Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết chu lai (qua "ba lần và một lần", "chỉ còn một lần")
PREMIUM
Số trang
147
Kích thước
1.5 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1290

Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết chu lai (qua "ba lần và một lần", "chỉ còn một lần")

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRẦN THỊ PHƢƠNG LINH

NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG TIỂU THUYẾT

CHU LAI (QUA “BA LẦN VÀ MỘT LẦN”,

“CHỈ CÒN MỘT LẦN”)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐÀ NẴNG - 2016

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRẦN THỊ PHƢƠNG LINH

NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG TIỂU THUYẾT

CHU LAI (QUA “BA LẦN VÀ MỘT LẦN”,

“CHỈ CÒN MỘT LẦN”)

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Mã số: 60.22.01.21

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THANH TRƢỜNG

ĐÀ NẴNG - 2016

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và

chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận văn

Trần Thị Phƣơng Linh

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1

1. Lí do chọn đề tài...................................................................................... 1

2.. Lịch sử nghiên cứu................................................................................. 2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................... 4

4. Mục đích nghiên cứu............................................................................... 4

5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 4

6. Cấu trúc luận văn .................................................................................... 5

CHƢƠNG 1. ĐIỂM NHÌN VÀ THỜI GIAN TRẦN THUẬT TRONG

TIỂU THUYẾT BA LẦN VÀ MỘT LẦN VÀ CHỈ CÒN MỘT LẦN

CỦA CHU LAI................................................................................................ 6

1.1. ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT.................................................................... 6

1.1.1. Điểm nhìn bên ngoài – khách quan hóa cho mạch trần thuật........... 6

1.1.2. Điểm nhìn bên trong - xoáy sâu vào tinh thần hữu thể................... 12

1.1.3. Điểm nhìn phức hợp - cắt nghĩa cho nhiều khung giá trị ............... 16

1.2. THỜI GIAN TRẦN THUẬT................................................................... 19

1.2.1. Thời gian niên biểu - Song hành hai lớp thời gian bên ngoài và

bên trong.......................................................................................................... 20

1.2.2. Tần suất thời gian - sự trùng lặp của cùng một biến cố.................. 31

1.2.3. Sai lệch trật tự thời gian – thời gian phi tuyến tính ........................ 34

CHƢƠNG 2. KẾT CẤU VÀ TỔ CHỨC NHÂN VẬT TRONG TIỂU

THUYẾT BA LẦN VÀ MỘT LẦN VÀ CHỈ CÒN MỘT LẦN CỦA CHU

LAI.................................................................................................................. 41

2.1. KẾT CẤU................................................................................................. 41

2.1.1. Kết cấu lắp ghép, tạo điểm nhấn cho tính triết luận ....................... 41

2.1.2. Kết cấu đồng hiện, chồng xếp các lớp tình tiết, sự kiện ................. 50

2.1.3. Kết cấu chùm truyện, tăng cấp ở các tình huống............................ 55

2.2. TỔ CHỨC NHÂN VẬT TRONG VÒNG XOÁY XUNG ĐỘT ............ 61

2.1.1. Từ cái nhìn trực diện, chấn thương trong bản thể nhân vật............ 61

2.2.2. … đến cái nhìn lưỡng diện, xung đột trong cõi cô đơn .................. 66

2.2.3. …một cái nhìn phản tình tìm kiếm giá trị trong tinh thần nhân

thể ................................................................................................................... 70

CHƢƠNG 3. NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU TRẦN THUẬT

TRONG TIỂU THUYẾT BA LẦN VÀ MỘT LẦN VÀ CHỈ CÒN MỘT

LẦN CỦA CHU LAI..................................................................................... 75

3.1. NGÔN NGỮ TRẦN THUẬT.................................................................. 75

3.1.1. Đối thoại trực tiếp - đậm tính tranh biện ........................................ 75

3.1.2. Đối thoại gián tiếp, sự tràn lấn bàng thoại...................................... 84

3.1.3. Độc thoại tự vấn, va siết trong mạch đối âm .................................. 89

3.2. GIỌNG ĐIỆU TRẦN THUẬT................................................................ 98

3.2.1. Giọng dửng dưng, lạnh lùng, bộc trực............................................ 98

3.2.2. Giọng trăn trở, hoài nghi, chiêm nghiệm...................................... 102

3.2.3. Giọng giễu nhại, hài hước............................................................. 107

KẾT LUẬN.................................................................................................. 111

TÀI LIỆU THAM KHẢO

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (bản sao)

1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

1.1. Là một trong những thể loại tiêu biểu, tiểu thuyết góp phần không

nhỏ trong việc tạo nên diện mạo của một nền văn học. Trong suốt quá trình

phát triển, thể loại này luôn khẳng định được vị thế khi đáp ứng được nhu cầu

của đời sống xã hội. Sau năm 1975, văn học Việt Nam bước sang một giai

đoạn mới, cùng với đó các nhà tiểu thuyết như: Ma Văn Kháng, Nguyễn Khắc

Trường, Dương Hướng, Lê Lựu, Bảo Ninh, Chu Lai, vv…đã có bước ngoặt

trong hệ hình tư duy, tìm kiếm cho mình lối viết “khác”, tạo nên nhiều khuôn

diện đa dạng cho tiểu thuyết.

1.2. Từng là nhà văn trưởng thành trong quân ngũ, hơn ai hết Chu Lai

hiểu rõ khúc bi tráng của những người lính, có lẽ đây cũng là lí do khiến ông

gắn với mảng đề tài hậu chiến. Hồi ức về chiến tranh trong sáng tác của Chu

Lai không đơn giản là một thời hào hùng, oanh liệt mà còn là những cuộc đấu

tranh nội tâm, trăn trở, suy tư của con người trước quy luật của đời sống, định

mệnh. Và đặc biệt trong khung ngữ cảnh này, Chu Lai đã xây dựng thành

công hình tượng người lính dưới góc nhìn mới, trở thành một trong những

vùng thẩm mĩ quan trọng trong đời sống văn học Việt Nam đương đại.

1.3. Nghiên cứu nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết “Ba lần và một lần”

và “Chỉ còn một lần” của Chu lai còn giúp chúng tôi hướng tới nhận diện

những thành công về kĩ thuật viết của nhà văn. Đó là những sáng tạo trong tư

duy nghệ thuật được thể hiện ở điểm nhìn và thời gian trần thuật; là các tổ

chức kết cấu tạo điểm nhấn cho mạch truyện kể và kết hợp với đó là tính đa

dạng trong ngôn ngữ và giọng điệu. Tất cả được hình biến trên những biểu đồ

giá trị thẩm mĩ khác nhau. Theo đó, việc đi sâu khám phá những phương diện

nghệ thuật này, người nghiên cứu còn mong muốn hướng tới khẳng định tài

2

năng và cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ. Đây cũng chính là cơ sở nữa cho

chúng tôi quyết định chọn “Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của Chu Lai”

làm đề tài luận văn.

2.. Lịch sử nghiên cứu

Từ góc nhìn bao quát về tiểu thuyết Chu Lai đến việc đi vào tìm hiểu ở

các phương diện nghệ thuật tự sự trong hai tác phẩm Ba lần và một lần và Chỉ

có một lần chúng tôi nhận thấy đã có các công trình, bài viết liên quan đến

phạm vi nghiên cứu của đề tài như sau:

Trong bài viết Tiểu thuyết Việt Nam những năm đầu thời kì đổi mới,

nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ đã đề cập đến phương thức tiếp cận hiện thực của

tiểu thuyết Chu Lai. Tác giả còn nhận xét về những đặc sắc nghệ thuật như:

“Tiểu thuyết Chu Lai không chỉ đa dạng trong các phương thức tiếp cận mà

có trong các biện pháp nghệ thuật, kết hợp độc thoại nội tâm “dòng ý thức”,

nghệ thuật đồng hiện và có những thành công nhất định…” [12, tr.99-107] để

thấy được Chu Lai không chỉ dành tô điểm nội dung mà còn khá chỉnh chu

trong xây dựng nghệ thuật.

Tôn Phương Lan với bài viết Một số vấn đề văn xuôi thời kỳ đổi mới (in

trong Văn chương và cảm nhận) đã đưa ra những nhận diện về bản chất và

tinh thần người lính trong một số tiểu thuyết của Chu Lai và cho rằng: “Chu

Lai trong một loạt tiểu thuyết như Vòng tròn bội bạc, Ăn mày dĩ vãng, Phố,

Ba lần và một lần, đã tập trung khảo sát và xây dựng hình tượng người lính

sau chiến tranh. Những người lính ấy hoặc đã tiếp tục cuộc chiến đấu mới để

khẳng định tư chất tốt đẹp của mình bằng sự nỗ lực vươn lên, bằng sự kiên trì

chịu đựng như Lãm trong Phố. Hoặc họ sẽ bị tha hóa, biến chất, sẵn sàng “hi

sinh” đồng bào, đồng đội để chạy theo những tham vọng cá nhân như Huấn

trong Vòng tròn bội bạc. Hoặc chối bỏ quá khứ để hòng yên thân với những

“vinh quang” trên con đường tìm kiếm quyền lực và địa vị như Ba Sương

3

trong Ăn mày dĩ vãng ”. [24]

Tác giả Tống Thị Thu Quyên trong công trình nghiên cứu Những cách

tân nghệ thuật trong tiểu thuyết Chu Lai đã đưa ra đánh giá khá xác đáng về

“sự đóng góp của Chu Lai không chỉ ở việc ông đã thể hiện những vấn đề cơ

bản của đời sống xã hội và số phận con người trong sự vận động, phát triển

của đất nước trong những năm trong và sau chiến tranh theo một cách nhìn

mới mà chính là qua việc tái tạo lại cuộc sống đó, ông đã cho thấy sự nổ lực

của mình trong việc cách tân tiểu thuyết” [27, tr.3].

Tác giả Nguyễn Mộng Cầm trong luận văn Con người trong tiểu thuyết

“Ba lần và một lần” đã cho rằng “Tiểu thuyết Chu Lai đã đem lại cho người

đọc một cái nhìn hoàn toàn mới về chiến tranh thông qua hình tượng người

lính. Cuộc sống con người trong những năm tháng chiến tranh vệ quốc và cả

khi đất nước hòa bình đều được Chu Lai khai thác trên diện rộng trong sự

sáng tạo không ngừng của nhà văn” [9, tr.70].

Trong công trình nghiên cứu Đặc điểm tiểu thuyết Chu Lai qua: Sông

xa, Ăn mày dĩ vãng, Ba lần và một lần, tác gỉa Đặng Thị Bạch Tuyết đã chỉ ra

điểm khác biệt của ba cuốn tiểu thuyết này là cách tri nhận về con người “có

những đặc điểm nổi bật về nội dung và nghệ thuật. Xuất phát từ sự quan tâm

số phận con người, Chu Lai đã đem đến cái nhìn đa chiều về chiến tranh và

người lính.”[37, tr.23]

Tác giả Nguyễn Đức Hạnh trong luận văn Thế giới nghệ thuật trong

tiểu thuyết Chu Lai đã có những đánh giá trong “cái nhìn” của nhà văn khi

cho rằng: “Chu Lai không chỉ miêu tả người lính trở về sau chiến tranh mà

hình tượng người lính trong chiến trận cũng được tác giả khai thác trong bối

cảnh hiện thực chiến tranh khốc liệt. Người lính phải đối diện với những khó

khăn thử thách, giữa sự sống và cái chết. Có những người lính vẫn giữ được

những phẩm chất tốt đẹp, họ vào trận với ý chí quyết tâm đánh giặc trả thù

4

cho đồng đội, quê hương. [15, tr.5].

Nhìn chung các bài viết và công trình nghiên cứu khoa học trên đều đi

vào khám phá ở cả phương diện nội dung, hình thức khác nhau và cùng gặp

gỡ ở việc khẳng định đóng góp của Chu lai vào sự đổi mới tiểu thuyết Việt

Nam sau 1975. Tuy nhiên, khám phá hình thức mang tính quan niệm để trên

tinh thần đó đi sâu vào tri nhận những vách ngăn ngữ nghĩa của thế giới bản

mệnh tác phẩm còn chưa thực sự được quan tâm. Theo đó, qua việc khảo sát

tiểu thuyết Chu Lai nói chung và hai tiểu thuyết Ba lần và một lần và Chỉ còn

một lần nói riêng, chúng tôi nhận thấy cách xử lí nghệ thuật trần thuật trong

tiểu thuyết của nhà văn này đã đạt được những thành công nhất định, thực sự

đó là một lối tư duy đầy cá tính sáng tạo. Đây cũng chính là những gợi mở

thúc đẩy chúng tôi triển khai nghiên cứu đề tài này.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu: Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Chu Lai .

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung khảo sát hai cuốn tiểu thuyết “Ba lần và một lần”,

“Chỉ còn một lần”. Ngoài ra, luận văn còn tìm hiểu một số tiểu thuyết khác

của Chu Lai và của các tác giả khác liên quan đến phạm vi nghiên cứu của đề

tài.

4. Mục đích nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu những phương thức sử dụng của Nghệ thuật tự sự

trong tiểu thuyết Chu Lai (qua“Ba lần và một lần”, “Chỉ còn một lần”) để

nhận thấy cá tính sáng tạo và tài năng của nhà văn trong hành trình đổi mới

sáng tác văn chương nghệ thuật.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu

- Phương pháp tự sự học: Là đi sâu vào phân tích cấu trúc văn bản từ

5

nhiều góc nhìn trần thuật như: ngôi kể, điểm nhìn, giọng điệu…

- Phương pháp cấu trúc: là xem tác phẩm như một hệ thống bao gồm

các yếu tố trong mối quan hệ mang tương để qua đó hướng tới xác lập ý nghĩa

và chức năng của các yếu tố ấy với nhau.

- Phương pháp tiếp cận thi pháp học: phương pháp này giúp tôi khảo

sát, phân tích các phương diện hình thức có tính nội dung một cách hệ thống.

- Phương pháp thống kê, so sánh: phương pháp thống kê giúp tôi khảo

sát, tìm hiểu tần số xuất hiện, sự biểu hiện của những yếu tố có ý nghĩa quan

trọng, từ đó đi tới khái quát về nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của nhà văn

Chu Lai

6. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung của luận

văn được triển khai thành ba chương:

Chương 1. Điểm nhìn và thời gian trần thuật trong tiểu thuyết Ba lần và một

lần và Chỉ còn một lần của Chu Lai

Chương 2. Kết cấu và tổ chức nhân vật trong tiểu thuyết Ba lần và một lần và

Chỉ còn một lần của Chu Lai

Chương 3. Ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật trong tiểu thuyết Ba lần và một

lần và Chỉ còn một lần của Chu Lai

6

CHƢƠNG 1

ĐIỂM NHÌN VÀ THỜI GIAN TRẦN THUẬT

TRONG TIỂU THUYẾT BA LẦN VÀ MỘT LẦN

VÀ CHỈ CÒN MỘT LẦN CỦA CHU LAI

1.1. ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT

Là một phương diện của nghệ thuật tự sự, trần thuật được nhìn nhận

như “một hệ thống phức tạp nhằm đưa ra hành động lời nói nhân vật vào đúng

vị trí của nó để người đọc có thể lĩnh hội theo ý định của tác giả” [13, tr.364].

Theo đó, trần thuật trở thành “phương tiện cơ bản của thể loại tự sự, là việc

giới thiệu khái quát, thuyết minh, miêu tả đối với nhân vật, sự kiện, hình ảnh

theo cách nhìn của một người trần thuật nhất định” [13, tr.134]. Cùng với các

phương thức tự sự khác, điểm nhìn trần thuật là nhân tố quan trọng góp phần

thể hiện tư tưởng nghệ thuật của nhà văn, góp phần không nhỏ “đem lại cho

người thưởng thức một cái nhìn mới đối với cuộc sống. Sự đổi thay của nghệ

thuật bắt đầu từ sự đổi thay điểm nhìn” [14, tr.112]. Trong hai tiểu thuyết Ba

lần và một lần và Chỉ còn một lần, Chu Lai không lựa chọn một điểm nhìn

trần thuật cố định mà phối kết hợp trong đó nhiều góc nhìn khác nhau, làm

nên một bức tranh đa màu sắc về nội tâm nhân vật và hiện thực cuộc sống,

đem đến nhiều nấc thang giá trị cho văn bản nghệ thuật.

1.1.1. Điểm nhìn bên ngoài – khách quan hóa cho mạch trần thuật

Với điểm nhìn bên ngoài, ngôi trần thuật trong mạch truyện kể có vai

trò phản ánh trực tiếp mọi diễn biến, tình tiết và hành động của nhân vật. Hiểu

như thế cũng có nghĩa thông qua “điểm nhìn bên ngoài, người kể trần thuật,

miêu tả sự vật từ phía bên ngoài nhân vật, kể những điều nhân vật không biết”

[32, tr.104]. Như vậy, điểm nhìn bên ngoài chính là hình thức trần thuật khách

quan của các ngôi kể (lời nói, hành động, ngoại hình, quan hệ…). Ở đó tiêu

7

cự nhìn vừa bao quát vừa giữ một khoảng cách nhất định đối với mạch trần

thuật - mở ra nhiều biên độ thẩm mĩ cho chiều sâu văn bản.

Trong Ba lần và một lần, điểm nhìn bên ngoài gắn với ngôi trần thuật

đã gợi mở cho mạch truyện kể đi khu vực tiếp xúc khác nhau. Từ hiện tại đến

quá khứ và đan xen trong đó là cả một thế giới sống phức tạp của đời sống

con người thời hậu chiến. Câu chuyện chủ yếu được kể bởi lời kể của người

kể chuyện “biết tuốt”, đem đến cho người đọc cái nhìn toàn diện và khách

quan về diễn biến cốt truyện xoay quanh mối quan hệ giữa Út Thêm và Sáu

Nguyện, giữa Sáu Nguyện và Năm Thành, Năm Thành và Tư Chao,....Ở đó

lần lượt các tình tiết, sự kiện gắn với mỗi số phận, cuộc đời được viện dẫn, soi

chiếu qua nhiều góc nhìn: khi thì đau đớn, lúc thì nhức nhối và đỉnh điểm là

những mâu thuẫn xung đột không chỉ dừng lại ở một cá nhân mà xoáy sâu vào

nhiều hữu thể người. Từ điểm nhìn bên ngoài, như thước phim âm bản, từng

mảnh đời, phận người hiện ra trong trang viết của Chu Lai khỏa lấp trong nỗi

buồn thế sự. Cõi đời của họ rơi vào nhiều vòng xoáy của định mệnh. Thân

phận con người lúc này không chỉ đơn thuần minh chứng cho sự thay đổi của

một thời đại mới, mà gắn với đó là những tiếng vọng đi tìm kiếm những chân

giá trị, phục dựng lại nhân cách cho mỗi hữu thể người. Việc tạo ra điểm nhìn

mang tầm bao quát, lúc này, người đọc như được chứng kiến về mọi biến cố

trong cuộc đời của Sáu Nguyện, Út Thêm, Năm Thành, Tư Chao đã được hiện

lên một cách rõ nét hơn bao giờ hết. Đặc biệt là hình ảnh Sáu Nguyện, mang

tâm thế của một người lính đi qua cuộc chiến tranh với một tấm lòng vị tha,

Sáu Nguyện đã bỏ qua tất cả những lỗi lầm mà Năm Thành gây ra đối với

cuộc đời anh. Thậm chí, cả những điều khiến anh đau đớn, khổ tâm nhất cũng

được soi thấu qua tấm lòng cao cả của người lính. Điểm nhìn “ngoại hiện”

một lần nữa được chủ thể sáng tạo đặt trong tầm nhìn của cái cao cả để tôn

vinh nhân cách người. Chiến tranh đã đi qua, nhưng vết thương của nó không

8

dễ gì hóa giải trong quá khứ của một đời người. Bởi thế, những gì đã diễn ra

trong màu thời gian của kí ức Sáu Nguyện, khi con người này hai lần tha thứ

cho tội lỗi của Năm Thành khiến bạn đọc không khỏi ám ảnh và day trở. Từ

điểm nhìn này, người đọc như chìm trong sự hụt hẫng, đau cùng nỗi đau với

nhân vật: “Mày gây ra tổn tất quá lớn trong trận càn, tao tha! Mày cướp trắng

tình yêu, hạnh phúc của người khác, tao…cũng tha! Tha không phải vì mày,

hiểu chưa? Nhưng tới đây, nếu mày có bất kỳ một hành vi phản bội, một hành

vi đánh phá, tiếp tay cho kẻ thù nào, tao sẽ không tha.” [19, tr.83]. Biết bao số

phận là bấy nhiêu cảnh đời không may mắn trong Ba lần và một lần được chủ

thể trần thuật lưu trú trong điểm nhìn hướng ngoại. Điểm ghi nhận ở đây là

tác giả đã đặt người kể trong cái nhìn khách quan. Từ đó, trong hàng loạt tình

huống truyện được người trần thuật được hiện hữu trong phiên bản nhìn, diện

nhìn qua hình thức của nhân vật ngôi thứ nhất xưng “tôi” kể về cuộc đời và số

phận của nhân vật Sáu Nguyện. Vì thế, tính năng điểm nhìn “toàn tri” đã được

phát huy tối đa cho ngôi kể “tôi” - “tôi” diễn giải với bạn đọc tất cả những

thường biến gắn với cuộc đời. Đó cũng là lí do nhà văn đặt Sáu Nguyện thêm

một lần nữa lại gặp lại Năm Thành trong một tình huống trớ trêu, hai con

người xưa kia đã đối đầu nhau từ trong chiến trận, bây giờ cũng vậy. Năm

Thành thật sự đã biến thành con người khác, cho dù trong quá khứ anh ta gây

ra bao tội ác thì cũng có một phút giây con người này sám hối nên cần được

sự công tâm trong cái nhìn: “Một thằng rất khá, ít nhất đã trên hai lần người ta

xét phong anh hùng cho nó nhưng cuối cùng (…) vẫn tại nó. Quá thông minh,

quá nhạy cảm, tài đánh giặc không ai hơn nhưng lại thiếu bền (…). Nó đánh

giặc theo cảm hứng, đánh cho thiên hạ biết mặt chứ không có một lý do gì

xấu xa trong đầu hết” [19, tr.87]. Như thế, tất cả những việc làm của Năm

Thành ở hiện tại đều được Sáu Nguyện nhìn nhận một cách khách quan nhất.

Tuy nhiên, khi Năm Thành làm nhục đồng đội thì vĩnh viễn anh không thể tha

9

thứ được. Theo đó từ điểm nhìn bên ngoài, tác giả đã cho bạn đọc hiểu được

bản chất con người trong Sáu Nguyện luôn rạch ròi trong phán xét, nhận diện

về những cái xấu xa: "Mày nghe đây! Ngày ấy mày chiêu hồi, tao tha (...).

Nhưng lần này, mày thản nhiên, mày còn đứng nhăn răng ra cười khi một con

đàn bà ngoại quốc cầm dép đập vào giữa mặt công nhân của mày, cái cô công

nhân mà ngày trước mày đã từng ngủ với người ta (...) thì tao sẽ không tha

nữa.”[19, tr.269-370]. Lúc này, trong góc nhìn trực diện của người kể, hàng

loạt hành động, tình tiết gây cấn của nhân vật diễn ra với tần suất dày đặc.

Mọi đối thoại, tranh biện cho lẽ phải, không ngoài mục đích khơi sáng về

hướng nhìn nhân cách.

Đến tiểu thuyết Chỉ còn một lần người đọc nhận thấy, với ngôi kể thứ

ba điểm nhìn bên ngoài, người kể chuyện đã âm thầm đứng đằng sau quan sát

tất cả các diễn biến, sự kiện của truyện kể. Lúc này, chủ thể trần thuật chủ yếu

kể lại những lời nói, cử chỉ, việc làm… của nhân vật, nhưng không quá đi sâu

vào miêu tả chi tiết tâm lí, suy nghĩ của nhân vật. Do đó, điểm nhìn của người

kể dường như không tham gia vào những điều nghe được, thấy được. Trước

sau, người đọc vẫn chỉ thấy hình bóng một người kể chuyện đang cố gắng tỏ

ra là một người quan sát khách quan và công tâm trong nhiệm vụ thuật, kể về

những điều mắt thấy tai nghe. Cách xử lí điểm nhìn như vậy, nhà văn đã giúp

nhân vật và các sự kiện trong tác phẩm đi vào những ngữ cảnh tự nhiên nhất

để qua đó xuyên thấu mọi cột mốc thời gian. Theo đó, từ giao tuyến điểm

nhìn bên ngoài, ngôi trần thuật kể về cuộc đời và số phận của Sáu Nguyện và

hành trình tìm đến bậc thang công lý nhưng khác với Ba lần và một lần, trong

Chỉ còn một lần hành trình này diễn ra rất logic, không mang tính chất tự phát

như những gì đã diễn ra ở Ba lần và một lần. Đó là cả một quá trình Út Thêm,

Ba Đẩu, Hoàng, Bảy Ngạnh phải ra sức điều tra, là gắn với hàng loạt những

tình tiết gây cấn, những hoạt động bí mật, những âm mưu chồng chất âm mưu

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!