Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Định hướng dạy học nghi thức lời nói cho học sinh tiểu học trong môn tiếng Việt
MIỄN PHÍ
Số trang
5
Kích thước
132.1 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1775

Định hướng dạy học nghi thức lời nói cho học sinh tiểu học trong môn tiếng Việt

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Đặng Thị Lệ Tâm Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/1: 3 - 7

3

ĐỊNH HƯỚNG DẠY HỌC NGHI THỨC LỜI NÓI

CHO HỌC SINH TIỂU HỌC TRONG MÔN TIẾNG VIỆT

Đặng Thị Lệ Tâm*

Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Ngôn ngữ là sự thể hiện sâu sắc nhất một nền văn hóa và yếu tố văn hóa hiện diện trong mọi bình

diện của ngôn ngữ. Ngôn ngữ và văn hóa có mối liên hệ không thể tách rời. Vì vậy, dạy tiếng Việt

không thể tách rời với việc dạy văn hóa giao tiếp. Việc rèn luyện kĩ năng sử dụng các nghi thức lời

nói trong giao tiếp theo các định hướng cụ thể sẽ giúp học sinh sử dụng đúng tiếng Việt và giao

tiếp tốt hơn là một việc cần thiết.

Từ khóa: Nghi thức lời nói, hoạt động giao tiếp, tiếng Việt, tiểu học, tình huống.

ĐẶT VẤN ĐỀ∗

Dạy học Nghi thức lời nói (NTLN) là một

nội dung mới và khó trong chương trình

Tiếng Việt tiểu học. Các NTLN trong chương

trình hầu hết là các nghi thức được sử dụng

trong giao tiếp hàng ngày, gần gũi, phù hợp

với nhu cầu nói năng của học sinh. Việc đưa

thêm nội dung dạy học này vào sẽ giúp học

sinh biết cách giao tiếp ứng xử trong nhiều

tình huống của cuộc sống, giúp các em phát

triển được các dạng lời nói trong cuộc sống,

hướng các em trở thành những con người

năng động, sáng tạo, hoàn thiện trong xã hội

mới. Việc rèn kĩ năng sử dụng NTLN cho học

sinh tiểu học rất quan trọng vì nó vừa là kĩ

năng học tập, vừa là kĩ năng sống.

NTLN là những quy tắc và quy ước ứng xử

bằng lời trong những tình huống giao tiếp

mang tính nghi thức, có liên quan đến đặc

điểm dân tộc, sự quy định của xã hội, thói

quen, phong tục tập quán trong một giai

đoạn lịch sử nhất định [4;23]. Những quy

tắc (ngôn ngữ), quy ước (văn hóa) được thể

hiện bằng ngôn ngữ hay phi ngôn ngữ trong

những tình huống giao tiếp cụ thể có liên

quan đến loại hình ngôn ngữ, đặc điểm văn

hóa - xã hội, tồn tại trong một giai đoạn lịch

sử nhất định. Với cách hình dung này, có thể

kể các hành động ngôn ngữ như chào, giới

thiệu, cảm ơn, xin lỗi, yêu cầu, khen, chê, từ

chối... đều thuộc về NTLN.

∗ ĐT: 0912454828; E-mail: [email protected]

Ở Việt Nam, vấn đề giáo dục văn hóa giao

tiếp nói chung và rèn luyện sử dụng NTLN

cho học sinh nói riêng đã bắt đầu được quan

tâm nghiên cứu. Xem xét tổng quan vấn đề

này trên hai phương diện: nội dung chương

trình dạy học môn Tiếng Việt và một số công

trình, bài viết được công bố có liên quan đến

vấn đề này đã được chúng tôi đề cập đến

trong bài báo “NTLN trong hoạt động giao

tiếp và rèn luyện NTLN cho học sinh tiểu

học” [3]. Trong khuôn khổ bài báo này,

chúng tôi muốn đề cập đến những định hướng

dạy học NTLN để hình thành kĩ năng nói nói

chung và sử dụng các NTLN cho học sinh

tiểu học nói riêng qua môn Tiếng Việt.

BẢO ĐẢM MỤC TIÊU MÔN HỌC: RÈN KĨ

NĂNG GIAO TIẾP CHO HỌC SINH

Trong môn Tiếng Việt ở trường tiểu học, định

hướng giao tiếp có vai trò đặc biệt quan trọng,

chi phối sự lựa chọn nội dung dạy học. Theo

định hướng này, các bài tập sẽ đặt học sinh

vào tình huống nói năng cụ thể, học sinh xác

định các nhân tố giao tiếp để xác định mình

cần nói (viết) gì; nói (viết) cho ai, để làm gì

và nói (viết) như thế nào. Các em cũng cần

tìm hiểu các mối quan hệ (vai giao tiếp) để

lựa chọn từ ngữ và cách xưng hô cho phù

hợp. Yêu cầu tạo lập các lời nói đúng và có

văn hoá ...chính là hiện thực hoá vai trò của

ngôn ngữ trong hoạt động hành chức - một

trong những yêu cầu của định hướng giao tiếp.

Ngữ liệu dạy NTLN không chỉ gồm các bài

sẵn có trong tài liệu học tập của học sinh

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!