Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghi thức lời nói trong hoạt động giao tiếp và rèn luyện nghi thức lời nói cho học sinh tiểu học
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Đặng Thị Lệ Tâm Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 73(11): 3 - 8
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3
NGHI THỨC LỜI NÓI TRONG HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP
VÀ RÈN LUYỆN NGHI THỨC LỜI NÓI CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
Đặng Thị Lệ Tâm*
Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Nghi thức lời nói (NTLN) là một thuật ngữ mới xuất hiện trong thời gian gần đây, khi ngôn ngữ
học chuyển dần sang hướng nghiên cứu lời nói. NTLN là dùng tiếng nói để phục vụ cho nghi thức
ứng xử. Do đó, cần phải nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng NTLN trong khẩu ngữ,
trong giao tiếp để phục vụ cho việc thiết lập, duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội. Dạy học
NTLN là một nội dung mới của chương trình Tiếng Việt tiểu học. Các NTLN trong chương trình
sẽ giúp học sinh biết cách giao tiếp ứng xử trong nhiều tình huống của cuộc sống, giúp các em
phát triển được tất cả các dạng lời nói mà cuộc sống đang đòi hỏi ở các em, hướng các em trở
thành những con người năng động, sáng tạo, hoàn thiện trong xã hội mới.
Từ khoá: nghi thức lời nói, hoạt động giao tiếp, tiếng Việt, tiểu học, tình huống...
NTLN TRONG HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP
Nói tới giao tiếp của xã hội loài người là nói
tới giao tiếp bằng ngôn ngữ vì chỉ con người
mới có ngôn ngữ. Ngôn ngữ ra đời đã gắn kết
con người lại với nhau chặt chẽ hơn, và xã hội
loài người thì được “xã hội hoá” mạnh mẽ
hơn bởi tính quy ước chặt chẽ của nó. Xã hội
càng phát triển, tính quy ước của ngôn ngữ
càng cao, với những nghi thức ngày càng tinh
tế và phức tạp. Ngôn ngữ học hiện đại đã ngày
càng chú ý hơn tới ngôn ngữ trong mối quan
hệ với các nhân tố văn hoá, xã hội hay phong
tục tập quán của cộng đồng sử dụng nó.
Ở nước ta, NTLN là một thuật ngữ mới xuất
hiện trong thời gian gần đây, khi ngôn ngữ
học chuyển dần sang hướng nghiên cứu lời
nói. NTLN là dùng tiếng nói để phục vụ cho
nghi thức ứng xử. Có rất nhiều cách hiểu khác
nhau về NTLN:
Trong cuốn “Nghi thức lời nói Nga”, Akisina
A.A và N.I.Formanovskaija đã nêu lên một
định nghĩa khá đầy đủ về NTLN. NTLN là
“Những quy tắc ứng xử lời nói đặc trưng của
từng dân tộc được dùng trong các tình huống
có những người đối thoại đang tiếp xúc và
giao tiếp với giọng điệu được lựa chọn phù
hợp với hoàn cảnh giao tiếp, với các dấu hiệu
xã hội của những người đối thoại và các mối
Tel: 0912454828; Email: [email protected]
quan hệ giữa họ với nhau, và được biến thành
các động hình giao tiếp”.
Từ điển tiếng Việt của Viện Nghiên cứu ngôn
ngữ học 2005 có định nghĩa: “NTLN là
những điều quy định theo quy ước xã hội
hoặc thói quen cần phải làm đúng để đảm bảo
tính nghiêm túc của sự giao tiếp”.
Như vậy, NTLN là hệ thống những công thức
tương đối vững bền mang tính đặc thù của
dân tộc được thừa nhận nhằm thiết lập mối
quan hệ giữa các thành viên tham gia giao
tiếp trong một tổng thể ước lệ. Xã hội đặt ra
những hình thức nghi lễ ứng xử (trong đó có
cả những ứng xử lời nói) mỗi khi thiết lập và
duy trì sự tiếp xúc với người đối thoại và đòi
hỏi những người bản ngữ phải tuân thủ các
quy tắc ấy. Ngay lúc còn nhỏ, người ta đã
được dạy cách dùng các nghi thức, các thể
thức chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi…và có những
phản ứng với sự không tuân thủ quy tắc ấy.
Các hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ và các
thao tác của nó chịu sự kiểm tra ngặt nghèo
cũng như chịu ảnh hưởng từ các nguyên tắc
thẩm mỹ và các quy ước xã hội. Để giao tiếp
được với nhau, con người phải tuân theo
những nghi thức nhất định theo quy ước của
xã hội, chẳng hạn như trước khi vào câu
chuyện thì phải có chào hỏi, khi nhận ân huệ
từ người khác thì phải cám ơn, khi mắc lỗi thì
phải xin lỗi... NTLN chính là nơi bộc lộ rõ rệt
nhất tính riêng biệt của văn hoá, tâm lý dân