Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghệ thuật tự sự và trữ tình trong thơ chữ Hán Cao Bá Quát
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
LÂM THỊ BẮC
NGHỆ THUẬT TỰ SỰ VÀ TRỮ TÌNH
TRONG THƠ CHỮ HÁN CAO BÁ QUÁT
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
THÁI NGUYÊN - 2021
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
LÂM THỊ BẮC
NGHỆ THUẬT TỰ SỰ VÀ TRỮ TÌNH
TRONG THƠ CHỮ HÁN CAO BÁ QUÁT
Ngành: Văn Học Việt Nam
Mã ngành: 8 22 01 21
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Ngô Thị Thanh Nga
THÁI NGUYÊN - 2021
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực chƣa từng đƣợc công bố
trong một công trình khoa học nào khác.
Thái Nguyên, tháng 7 năm 2021
Tác giả luận văn
Lâm Thị Bắc
ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo hƣớng dẫn khoa học
TS. Ngô Thị Thanh Nga đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong
mọi mặt để tôi thực hiện luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban chủ nhiệm khoa Ngữ văn,
Phòng đào tạo Sau đại học trƣờng Đại học sƣ phạm Thái Nguyên, cùng toàn thể
các thầy cô giáo đã tham gia giảng dạy chuyên ngành Văn học Việt Nam K27
(2019 - 2021).
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu trƣờng THPT Tú Đoạn, huyện
Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn cùng toàn thể các đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, thầy cô và bè bạn đã luôn
hỗ trợ, hợp tác, giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập,
nghiên cứu và thực hiện luận văn này.
Thái Nguyên, tháng 7 năm 2021
Tác giả luận văn
Lâm Thị Bắc
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................ii
MỤC LỤC ..........................................................................................................iii
MỞ ĐẦU.............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................2
3. Lịch sử vấn đề..................................................................................................2
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................6
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................6
6. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................6
7. Đóng góp mới của đề tài..................................................................................7
8. Cấu trúc luận văn.............................................................................................7
Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI...........8
1.1. Những vấn đề lí luận.....................................................................................8
1.1.1. Khái niệm tự sự .........................................................................................8
1.1.2. Khái niệm trữ tình....................................................................................10
1.2. Những vấn đề thực tiễn...............................................................................14
1.2.1. Về tiểu sử Cao Bá Quát ...........................................................................14
1.2.2. Quan niệm thơ văn của Cao Bá Quát ......................................................21
Tiểu kết chƣơng 1..............................................................................................29
Chƣơng 2: NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG THƠ CHỮ HÁN CAO
BÁ QUÁT .........................................................................................................30
2.1. Phƣơng thức tự sự trực tiếp và chân thực...................................................30
2.2. Phƣơng thức tự sự thiên về miêu tả, biểu hiện tâm lí.................................39
2.3. Nhịp kể và phƣơng thức kể chuyện linh hoạt.............................................46
2.4. Ngôn ngữ kể mộc mạc, giản dị...................................................................53
iv
Tiểu kết chƣơng 2..............................................................................................59
Chƣơng 3: NGHỆ THUẬT TRỮ TÌNH TRONG THƠ CHỮ HÁN
CAO BÁ QUÁT ...............................................................................................60
3.1. Phƣơng thức phản ánh thế giới chủ quan của tác giả.................................60
3.1.1. Biểu hiện trực tiếp ...................................................................................60
3.1.2. Biểu hiện gián tiếp..................................................................................64
3.2. Ngôn ngữ trữ tình .......................................................................................66
3.2.1. Ngôn ngữ thơ hàm súc, cô đọng..............................................................66
3.2.2. Ngôn ngữ giàu tính nhạc .........................................................................73
3.2.3. Ngôn ngữ giàu tính họa ...........................................................................77
3.3. Giọng điệu trữ tình .....................................................................................81
2.2.1. Giọng điệu kiêu hãnh, tự hào...................................................................83
2.2.2. Giọng điệu khuyên bảo, dặn dò...............................................................84
2.2.3. Giọng điệu oán trách, bi phẫn..................................................................87
3.4. Sự kết hợp giữa nghệ thuật tự sự và trữ tình trong thơ chữ Hán
Cao Bá Quát......................................................................................................88
Tiểu kết chƣơng 3..............................................................................................95
KẾT LUẬN.......................................................................................................96
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................98
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Lí do khoa học
Cao Bá Quát (1809-1855) là một nhà thơ có tài năng và bản lĩnh, đƣợc
ngƣời đời tôn là Thánh Quát. Thơ văn ông bộc lộ thái độ phê phán mạnh mẽ
chế độ phong kiến trì trệ, bảo thủ và chứa đựng tƣ tƣởng khai sáng có tính chất
tự phát, phản ánh nhu cầu đổi mới của xã hội Việt Nam trong giai đoạn giữa thế
kỉ XIX. Nghiên cứu về cuộc đời và thơ ca của ông là rất cần thiết và hấp dẫn
với nhiều thế hệ.
Cao Bá Quát đã để lại một di sản quý giá về thơ ca, đặc biệt là thơ chữ
Hán. Việc tìm hiểu thơ văn của ông không phải là điều đơn giản bởi vì chủ yếu
đó là các tác phẩm đƣợc viết bằng chữ Hán, để hiểu hết về ngôn ngữ, về cách
diễn đạt cho thấu đáo không phải là dễ dàng.
1.2. Lí do thực tiễn
Trong trƣờng THPT hiện nay, thơ văn Cao Bá Quát chiếm một phần nhỏ
trong nội dung giảng dạy. Học sinh chỉ đƣợc biết đến ông trực tiếp qua bài thơ
Sa hành đoản ca (Bài ca ngắn đi trên bãi cát) và gián tiếp qua hình tƣợng nhân
vật Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân mà tác giả
lấy nguyên mẫu cho hình tƣợng nhân vật của mình là Cao Bá Quát, ở chƣơng
trình Ngữ văn lớp 11. Với thời lƣợng và nội dung hạn chế nhƣ vậy, giáo viên và
học sinh trong trƣờng THPT chƣa có điều kiện tìm hiểu sâu về con ngƣời, nhân
cách, tƣ tƣởng và phong cách nghệ thuật của Cao Bá Quát. Việc giảng dạy và
học tập về tác giả này mới chỉ dừng lại ở giới thiệu khái quát về cuộc đời, con
ngƣời của ông, thậm chí những kiến thức này cũng không đƣợc khắc sâu mà còn
rất hời hợt và sơ sài. Trong khi đó, thơ văn của ông chứa đựng một tƣ tƣởng lớn
lao hơn thế rất nhiều đó là tƣ tƣởng khai sáng, đổi mới xã hội Việt Nam ở thế kỉ
XIX. Từ những lí do khoa học và thực tiễn trên, chúng tôi chọn đề tài “Nghệ
thuật tự sự và trữ tình trong thơ chữ Hán Cao Bá Quát” để nghiên cứu.
2
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài luận văn nhằm hƣớng tới những mục đích sau:
2.1. Góp phần tìm hiểu một cách có hệ thống, sâu sắc và cụ thể hơn về
giá trị thơ chữ Hán của Cao Bá Quát, đặc biệt là về mặt nghệ thuật qua việc
đi sâu vào vấn đề “Nghệ thuật tự sự và trữ tình trong thơ chữ Hán Cao Bá
Quát”. Qua đó, hiểu thêm nét độc đáo về nghệ thuật thể hiện trong thơ viết
bằng chữ Hán của Cao Bá Quát; thấy rõ mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời
sống hiện thực đã ảnh hƣởng, chi phối tƣ duy thơ ca của tác giả, giúp ta nhận
ra thái độ chính trị, tƣ tƣởng, tình cảm của nhà thơ đối với bản thân và nhân
dân, tấm lòng nhân đạo sâu sắc, khẳng định vị trí của ông trong nền văn học
nƣớc nhà.
2.2. Nghiên cứu đề tài “Nghệ thuật tự sự và trữ tình trong thơ chữ Hán
Cao Bá Quát” giúp cho ngƣời viết có thêm một lƣợng kiến thức về Cao Bá
Quát để giảng dạy ở trƣờng THPT, đặc biệt là công tác ôn thi học sinh giỏi
đƣợc tốt hơn. Hơn nữa, đây cũng là một tác gia đang đƣợc chú ý để nghiên cứu
sâu hơn. Việc tìm hiểu vấn đề này nhằm kế thừa và phát triển những nghiên
cứu trƣớc đây, và sẽ góp phần đem đến nhiều hiểu biết về thơ văn Cao Bá Quát
nói chung và thơ văn chữ Hán của ông nói riêng.
3. Lịch sử vấn đề
Cao Bá Quát là một nhà thơ lớn và xuất sắc dƣới chế độ phong kiến thời
nhà Nguyễn. Ông là một ngƣời có tài năng xuất chúng, có nhân cách lớn của
một nhà nho, sống gần gũi nhân dân lao động nên có tƣ tƣởng tiến bộ, thƣơng
dân, yêu nƣớc, căm giận bộ máy cai trị nhà Nguyễn tham nhũng, hà khắc, thẳng
tay đàn áp, bóc lột dân chúng. Xét về góc độ thơ ca thì, Cao Bá Quát là một nhà
thơ lớn và đáng kính trọng, đáng học hỏi. Chỉ tiếc là thơ của ông phần lớn đƣợc
viết bằng chữ Hán, nên việc phổ biến có khó khăn, hạn chế nhƣng khi đi sâu
vào nghiên cứu thì ngƣời ta sẽ học đƣợc rất nhiều từ quan điểm nghệ thuật và
phong cách thơ đặc sắc của Cao Bá Quát.
3
Năm 1853, Cao Bá Quát đã trở thành một trong những ngƣời lãnh đạo
của cuộc khởi nghĩa Mỹ Lƣơng, chết giữa trận tiền Quốc Oai năm 1855. Vua
Tự Đức đã ra lệnh thu hồi và tiêu hủy những tác phẩm văn chƣơng của ông.
Tuy nhiên, Cao Bá Quát đƣợc dân chúng kính ngƣỡng về nhân cách, tài hoa,
khí phách và tinh thần yêu nƣớc thƣơng dân nên đã cất giấu đƣợc khá nhiều tác
phẩm của nhà thơ. Tác phẩm của Cao Bá Quát còn đƣợc lƣu truyền đến nay là
1353 bài thơ, 21 bài văn xuôi, một số bài ca trù và khá nhiều câu đối.
Từ trƣớc Cách mạng tháng Tám, cuộc đời và thơ văn Cao Bá Quát đã
đƣợc nhiều ngƣời quan tâm nghiên cứu khá sớm nhƣng đó chủ yếu là những
bài kể hoặc tả lại về cuộc đời của Cao Bá Quát, những bài thống kê về các sáng
tác của ông, hoặc thảng có một vài bài bình luận đánh giá về một vài bài thơ
của Cao Bá Quát. Phải đến sau khi thống nhất đất nƣớc 1975 vấn đề về Cao Bá
Quát mới đƣợc nghiên cứu đầy đủ và sâu rộng hơn. Trong luận văn này chúng
tôi xin điểm qua một vài công trình nổi bật nhƣ sau:
Năm 1978, Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp in bộ sách
Văn học Việt Nam (nửa cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX ) gồm 2 tập của
nhà nghiên cứu Nguyễn Lộc (Cuốn này đến năm 1999 đƣợc in gộp với bộ Văn
học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX [Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp
xuất bản 1971] thành cuốn Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII - hết thế kỷ
XIX). Với công trình này thì thơ văn Cao Bá Quát mới đƣợc nghiên cứu ở một
mức độ sâu hơn, gần nhƣ khái quát đƣợc hết nội dung tƣ tƣởng của thơ văn
Chu Thần Cao Bá Quát [22, 518-543]. Tuy nhiên đây chỉ mới dừng lại ở một
góc độ giáo trình, chƣa phải là một công trình chuyên khảo, chuyên sâu về một
lĩnh vực có mức độ cụ thể hơn.
Đến năm 1987, Nhà xuất bản Văn học cho in công trình tiểu luận Các
nhà thơ cổ điển Việt Nam, tập II của Xuân Diệu trong đó có bài viết về Cao Bá
Quát (bài viết đƣợc in trong Tác phẩm mới, H, số 11 - 1971). Trong bài tiểu
luận này, nhà thơ Xuân Diệu đã có những phát hiện hay và tâm huyết đối với
4
thơ chữ Hán của Cao Bá Quát khi ông cho thơ Cao Bá Quát là “chí khí và tâm
huyết” [11]. Tuy nhiên bài viết mới chỉ dừng lại ở bình luận và chƣa đƣa ra
đƣợc các đề mục cũng nhƣ chƣa thể khái quát hết đƣợc nội dung tƣ tƣởng của
thơ văn Cao Bá Quát.
Đến năm 2003, nhà nghiên cứu Nguyễn Huệ Chi trong Tạp chí Văn học
số 8 đã có bài viết “Tiếp cận nghệ thuật đối với hai chủ đề độc đáo trong thơ
Cao Bá Quát". Trong bài viết này, tác giả đã đi sâu tìm hiểu hai chủ đề: chủ đề
trữ tình bi phẫn và chủ đề về cái nhìn tỉnh táo, nhạy cảm đối với tấn bi kịch lớp
ngƣời “dƣới đáy” trong số rất nhiều chủ đề trong thơ Cao Bá Quát.[6]
Thời gian gần đây, vấn đề về thơ chữ Hán Cao Bá Quát nhận đƣợc quan
tâm nhiều hơn, trong công trình nghiên cứu Cao Bá Quát- Lương tâm và khí
phách qua thơ chữ Hán, Đinh Thị Thái Hà đã đi sâu vào tìm hiểu nội dung thơ
chữ Hán của Cao Bá Quát (con ngƣời, thời đại, lƣơng tâm và khí phách). Qua
đó tác giả khẳng định những giá trị trong sáng tác chữ Hán của Chu Thần [14].
Khi đi sâu vào tìm hiểu về “Tính tự sự” trong thơ chữ Hán của Cao Bá
Quát, chúng tôi nhận thấy có một số công trình sau:
Vấn đề “Tính tự sự trong thơ chữ Hán Cao Bá Quát” đã xuất hiện rải rác
ở một số công trình nghiên cứu. Đó là những lời giới thiệu, hay là một số tiểu
luận trên các tạp chí văn học hoặc là các công trình văn học sử.
Trong cuốn Thơ văn Cao Bá Quát, Vũ Khiêu đã phần nào đề cập đến
“tính tự sự” trong thơ chữ Hán của Cao Bá Quát với những “hoàn cảnh riêng”
in bóng trong tác phẩm. Đồng thời ông cũng chỉ ra đối tƣợng mà nhà thơ hƣớng
tới để kể, tả khá nhiều trong tập thơ. Họ là ngƣời dân nghèo khổ, các nhân vật
lịch sử… và đôi khi là chính bản thân ngƣời nghệ sĩ. Tác giả có những nhận xét
về biểu hiện tính tự sự trong thơ ca chữ Hán Cao Bá Quát [16]
Cuốn Cao Bá Quát về tác gia và tác phẩm (Nhiều tác giả, Nxb Giáo dục,
2006) [31] là công trình nghiên cứu tập hợp đƣợc khá nhiều bài viết về Cao Bá
Quát. Ở đó vấn đề “Tính tự sự trong Thơ chữ Hán Cao Bá Quát” cũng rất đƣợc các
tác giả quan tâm. Tiêu biểu là một số ý kiến sau đây: