Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của Thùy Dương
PREMIUM
Số trang
122
Kích thước
1.6 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1451

Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của Thùy Dương

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

ĐỖ THỊ HUỆ

NGHỆ THUẬT TỰ SỰ

TRONG TIỂU THUYẾT CỦA THÙY DƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Thái Nguyên – 2019

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

ĐỖ THỊ HUỆ

NGHỆ THUẬT TỰ SỰ

TRONG TIỂU THUYẾT CỦA THÙY DƯƠNG

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Mã số: 8220121

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: TS. VŨ THỊ HẠNH

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Thái Nguyên – 2019

i

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trích

dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn đều trung

thực và chưa từng được công bố ở bất kỳ công trình nào khác.

Thái Nguyên, tháng 5 năm 2019

Tác giả luận văn

Đỗ Thị Huệ

ii

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban

Giám hiệu, Khoa Sau đại học, Khoa Báo chí – Truyền thông và Văn học, Trường

Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên và các Thầy, Cô giáo đã trực tiếp giảng

dạy, giúp đỡ trong suốt quá trình học tập.

Đặc biệt, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên hướng dẫn

TS. Vũ Thị Hạnh đã luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt thời gian tôi

nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân, bạn bè và đã giúp

đỡ, động viên, tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận văn.

Thái Nguyên, tháng 5 năm 2019

Tác giả luận văn

Đỗ Thị Huệ

iii

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. i

LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................ii

MỤC LỤC............................................................................................................iii

MỞ ĐẦU............................................................................................................... 1

1. Lí do chọn đề tài................................................................................................ 1

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ................................................................................ 2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................... 6

4. Mục đích nghiên cứu, ý nghĩa đề tài................................................................. 6

5. Phương pháp nghiên cứu................................................................................... 7

6. Kết cấu luận văn................................................................................................ 7

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ................................................. 8

1. 1. Nhà văn Thùy Dương – cuộc đời và sự nghiệp văn chương ........................ 8

1.1.1. Đôi nét về cuộc đời nhà văn Thùy Dương.................................................. 8

1.1.2. Sự nghiệp văn chương của nhà văn Thùy Dương....................................... 8

1.1.3. Quan điểm sáng tác của Thùy Dương....................................................... 13

1.2. Cơ sở lí luận của đề tài................................................................................. 16

1.2.1. Khái lược về nghệ thuật tự sự ................................................................... 17

1.2.2. Các phương diện trong nghệ thuật tự sự................................................... 17

* Tiểu kết chương 1……………………………………………………………..26

Chương 2: NHÂN VẬT VÀ NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG

TIỂU THUYẾT CỦA THÙY DƯƠNG ............................................................. 27

2.1. Nhân vật trong tiểu thuyết của Thùy Dương ............................................... 27

2.1.1. Nhân vật hồn ma ....................................................................................... 27

2.1.2. Nhân vật tự ý thức..................................................................................... 33

2.1.3. Nhân vật cô đơn ........................................................................................ 39

2.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết của Thùy Dương ............. 44

iv

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

2.2.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật ................................................... 44

2.2.2. Nghệ thuật miêu tả hành động nhân vật.................................................... 47

2.2.3. Nghệ thuật khắc họa tâm lýnhân vật......................................................... 51

* Tiểu kết chương 2............................................................................................. 55

Chương 3: NGHỆ THUẬT TỔ CHỨC KẾT CẤU VÀ XÂY DỰNG KHÔNG –

THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT CỦA THÙY DƯƠNG

............................................................................................................................. 56

3.1. Nghệ thuật tổ chức kết cấu........................................................................... 56

3.1.1. Kết cấu tình huống – tâm lí....................................................................... 57

3.1.2. Kết cấu phân mảnh - dán ghép.................................................................. 62

3.1.3. Kết cấu bổ thuật ........................................................................................ 67

3.2. Nghệ thuật xây dựng không gian ................................................................. 69

3.2.1. Không gian xã hội xưa cũ ......................................................................... 70

3.2.2. Không gian xã hội hiện đại ....................................................................... 72

3.2.3. Không gian tâm linh.................................................................................. 76

3.3. Nghệ thuật xây dựng thời gian..................................................................... 79

3.3.1. Thời gian đan xen, đồng hiện.................................................................... 80

3.3.2. Thời gian tâm lý ........................................................................................ 82

* Tiểu kết chương 3............................................................................................. 83

Chương 4: NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT CỦA... 84

THÙY DƯƠNG.................................................................................................. 84

4.1. Đa dạng hóa ngôi kể và điểm nhìn trần thuật .............................................. 84

4.1.1. Phối hợp nhiều người kể chuyện trên một văn bản trần thuật ................. 84

4.1.2. Phối hợp linh hoạt nhiều điểm nhìn trần thuật......................................... 89

4.2. Giọng điệu trần thuật giàu sắc thái thẩm mỹ ............................................... 92

4.2.1. Giọng mỉa mai, châm biếm....................................................................... 93

4.2.2. Giọng điệu đồng cảm, xót xa .................................................................... 96

4.2.3. Giọng điệu dí dỏm, hài hước..................................................................... 98

v

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

4.3. Ngôn ngữ trần thuật ................................................................................... 100

4.3.1. Ngôn ngữ vừa truyền thống, vừa hiện đại............................................... 100

4.3.3. Ngôn ngữ mang đậm chất trữ tình .......................................................... 105

* Tiểu kết chương 4........................................................................................... 109

KẾT LUẬN....................................................................................................... 109

TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................ 111

1

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Sau đổi mới 1986, văn học Việt Nam đã đạt được những thành công trên

nhiều lĩnh vực, thể loại. Bên cạnh những cây bút kỳ cựu như Nguyễn Khải,

Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng,…sự xuất hiện của lớp nhà văn trẻ như Phan

Thị Vàng Anh, Y Ban, Võ Thị Xuân Hà, Võ Thị Hảo, Đỗ Bích Thúy, ...Trong đó

có Thùy Dương – một nhà văn nữ có cách viết mới lạ, hoàn toàn mới mẻ, tràn đầy

tâm huyết đã thổi vào nền văn học nước nhà một luồng sinh khí mới.

Trong dòng chảy văn học Việt Nam đương đại, Thùy Dương không còn xa lạ

với những độc giả yêu thích văn chương, đặc biệt là tiểu thuyết. Không ồn ào trên

các diễn đàn văn chương nhưng với số lượng tiểu thuyết được xuất bản đều đặn

(Ngụ cư (2005), Thức giấc (2007), Nhân gian (2009) và gần đây nhất là cuốn tiểu

thuyết có tên Chân trần (2013)), Thùy Dương đang từng bước khẳng định những

trải nghiệm cùng sức viết tiểu thuyết của mình. Đặc biệt, Thùy Dương là một

trong số ít tác giả viết tiểu thuyết mà tiểu thuyết nào của chị cũng đều dành được

những giải thưởng văn chương: Thức giấc đạt giải thưởng cuộc thi tiểu thuyết do

Hội Nhà văn tổ chức năm (2008-2010); Giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội năm 2011

với tiểu thuyết Nhân gian.

Với giọng điệu trữ tình, sâu lắng, Thùy Dương viết về cuộc đời con người

bằng những trải nghiệm cá nhân, thấm đẫm dấu ấn suy tư về cuộc đời nhân sinh

cùng những trạng thái tâm linh hư ảo. Tác phẩm của chị có khả năng phản ánh các

vấn đề gay gắt, nóng bỏng của xã hội hiện đại, đặc biệt có khả năng khai thác

chiều sâu những góc khuất “thế giới bên trong” con người. Để làm được điều đó,

nhà văn đã nhìn hiện thực cuộc sống và con người bằng góc nhìn mới đồng thời

mạn dạn thực hiện nhiều thể nghiệm trong lối viết. Điều này đã khiến cho nghệ

thuật tự sự trong tiểu thuyết của Thùy Dương chứa đựng nhiều yếu tố đổi mới,

sáng tạo, mang lại giá trị và những hiệu quả nghệ thuật nhất định.

2

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Với những đổi mới, sáng tạo trong nghệ thuật tiểu thuyết, những sáng tác

của Thùy Dương cần được nghiên cứu một cách hệ thống nhằm ghi nhận đúng

mức những đóng góp của Thùy Dương trong dòng chảy văn học Việt Nam đương

đại. Đó cũng chính là lý do vì sao chúng tôi lựa chọn Nghệ thuật tự sự trong tiểu

thuyết của Thùy Dương làm đề tài nghiên cứu.

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Tiểu thuyết là thể loại “máy cái”, giữ vị trí trung tâm của một nền văn học.

Bất cứ một nền văn học lớn nào cũng không thể nào vắng bóng tiểu thuyết. Bởi

thế, tiểu thuyết góp phần quan trọng trong việc làm nên diện mạo của một nền văn

học. Đặc biệt, với đặc trưng tiêu biểu của thể loại, nói như Bakhtin – tiểu thuyết

là thể loại văn học tiếp nhận hiện thực đời sống ở thì hiện tại chưa hoàn thành –

là thể loại văn chương luôn biến đổi, “nòng cốt thể loại chưa hề rắn lại” và chúng

ta chưa thể đoán định được hết những biến đổi của nó, thì gắn liền với sức sống

của thể loại này chính là những đổi mới không ngừng trong nghệ thuật tự sự của

tiểu thuyết để vượt qua những khuôn khổ sẵn có của thể loại. Chính vì thế mà

những nghiên cứu về tiểu thuyết nói chung cũng như nghệ thuật tự sự trong tiểu

thuyết Việt Nam đương đại luôn là một vấn đề quan trọng, thu hút sự quan tâm

bàn luận của các nhà nghiên cứu, các học viên, sinh viên và độc giả yêu mến văn

chương.

Tác giả Nguyễn Văn Long và Lã Nhâm Thìn đã có nhiều ý kiến về tiểu

thuyết và được ghi lại trong cuốn Văn học Việt Nam sau nam 1975 - những vấn

đề nghiên cứu và giảng dạy. Trong công trình Văn học Việt Nam sau năm 1975 -

những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy cũng tập hợp nhiều bài nghiên cứu về tiểu

thuyết Việt Nam đương đại như: Bùi Việt Thắng với bài viết Tiểu thuyết Việt

Nam sau 1975 - nhìn từ góc độ thể loại; Nguyễn Hòa với Một cách lý giải về thực

trạng tiểu thuyết Việt Nam đương đại; Nguyễn Bích Thu với Ý thức cách tân trong

tiểu thuyết Việt Nam sau 1975; Nguyễn Thị Bình với Về một huớng thử nghiệm

3

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

của tiểu thuyết Việt Nam từ cuối thập kỷ 80 đến nay…Các tác giả khẳng định tiểu

thuyết Việt Nam đang phát triển theo hướng hiện đại hóa với nội dung và cách

thức thể hiện mới phức tạp, đa chiều. Ở đó, các tác giả cũng nhận thấy, hướng đi

này vấp phải nhiều hoài nghi từ giới phê bình song nó đã đánh thức nền văn học

của chúng ta, tạo nên một sinh khí mới. Những tác giả trên ngoài khẳng định ý

thức cách tân của tiểu thuyết Việt Nam đương đại thì cũng đã đề cập khái quát về

nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Việt Nam thời kì này. Các tác giả nhận thấy sự

cố gắng học tập của tiểu thuyết Việt Nam để bắt kịp những đổi mới nghệ thuật tự

sự của tiểu thuyết đương đại Việt Nam với thế giới, nổi bật nhất là trong việc tạo

điểm nhìn của người kể và ngôi kể chuyện. Xuất phát từ nhu cầu đổi mới tự thân

nhằm khám phá các phương diện của đời sống, các nhà văn đều ít nhiều có những

đổi mới nhất định trong cách viết, cách nhìn so với văn học trước đây.

Bên cạnh những công trình đề cập đến những đổi mới trong nghệ thuật tiểu

thuyết nói chung là những ý kiến bàn luận đến tác phẩm của Thùy Dương.

Với những thành công nhất định, ít nhiều đã được thừa nhận, Thùy Dương

đã trở thành cái tên được nhiều sự quan tâm của độc giả cũng như nhà phê bình.

Một số nhà phê bình đã đi sâu tìm hiểu những đề tài, những ý tưởng, những cách

viết khá táo bạo và mới mẻ của chị cũng như nhận thấy ở nữ nhà văn này một vốn

hiểu biết, một vốn sống phong phú và nhiều nét sắc sảo, độc đáo.

Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên đã nhận xét đúng về thông điệp mà Thùy

Dương muốn gửi đến người đọc. Sau khi đọc Thức giấc – một tiểu thuyết nổi

tiếng của Thùy Dương, ông đã nhận xét như sau: “đọc hấp dẫn và xúc động như

một lối kể linh hoạt mà điềm đạm, nhờ một giọng điệu văn chương gợi được xúc

cảm và trầm tưởng, nhờ tính nữ và tính mẫu thấm đẫm bên trong. Thức giấc sau

một cơn mê ngủ. Thức giấc sau một thời lầm lạc. Thức giấc sau những dối lừa,

giả trá. Thức giấc sau những khổ đau. Thức giấc sau những hạnh phúc. Thức giấc

4

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

để biết mình còn biết đau, buồn, giận dữ và yêu thương. Thức giấc để sống như

một con người bình thường” [21]

Nhà văn Tô Hoàng lại có đánh giá riêng về tiểu thuyết Nhân gian của Thùy

Dương. Đọc Nhân gian, Tô Hoàng vẫn nhận ra "một thế mạnh rất riêng, một dòng

cảm xúc không phải người viết nào cũng khơi nguồn được, một điều gì như một

mảng hiện thực đầy ám ảnh - dù ngổn ngang, bề bộn trăm điều phải quan tâm

trong cuộc sống hôm nay - nữ nhà văn cũng không thể gạt bỏ sang một bên" [15].

Đọc tiểu thuyết của Thùy Dương, người đọc nhận ra một thế giới riêng, không

thể trộn lẫn. Đó là thế giới của cuộc đời thực phức tạp xen lẫn với thế giới tâm

linh lẩn khuất, thế giới cõi âm chưa từng biết đến và thế giới của dòng ý thức, của

sự đồng cảm. Thế giới ấy được chị dày công tạo dựng từ đức tin, từ cảm hứng về

những con người, cuộc đời gần gũi quanh chị.

Tác giả Cẩm Thúy khi nhận xét về Ngụ cư - tiểu thuyết được giải B Hội

nhà văn Việt Nam năm 2002 – 2005 của Thùy Dương lại cho rằng đây là "bước

tiến mới của Thùy Dương". Tác giả khẳng định giọng văn của Thùy Dương "vẫn

nhẹ nhàng, chải chuốt câu chữ, vẫn bảng lảng tình quê" và "đã có một bước

chuyển, một sự trải nghiệm già dặn trong cách nhìn và cảm nhận về cuộc đời, về

con người của tác giả" [32].

Nhà thơ Hữu Thỉnh trong Báo cáo tổng kết cuộc thi tiểu thuyết 2002-2004

đã nhấn mạnh đến: “Một thành công khác là mảng tiểu thuyết tiếp cận đời sống

ngày nay với sự quan tâm chung về chủ đề đạo đức xã hội…"Ngụ cư" của Thùy

Dương, "Tường thành" của Võ Thị Xuân Hà đề cập đến cuộc sống đô thị trong đó

nhiều giá trị mới đang được hình thành nhưng cũng ngầm chứa biết bao nhiêu

hiểm họa” (Báo Văn Nghệ số 37; 10-9-2005).

Nhà phê bình Phong Lê nhận thấy: “Trong "Ngụ cư", Thùy Dương đã

làm rõ lên một mảng sống đô thị, với dấu ấn đặc trưng của nó, khiến ai là dân

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!