái là thành phần nghĩa của câu biểu thị thái độ, ý định,

mục đích hay quan hệ giữa người nói với người nghe, giữa người nói

với sự tình được phản ánh trong câu, giữa nội dung được phản ánh

trong câu với hiện thực khách quan.

Tình thái trong logic còn được gọi là tình thái khách quan vì

nó chỉ nhằm vào một số kiểu quan hệ chung nhất của phán đoán với

hiện thực và không quan tâm đến những nhân tố giao tiếp như: mục

đích, nhu cầu, ý chí, thái độ, tình cảm, đánh giá của những chủ thể

giao tiếp.

Tình thái trong ngôn ngữ thể hiện vai trò của người nói đối

với điều được nói ra trong câu hay còn gọi là tình thái chủ quan.

1.1.2. Các ý nghĩa của tình thái trong ngôn ngữ.

Chúng tôi nhận thấy rằng quan điểm của Nguyễn Văn Hiệp phù

hợp nhất với phạm vi và đối tượng nghiên cứu của đề tài chúng tôi.

(1) Các ý nghĩa khác nhau thể hiện sự đánh giá, thái độ, lập

trường của người nói đối với nội dung thông báo: người nói đánh giá

nội dung thông báo về độ tin cậy, về tính hợp pháp của hành động,

xem nó là điều tích cực (mong muốn) hay tiêu cực (không mong

muốn), là điều bất ngờ, ngoài chờ đợi hay bình thường, đánh giá về

tính khả năng, tính hiện thực của điều được thông báo,...

(2) Các ý nghĩa đối lập giữa khẳng định và phủ định đối với sự

tồn tại của sự tình.

(3) Những đặc trưng liên quan đến diễn tiến của sự tình, liên

quan đến khung ngữ nghĩa - ngữ pháp của vị từ cũng như mối quan

hệ giữa chủ thể được nói đến trong câu và vị từ ( ý nghĩa về thời, thể

5

và các ý nghĩa được thể hiện bằng vị từ tình thái, cho biết chủ thể có

ý định, có khả năng, mong muốn thực hiện hành động,...).

(4) Các ý nghĩa phản ánh các đặc trưng của phát ngôn và hành

động phát ngôn có liên quan đến ngữ cảnh, xét theo quan điểm, đánh

giá của người nói. Ví dụ, sự đánh giá của người nói về mức độ hiểu

biết của người nghe, sự đánh giá của người nói đối với các quan

điểm, ý kiến khác,...

(5) Các ý nghĩa thể hiện mục đích phát ngôn của người nói,

hay nói theo lí thuyết hành động ngôn từ, là thể hiện kiểu mục đích

tại lời mà người nói thực hiện (xác nhận, bác bỏ, thề, hỏi, ra lệnh,

yêu cầu, khuyên, mời,...) xét ở bình diện liên nhân (interpersonal),

thể hiện sự tác động qua lại giữa người nói và người đối thoại.

1.1.3. Các phương tiện biểu thị tình thái trong ngôn ngữ.

- Các phương tiện ngữ âm dùng để biểu thị tình thái trong

câu tiếng Việt thường là các hiện tượng ngôn điệu mà người nói chủ

tâm dùng trong câu như: ngữ điệu, trọng âm, thanh điệu nhằm thể

hiện thái độ, tình cảm hoặc đánh giá… Các phương tiện ngữ âm biểu

thị tình thái được sử dụng nhiều trong giao tiếp hàng ngày. Tuy

nhiên, trong các văn bản viết, để nhận biết các phương tiện ngữ âm

biểu thị tình thái thì cần phải dựa vào văn cảnh.

- Các phương tiện từ vựng: các phương tiện từ vựng được sử

dụng phổ biến và đóng vai trò quan trọng trong việc biểu thị các ý

nghĩa tình thái trong tiếng Việt. Chúng tôi thống nhất với hệ thống

các phương tiện từ vựng biểu thị tình thái trong công trình Cơ sở ngữ

nghĩa phân tích cú pháp của tác giả Nguyễn Văn Hiệp. Tác giả cho

rằng có 12 nhóm từ vựng biểu thị tình thái như sau:

[1] Các phó từ làm thành phần phụ của ngữ vị từ: đã, sẽ, đang, từng,

vừa, mới,...

[2] Các vị từ tình thái tính làm thành tố chính trong ngữ đoạn vị từ:

toan, định, cố, muốn, đành, được, bị, bỏ, hãy, đừng, chớ,...

[3] Các vị từ chỉ thái độ mệnh đề trong cấu trúc chỉ thái độ mệnh đề:

tôi e rằng, tôi sợ rằng, tôi nghĩ rằng,...

[4] Các quán ngữ tình thái: ai bảo, nói gì thì nói, ngó bộ, thảo nào,

tội gì, đằng thằng ra, kể ra, làm như thể,...

[5] Các vị từ ngôn hành trong kiểu câu ngôn hành ( với những điều

kiện về ngôi, về chỉ tố thời,...) như: ra lệnh, van, xin, đề nghị, yêu

cầu,...

6

[6] Các thán từ: ôi, eo ôi, chao ôi, ồ,...

[7] Các tiểu từ tình thái cuối câu và tổ hợp đặc ngữ (idiom) tương

đương: à, ư, nhỉ, nhé, thôi, chứ, đi, mất, thật, cũng nên, lại còn, thì

chết,...

[8] Các vị từ đánh giá và tổ hợp có tính đánh giá: may (là), may một

cái (là), đáng mừng (là), đáng tiếc (là),...

[9] Các trợ từ: đến, những, mỗi, nào, ngay, cả, chính, đích thị, đã,

mới, chỉ,...

[10] Các đại từ nghi vấn được dùng trong những câu phủ định - bác

bỏ (P làm gì ? P thế nào được ? ), các liên từ dùng trong các câu hỏi

( Hay P?, Hay là P?).

[11] Các từ ngữ chêm xen biểu thị tình thái: nó biết cóc gì, mua cha

nó cho rồi, hỏi cái đếch gì,...

[12] Các cặp quan hệ từ trong các kiểu câu điều kiện, giả định:

nếu...thì, giá....thì, cứ....thì,...

- Các phương tiện ngữ pháp: Trong các ngôn ngữ biến hình,

thời (tense) và thức (mood) của động từ có vai trò tích cực trong việc

biểu đạt các ý nghĩa tình thái. Còn đối với các ngôn ngữ không biến

hình, các phương tiện ngữ pháp thường được kể đến là đảo trật tự từ,

thay đối cấu trúc của câu để thực hiện mục đích của người nói muốn

nhấn mạnh vào điểm nào đó của phát ngôn. Ngoài ra, trong tiếng

Việt, các phương tiện ngữ pháp biểu thị ý nghĩa tình thái còn được

thể hiện ở các thành phần phụ của câu như: trạng ngữ, khởi ngữ,

thành phần chú thích, định ngữ. Một số kiểu câu chứa ý nghĩa tình

thái như: câu đơn đặc biệt, câu ghép đặc biệt, kiểu câu dưới bậc, kiểu

câu tỉnh lược, kiểu câu lặp lại chủ ngữ, kiểu câu trùng ngôn, kiểu câu

đẳng thức, câu khẳng định, câu phủ định.

1.2. TRẠNG NGỮ TRONG CÂU TIẾNG VIỆT

1.2.1. Khái niệm trạng ngữ trong câu tiếng Việt.

Trạng ngữ vốn là khái niệm quen thuộc trong ngôn ngữ học

được nhiều tác giả quan tâm và có những quan điểm khác nhau. Tuy

vậy, chúng tôi đã chọn ra một quan điểm để tiến hành nghiên cứu.

Theo đó, chúng tôi chọn quan điểm của tác giả Nguyễn Văn Hiệp

làm cơ sở. Tác giả cho rằng: “Trạng ngữ là thành phần phụ của câu,

có khả năng cải biến vị trí: đứng trước, đứng sau nòng cốt hoặc chen

vào giữa chủ ngữ và vị ngữ. Trạng ngữ bổ sung các ý nghĩa về không

7

gian, thời gian, mục đích, nguyên nhân, phương tiện,... cho sự tình

biểu đạt trong câu.”

1.2.2. Phân loại trạng ngữ trong câu tiếng Việt.

Chúng tôi chọn quan điểm của nhóm tác giả Nguyễn Minh

Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp về cách phân loại trạng ngữ trong câu

tiếng Việt để định hướng khảo sát, nghiên cứu. Trong công trình

Thành phần câu tiếng Việt, nhóm tác giả này đã phân loại trạng ngữ trên

bình diện nghĩa học, trong câu tiếng Việt có 8 loại trạng ngữ như sau:

a. Trạng ngữ chỉ không gian, nơi chốn

b. Trạng ngữ chỉ thời gian

c. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân

d. Trạng ngữ chỉ mục đích

e. Trạng ngữ hạn định, điều kiện

f. Trạng ngữ phương thức

g. Trạng ngữ chỉtác thể của hành động, kẻ tao tác hay hủy diệt.

h. Trạng ngữ nhượng bộ

1.2.3. Cấu tạo trạng ngữ trong câu tiếng Việt.

- Xét về cấu tạo hình thức của trạng ngữ: trạng ngữ được

đánh dấu và các trạng ngữ không được đánh dấu.

- Xét về cấu tạo bên trong của trạng ngữ: Trạng ngữ có thể

thuộc tất cả các loại dnah từ/cụm danh từ, động từ/cụm động từ, tính

từ/cụm tính từ, cụm C-V.

1.2.4. Vị trí của các loại trạng ngữ trong câu tiếng Việt.

Có nhiều quan điểm khác nhau nhưng đa số các nhà Việt

ngữ học đều cho rằng, trạng ngữ có thể đứng ở cả 3 vị trí trong câu:

trạng ngữ đứng đầu cầu, cuối câu và xen giữa nòng cốt câu. Chúng

tôi đã dùng quan điểm này để thống nhất đi sâu vào khảo sát phân

tích trạng ngữ trên cả ba vị trí để thấy được độ linh hoạt của trạng

ngữ khi xuất hiện trong câu.

1.3. TUYỂN TẬP KỊCH “HỒN TRƢƠNG BA DA HÀNG

THỊT” CỦA LƢU QUANG VŨ

1.3.1. Lƣu Quang Vũ- một trong những kịch tác gia xuất

sắc nhất Việt Nam.

Lưu Quang Vũ một hiện tượng đặc biệt của sân khấu kịch

trường những năm tám mươi của thế kỉ XX. Tuy có tài ở nhiều lĩnh

vực như viết truyện ngắn, soạn kịch, làm thơ, vẽ tranh... nhưng ông

8

được xem là một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của nền

văn học nghệ thuật Việt nam hiện đại.

1.3.2. Một vài nhận xét về kịch Lƣu Quang Vũ

Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về kịch Lưu Quang

Vũ về cả mặt nội dung và nghệ thuật. Chúng tôi chọn những nhận

xét tiêu biểu nhất của các tác giả như: Phan Ngọc, Lưu Khánh Thơ,

Phan Trọng Thưởng, Hà Diệp, Cao Minh...

Tuyển tập kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt do nhà xuất bản

Hội nhà văn phát hành gồm 5 tác phẩm kịch để đời của Lưu Quang

Vũ đó là: Hồn Trương Ba da hàng thịt, Ông vua hóa hổ, Ngọc Hân

công chúa, Tôi và chúng ta, Điều không thể mất.

9

CHƢƠNG 2

ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ VỊ TRÍ TRONG CÂU CỦA CÁC

LOẠI TRẠNG NGỮ TRONG TUYỂN TẬP KỊCH “HỒN

TRƢƠNG BA DA HÀNG THỊT” CỦA LƢU QUANG VŨ

2.1. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA CÁC LOẠI TRẠNG NGỮ

TRONG TUYỂN TẬP KỊCH “HỒN TRƢƠNG BA DA HÀNG

THỊT”

Chúng tôi đã tiến hành khảo sát trạng ngữ trong 5 vở kịch

trong tuyển tập kịch “Hồn Trương Ba da hàng thịt” xét theo cấu tạo

hình thức với 2 tiêu chí là: trạng ngữ được đánh dấu và trạng ngữ

không được đánh dấu. Kết quả như sau:

Bảng 2.1. Phân loại, thống kê trạng ngữ xét theo cấu tạo hình

thức có trong tuyển tập kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt

Loại trạng ngữ

Tên

tác phẩm

Trạng ngữ được

đánh dấu

Trạng ngữ không được

đánh dấu

Hồn Trương Ba da

hàng thịt

83

(12.24%)

107

(15.78%)

Ông vua hóa hổ 52

(7.67%)

57

(8.41%)

Ngọc Hân công

chúa

37

(5.46%)

47

(6.93%)

Tôi và chúng ta 43

(6.34%)

107

(15.78%)

Điều không thể mất 57

(8.41%)

88

(12.98%)

Tổng số 272

(40.12%)

406

(59.88%)

Kịch Lưu Quang Vũ có mặt 8 loại trạng ngữ như đã xác định

trong chương 1 của luận văn như sau:

10

Bảng 2.2. Phân loại, thống kê số lượng các loại trạng ngữ xét về mặt ngữ nghĩa có trong tuyển tập kịch

HTBDHT

Loại TRN

Tên

tác phẩm

Không

gian

Thời gian

Phương

thức

Nguyên

nhân

Hạn định,

điều kiện

Tác thể

Mục

đích

Nhượng

bộ

Hồn Trương Ba

da hàng thịt

24 129 9 4 18 1 5 0

Ông vua hóa hổ 25 56 9 2 4 1 10 2

Ngọc Hân công

chúa

14 50 7 4 3 0 5 1

Tôi và chúng ta 12 113 2 6 16 1 0 0

Điều không thể

mất

21 102 2 0 11 0 0 9

Tổng số 96

(14.16%)

450

(66.38%)

29

(4.27%)

16

(2.35%)

52

(7.67%)

3

(0.44%)

20

(2.96%)

12

(1.77%)

11

Trên cơ sở phân loại các loại trạng ngữ xét theo cấu tạo hình thức và về mặt ngữ nghĩa, chúng tôi

tiến hành khảo sát các loại trạng ngữ được phân loại về mặt ngữ nghĩa sẽ mang những đặc điểm nào về hình

thức. Thống kê cấu tạo của các loại trạng ngữ theo cấu tạo hình thức, chúng tôi thu nhận được kết quả như

sau:

Bảng 2.3. Thống kê cấu tạo của các loại trạng ngữ theo cấu tạo hình thức

Loại

Tiêu

chí

Không

gian

Thời

gian

Phương

thức

Nguyên

nhân

Hạn

định

Tác thể Mục

đích

Nhượng

bộ

Được

đánh

dấu

77

(11.36%)

79

(11.65%)

13

(1.92%)

16

(2.36%)

52

(7.67%)

3

(0.44%)

20

(2.95%)

12

(1.77%)

Không

được

đánh

dấu

19

(2.80%)

371

(54.72%)

16

(2.36%)

0

(0%)

0

(0%)

0

(0%)

0

(0%)

0

(0%)

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!