Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghệ thuật tự sự của phan tứ qua tiểu thuyết mẫn và tôi
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
NGUYỄN TRẦN KHÁNH VY
NGHỆTHUÂT TỰ SỰ CỦA PHAN TỨ ̣
QUA TIỂU THUYẾT MẪN VÀ TÔI
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60. 22. 34
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Đà Nẵng - Năm 2012
Công trình được hoàn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Người hướng dẫn khoa học: TS. PHAN NGỌC
THU
Phản biện 1: TS. Nguyễn Thành
Phản biện 2: PGS. TS. Hồ Thế Hà
Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng
chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học Xã
hội và Nhân văn họp tại Đại học Đà Nẵng vào
ngày 25 tháng 8 năm 2012
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm thông tin – Học liệu, Đại học Đà Nẵng
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Phan Tứ (1930-1995) là một trong những nhà văn - chiến sĩ
tiêu biểu của nền văn xuôi cách mạng Việt Nam. Từ trong cuộc
kháng chiến chống Pháp, đến những năm chiến tranh giải phóng
miền Nam, ông đều là người có mặt ở tuyến đầu. Sự nghiệp văn
chương Phan Tứ để lại đã góp phần phản ánh và biểu hiện chân
thực, sinh động cuộc sống và con người trong những tháng năm vô
cùng gian khổ, ác liệt, nhưng cũng rất đỗi hào hùng, vẻ vang ấy.
Ông cũng là một trong những nhà văn đã được nhận giải thưởng Hồ
Chí Minh - Giải thưởng cao quý nhất về Văn học Nghệ thuật của
nước ta. Vì vậy, thế giới nghệ thuật với hàng nghìn trang sách của
ông rất cần được tiếp tục nghiên cứu và tìm hiểu thêm từ nhiều
phương diện khác nhau.
Trong hành trình sáng tác của mình, bút lực Phan Tứ đã trải
nghiệm qua nhiều thể loại, nhưng tiểu thuyết vẫn là thể loại được nhà
văn dồn nhiều tâm sức nhất. Ngay từ giai đoạn 1955-1965, với bút
danh Lê Khâm, ông đã được người đọc biết đến với hai cuốn tiểu
thuyết Bên kia biên giới (1958) và Trước giờ nổ súng (1960). Bước
vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, được trở về quê hương,
sau tập truyện ngắn Về làng (1965), tiểu thuyết Gia đình má Bảy
(1968), Phan Tứ đã tiếp tục cho ra đời tiểu thuyết Mẫn và tôi (1972),
một tác phẩm được tái bản nhiều lần, được giới nghiên cứu, phê bình
quan tâm và nhiều bạn đọc một thời mến mộ. Mẫn và tôi cũng là
cuốn tiểu thuyết hội đủ sự chín muồi của phong cách Phan Tứ; đồng
thời cũng đánh dấu một bước tiến của tiểu thuyết của văn học cách
mạng miền Nam hồi bấy giờ; cho đến nay đọc lại vẫn làm ta xúc
động. Vì thế, đi sâu tìm hiểu nghệ thuật tự sự của Phan Tứ qua Mẫn
và Tôi, chính là góp phần phát hiện một nét đặc sắc nổi trội của tác
phẩm và cũng là ghi nhận một đóng góp của nhà văn vào thành tựu
của nền văn xuôi hiện đại Việt Nam viết về đề tài chiến tranh cách
mạng.
Mặt khác, Phan Tứ là người con của quê hương Quảng Nam.
Tuy sinh ra ở Bình Định, nhưng cả cuộc đời ông từ tuổi ấu thơ đến
trưởng thành trong chiến đấu và sáng tạo đều gắn bó máu thịt với
vùng đất Quảng thân yêu này. Do đó, việc nghiên cứu, tiếp cận sự
nghiệp văn chương của Phan Tứ từ nhiều phương diện không chỉ góp
phần tiếp tục tìm hiểu vẻ đẹp truyền thống văn hóa, văn học của một
địa phương, mà còn có ý nghĩa thiết thực cung cấp thêm tư liệu giúp
ích việc dạy học các tác gia, tác phẩm trong chương trình văn học địa
phương ở nhà trường phổ thông hiện nay.
2. Lịch sử vấn đề
Những bài viết, công trình nghiên cứu, tìm hiểu về cuộc đời và
sự nghiệp của nhà văn Phan Tứ, cũng như tiểu thuyết Mẫn và tôi, hầu
hết đã được nhà văn Hoàng Minh Nhân và bà Đinh Thị Phương
Thảo, biên soạn trong tập Mẫn và Tôi sống mãi, Nhà xuất bản Thanh
Niên ấn hành năm 2001.
Một số bài viết trực tiếp liên quan đến đề tài luận văn có thể
điểm lại như sau:
Nguyễn Nghiệp trong bài viết “Mẫn và tôi một bước phát triển
mới của Phan Tứ” đã nêu nhận xét: “về phản ánh hiện thực chiến
đấu, về tầm khái quát của chủ đề, về ý nghĩa điển hình của hoàn
cảnh, đặc biệt là nhân vật Mẫn – một hình ảnh đẹp quán xuyến từ
đầu đến cuối tác phẩm. Mặt khác, tác phẩm còn là sự đổi mới ít
nhiều về bút pháp của tác giả.” [22, tr.187]. Riêng về nghệ thuật tự
sự của tiểu thuyết Mẫn và Tôi, Nguyễn Nghiệp cũng phát hiện: “Tác
giả đã chọn phương thức trình bày câu chuyện theo ngôi thứ nhất.
Cách làm này đã đem lại cho tác phẩm những nét bút táo tợn hơn,
cởi mở hơn trước. Những thủ pháp liên tưởng, hồi tưởng, bộc bạch
nội tâm được sử dụng một cách rộng rãi, phóng khoáng. Mọi việc
đều được thuật lại thông qua tâm trạng, cảm nghĩ của một cái “tôi”
mà nhiều khi người đọc cũng khó phân biệt đâu là của tác giả, đâu là
của nhân vật trong truyện. Tất cả những cái đó đã đem lại cho “Mẫn
và tôi” một không khí trữ tình ít bộc lộ trong những tác phẩm trước
đây của anh, đồng thời cũng làm cho kết cấu cuốn truyện có phần
nhuần nhuyễn hơn trước.” [22, tr.200]. Bên cạnh việc điểm lại
những mặt thành công thì tác giả cũng chỉ ra những mặt hạn chế của
tác phẩm. Tuy nhiên, tác giả cho rằng những tồn tại đó cũng là tồn tại
chung của văn học ta, đặc biệt là tiểu thuyết.
Nếu như Nguyễn Nghiệp đi vào phân tích những bước phát
triển của tiểu thuyết Mẫn và tôi thì Nguyễn Văn Hạnh trong bài
viết“Phan Tứ với Mẫn và tôi” lại chú ý vào nghệ thuật xây dựng
hình tượng nhân vật, đặc biệt là hai hình tượng nhân vật trung tâm
của tác phẩm. Mẫn được xem là nhân vật thành công của Phan Tứ.
Đó là hình ảnh của một nữ thanh niên Việt Nam trong thời đại chống
Mỹ, một cán bộ xã điển hình trong một hoàn cảnh điển hình. Bên
cạnh Mẫn là nhân vật Thiêm. Thiêm xuất hiện ở ngôi thứ nhất, mọi
thứ trong tác phẩm được trình bày thông qua sự hiểu biết, cách cảm
nghĩ, đánh giá của Thiêm. “Với hình thức này, tác phẩm dễ có một sự
thống nhất cao trong quan niệm, giọng văn. Nhà văn phóng khoáng
hơn trong việc lựa chọn chi tiết, quyết định độ đậm nhạt từng cảnh,
đi sâu vào đời sống nội tâm của nhân vật, sử dụng rộng rãi thủ pháp
hồi tưởng, liên tưởng, độc thoại bên trong cho phép hạn chế dung
lượng mà sức bao quát thực tế vẫn lớn. Và đối với những khía cạnh
cuộc sống gần gũi, thân thiết với tâm hồn người kể, có thể tăng thêm
chất trữ tình ấm áp.”[22, tr.216]. Ngoài ra, trong bài viết này tác giả
cũng đã phát hiện ra Phan Tứ rất có ý thức trong việc sử dụng ngôn
ngữ địa phương.
Trong bài “Tiểu thuyết Mẫn và tôi của Phan Tứ”, Phan Cự Đệ
đã đề cập đến rất nhiều khía cạnh được xem là thành công của tác
phẩm: về mặt kết cấu, về nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật
trung tâm. Và tác giả cũng đã nhận xét điểm mới của tác phẩm là
dùng nhân vật chính làm người kể chuyện. Với phương thức nghệ
thuật này khả năng bao quát của người viết có thể bị hạn chế trong
tầm nhìn của nhân vật tuy nhiên “Phan Tứ đã vượt qua được khó
khăn đó và nâng được tầm bao quát sử thi của tác phẩm.” [22,
tr.240].
Thiếu Mai với “Mẫn và tôi của Phan Tứ” cũng đi vào phân tích
nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật trung tâm Mẫn và Thiêm từ
đó chỉ ra những điểm thành công và hạn chế của nhà văn trong việc
xây dựng nhân vật, đặc biệt là Thiêm. Và tác giả đã cho rằng: “Tính
cách của họ càng được bộc lộ rõ nét qua tình yêu của họ. Phan Tứ
muốn ca ngợi tình yêu của họ như “một tình yêu trong một anh hùng
ca”. Quả thật, chúng ta bắt gặp ở đây sự gắn quyện hòa vào nhau rất
hài hòa giữa tình yêu và lý tưởng Cách Mạng, yếu tố này trở thành
động lực thúc đẩy yếu tố kia. Tình yêu của họ giúp mỗi người sống
đúng hơn, đẹp hơn để xứng đáng với người mình yêu. Ở đây không
có mâu thuẫn giữa tình yêu và lý tưởng.” [22, tr.262-263]. Mặt khác,
theo tác giả về văn phong, ngôn ngữ Phan Tứ có ưu điểm khá rõ
“Anh viết trơn, trôi chảy. Anh thành thạo tiếng địa phương, và dùng
tiếng địa phương, đặc biệt là cách nói địa phương nhiều chỗ đạt. Đọc
nhiều trang đối thoại, ta có cảm giác đang đứng trước một người
miền Nam Trung Bộ, và tai nghe chính người ấy nói chứ không phải
người vùng khác. Anh cũng sử dụng vừa phải những câu ca dao tục
ngữ có chọn lọc làm cho câu nói có sức sống và giàu chất triết lý dân
gian.”[22, tr.268-269].
Trong “Phan Tứ từ Về làng đến Mẫn và tôi”, nhà nghiên cứu
Lê Thị Đức Hạnh đã giúp người đọc nhìn lại một cách khái quát và
cụ thể quá trình tự vượt lên chính mình trong trong các sáng tác của
Phan Tứ. Càng về sau các tác phẩm của anh càng có sức hấp dẫn từ
cách xây dựng nhân vật, bố cục, lời văn, ngôn ngữ. Kết thúc bài viết
tác giả cho rằng “bằng các sáng tác của mình, đặc biệt là “Mẫn và
tôi”, Phan Tứ đã có đóng góp đáng quý cho nền văn học cách mạng
miền Nam. Với sức viết luôn luôn tự vượt mình, người đọc còn hi
vọng nhiều hơn ở anh.” [22, tr.307].
Năm 2002, trong bài viết giới thiệu bộ sách Phan Tứ toàn
tập, do Nhà xuất bản Văn học ấn hành, khi đề cập đến tiểu thuyết
Mẫn và Tôi, Mai Hương một lần nữa khẳng định: “Cuốn tiểu thuyết
dày dặn này đã tạo được tiếng vang lớn và thực sự hấp dẫn đối với
nhiều thế hệ công chúng…Với những thành công đặc sắc của
nó,“Mẫn và Tôi” đã chứng tỏ một bước tự vượt mình rất lớn của
Phan Tứ, xét trên nhiều phương diện: tầm khái quát tư tưởng, quy mô
phản ánh hiện thực, nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật tiểu
thuyết..” [14, tr 21].
Tuy vậy, khi nhìn lại một số các bài nghiên cứu trên đây
chúng ta có thể thấy được mỗi bài viết đã phát hiện một vài khía cạnh
thành công của tác phẩm Mẫn và Tôi, nhưng chưa có bài viết nào tập
trung đi sâu trực tiếp nghiên cứu nghệ thuật tự sự -như một thành
công đặc sắc của cuốn tiểu thuyết này.
Vì vậy, trên cơ sở tiếp thu ý kiến của người đi trước, luận văn
sẽ cố gắng tiếp cận nghệ thuật tự sự của Phan Tứ qua tiểu thuyết Mẫn
và tôi để phát hiện thêm đóng góp của nhà văn vào tiến trình phát
triển của nền văn xuôi hiện đại nước ta trong thời kỳ chiến tranh vệ
quốc (1955-1975).
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn chủ yếu tập trung tìm hiểu nghệ thuật tự sự của Phan
Tứ qua hình tượng nhân vật người trần thuật, qua kết cấu, ngôn ngữ
và giọng điệu.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn giới hạn ở tiểu thuyết Mẫn và tôi được in trong cuốn
Phan Tứ toàn tập (tập 2) do Mai Hương sưu tầm-biên soạn và giới
thiệu (Nxb Văn học, Hà Nội, 2002), và có đề cập ít nhiều đến các tác
phẩm khác khi cần thiết so sánh.
4. Phương pháp nghiên cứu
Ngoài phương pháp tự sự học và thi pháp học luận văn sử dụng
phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp lịch sử: Phương pháp này gắn cảm hứng, nội dung
của tác phẩm với bối cảnh lịch sử ra đời để cảm nhận đúng thế giới
nghệ thuật qua ngôn ngữ, giọng điệu trần thuật của tác phẩm.
- Phương pháp hệ thống, cấu trúc: Phương pháp này giúp người viết
nhìn nhận các khía cạnh trong tác phẩm là một yếu tố, một cấu trúc
trong chỉnh thể nghiên cứu để chỉ ra những nét đặc sắc của tác phẩm.
- Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp: Đây sẽ là phương pháp
chủ yếu để người viết phát hiện những phương diện cơ bản về nghệ
thuật tự sự của nhà văn Phan Tứ qua tác phẩm. Từ đó, luận văn có
thể đánh giá những thành tựu và sự đóng góp của nhà văn cho nền
văn học Việt Nam.
- Phương pháp so sánh – đối chiếu (đồng đại và lịch đại): Phương
pháp này giúp người viết chỉ ra những nét tương đồng và khác biệt
về nghệ thuật tự sự của Phan Tứ trong tiểu thuyết Mẫn và tôi so với
các tiểu thuyết khác của nhà văn cũng như so với các nhà văn khác
cùng thời.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
5.1. Luận văn là sự kế thừa những nhận định, đánh giá của các nhà
nghiên cứu đi trước đồng thời là sự vận dụng lý thuyết tự sự học vào
việc nghiên cứu, khảo sát một tác phẩm cụ thể; qua đó nhằm phát
hiện những nét đặc sắc trong nghệ thuật tự sự, một đóng góp nổi bật
của nhà văn.
5.2. Việc giải quyết những vấn đề đặt ra trong luận văn hi vọng mang
lại cho người đọc yêu thích văn chương Phan Tứ một cái nhìn đầy đủ
hơn về tác giả; đồng thời cũng là tài liệu tham khảo bổ ích cho việc
nghiên cứu và giảng dạy về văn xuôi Việt Nam hiện đại nói chung và
văn học địa phương xứ Quảng nói riêng.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần tài liệu tham khảo,
phần nội dung gồm 3 chương:
Chương 1: Nhà văn Phan Tứ và tiểu thuyết “Mẫn và tôi”
Chương 2: Nghệ thuật tự sự thông qua hình tượng nhân vật
người trần thuật.
Chương 3: Nghệ thuật tự sự thông qua kết cấu, ngôn ngữ và
giọng điệu.
CHƯƠNG 1: NHÀ VĂN PHAN TỨ VÀ TIỂU THUYẾT
MẪN VÀ TÔI
1.1. Khái lược về cuộc đời và sự nghiệp nhà văn Phan Tứ
1.1.1. Cuộc đời của một nhà văn – chiến sĩ
Nhà văn Phan Tứ (1930-1995) là một trong những tấm gương
tiêu biểu nhất cho thế hệ nhà văn – chiến sĩ trên văn đàn Việt Nam.
Sự nghiệp của nhà văn Phan Tứ là một biểu hiện sống động nhất của
loại hình nhà văn này, trong nền văn học hiện đại nước ta ở thế kỷ
XX- một thế kỷ chiến tranh và bão táp cách mạng.
Nhà văn đã có những đóng góp không nhỏ cho nền văn học
cách mạng nói riêng và nền văn học Việt Nam nói chung. Với những
đóng góp ấy, ông được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh
năm 2000.
1.1.2. Sự nghiệp văn chương
1.1.2.1. Quan niệm sáng tác
Nhà văn Phan Tứ luôn tâm niệm sáng tác văn chương là “phải
tắm mình trong cuộc sống”, “vừa chung tay xây dựng nó, vừa rèn
giũa mình, chắt chiu gạn lọc mỗi ngày đêm lấy vài nét độc đáo của
nó, không ngừng suy nghĩ và cảm xúc về nó, nghiền ngẫm tìm cách
tái hiện nó”.
Mặt khác, cũng do sống hết mình với thực tiễn đấu tranh cách
mạng, trong quan niệm nghệ thuật của Phan Tứ về hiện thực cũng có
những suy nghĩ và cách thể hiện riêng đầy bản lĩnh, khác với dòng
chảy sử thi quen thuộc của văn xuôi nước ta khi viết về hai cuộc
chiến tranh.
Cũng trong “Tập bản thảo ấy”, ngay khi trở lại chiến trường,
nhà văn đã từng tâm sự: “…tôi vẫn nghĩ rằng nên có những bài viết
về một mặt khác của hiện thực: quá trình vươn tới chủ nghĩa anh
hùng cách mạng của những con người bình thường và cả nhưng
người lạc hậu nữa” [23, tr.83, 84]. Và, ngay từ lúc bấy giờ, Phan Tứ
đã khẳng định rằng: “cần sửa đổi cách nhìn quá đơn giản đối với thực
tế miền Nam, cũng như đối với việc sáng tác về miền Nam”, theo ông
“bức tranh hiện thực cần cả màu sáng lẫn màu tối, bản nhạc cần cả
nốt thanh lẫn nốt trầm” [23, tr.86].Quan niệm như vậy về cách nhìn
và cách phản ảnh hiện thực vào trong tác phẩm văn học, thiết nghĩ
cũng rất cần thiết cho cả người viết hôm nay,
1.1.2.2 Những chặng đường sáng tác
Nhìn một cách khái lược, hành trình gần bốn mươi năm sáng
tác của Phan Tứ trải qua hai chặng đường như sau:
- Chặng đường gắn với bút danh Lê Khâm (từ 1954 đến 1960).
+ Một ngày bên đồn địch (1957) – Truyện ngắn
+ Bên kia biên giới (1958)
+ Trước giờ nổ súng (1960)
- Chặng đường gắn với bút danh Phan Tứ (từ 1964 đến 1995).
+ Về làng (1964) – Truyện ngắn
+ Gia đình má Bảy (1968)
+ Mẫn và tôi (1972)
+ Trại S.T.18 (1974)
+ Trong mưa núi (1984) – Hồi kí
+ Người cùng quê (3 tập, 1985 -1995 – 1996)
Và Từ chiến trường khu V (3 tập, 2011), bộ nhật kí và ghi chép
văn học được người thân của ông tập hợp giới thiệu và xuất bản sau
16 năm kể từ ngày ông mất.
1.2. Vài nét về tiểu thuyết Mẫn và tôi
1.2.1. Hoàn cảnh ra đời.
Giữa năm 1969, Phan Tứ bắt đầu khởi thảo tiểu thuyết Mẫn và
tôi đến tháng 10 năm 1971 tác phẩm hoàn thành với độ dày 670
trang. Năm 1972, nhà xuất bản Giải phóng in thành sách lần đầu, và
sau đó theo yêu cầu của độc giả, tiểu thuyết Mẫn và tôi còn được tái
bản nhiều lần.
Dung lượng hiện thực trong tác phẩm gắn liền với những năm
tháng có nhiều thay đổi trong cục diện chiến trường miền Nam. Đó là
năm 1965, năm phong trào cách mạng ở miền Nam đã có những
bước trưởng thành mới, song cũng là năm kẻ thù thất bại trong chiến
tranh đặc biệt đã âm mưu tiến hành chiến tranh cục bộ, đem quân Mỹ
trực tiếp đổ bộ vào miền Nam nước ta. Cuộc chiến đấu của quân đội
và đồng bào ta phải đối diện với những thách thức mới.
1.2.2. Vị trí của tác phẩm trong sự nghiệp sáng tác của Phan
Tứ
Trong hành trình sáng tác của Phan Tứ, Mẫn và tôi là cuốn tiểu
thuyết thứ tư, và có một vị trí hết sức quan trọng. Nó thể hiện rõ nhất
sự tự vượt mình của nhà văn trên nhiều phương diện…Với sự phát
triển về bút pháp, tác phẩm phần nào khắc phục được nhiều nhược
điểm trước đây nhà văn mắc phải.
Tác phẩm không chỉ ghi nhận một bước trưởng thành đến độ
chín của ngòi bút Phan Tứ, mà còn xứng đáng là một trong những tác
phẩm đánh dấu thành tựu của tiểu thuyết hiện đại Việt trong thời kỳ
chiến tranh vệ quốc.
CHƯƠNG 2
NGHỆ THUẬT TỰ SỰ THÔNG QUA HÌNH TƯỢNG
NHÂN VẬT NGƯỜI TRẦN THUẬT
2.1. Về khái niệm hình tượng nhân vật người trần thuật
2.2. Đặc điểm của hình tượng người trần thuật trong tiểu thuyết
Mẫn và tôi của Phan Tứ
2.2.1. Nhân vật người kể chuyện xuất hiện ở ngôi thứ nhất
Đó là nhân vật Tư Thiêm - một chiến sĩ giải phóng quân, xưng
tôi ngay từ đầu đến cuối tác phẩm. Đây cũng là nhân vật tự thuật lại
từng việc làm và biến cố của cuộc đời mình, cũng như các sự việc và
những nhân vật khác mà anh đã chứng kiến. Nhân vật Thiêm đã được
nhà văn Phan Tứ trao cho trọng trách kể chuyện đồng thời cùng với
Mẫn-cô du kích ở làng Cá Tam Sa, nằm trong vành đai khu căn cứ
Mỹ ở Chu Lai là hai nhân vật trung tâm của tác phẩm.
2.2.1.1. Nhân vật Thiêm
Nằm trong dòng chảy của những tiểu thuyết thờ
i chiến nên
hình tượng nhân vật Thiêm được nhà văn Phan Tứ xây dựng theo
quan niệm con người anh hùng, con người cách mạng. Đó là hình
mẫu của một anh giải phóng quân với những khả năng và sở trường
để trở thành một anh bộ đội chủ lực tại địa phương đầy tài năng và
bản lĩnh. Nhân vật Thiêm với phương thức trần thuật ngôi số một đã
tự thuật lại một cuộc đời đầy biến động của mình thật chân thật.
Hình tượng của người chiến sĩ giải phóng quân với vẻ đẹp nổi
bật của lý tưởng cách mạng. Ở vị thế của người chiến sĩ với nhiệm vụ
đánh giặc và giúp dân đánh giặc Thiêm đã hoàn thành xuất sắc. Anh
hiện lên là một hình mẫu chuẩn mực của anh bộ đội cụ Hồ hết lòng vì
Tổ quốc và dân tộc. Anh đã cống hiến tuổi trẻ đầy nhiệt huyết vì sự
nghiệp của dân tộc mà không hề nuối tiếc.
Vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Thiêm còn được nhà văn Phan
Tứ thể hiện trong một tình yêu đầy trong sáng nhưng không kém
phần mãnh liệt với cô du kích Tam Sa. Qua tình yêu của hai nhân vật
này, tác giả muốn nói đến sức mạnh và vẻ đẹp của tình yêu hòa cùng
lý tưởng trong cuộc chiến đấu. Giữa không khí đầy gian khổ, ác liệt
của chiến trường tình cảm ấy như một một nguồn suối trong lành làm
dịu lại cả không gian khắc nghiệt.
2.2.1.2. Ý nghĩa của phương thức trần thuật ngôi thứ nhất
Viêc lựa chọn ngôi tr ̣ ần thuât th ̣ ứ nhất trong tiểu thuyết Mẫn và
tôi là môṭ lưa ch ̣ on ̣ mớ
i mẻ và
táo bao, ṃ ôt ̣ cách đôt ph ̣ á
trong bú
t
pháp của Phan Tứ so vớ
i chính bản thân nhà văn cũng như một số
nhà văn đương thời. Thông qua phương thức trần thuật ngôi số một,
nhân vật Thiêm chủ yếu kể lai câu chuy ̣ ên của mình t ̣ ừ điểm nhìn bên
trong. Chính điều đó giúp chúng ta vừa cảm nhân đư ̣ ơc một bức tranh ̣
hiện thực chiến đấu sinh động vừa cảm nhân đư ̣ ơc hơi th ̣ ở rất riêng tư
của những con ngườ
i thờ
i chiến khi đến với tiểu thuyết Mẫn và tôi.
Từ điểm nhìn bên trong của nhân vật Thiêm, hiện thực chiến
tranh hiện lên với điểm nhìn và cách cảm nhận của một anh chiến sĩ
giải phóng quân dầy dặn kinh nghiệm chiến đấu. Sự khốc liệt, nóng
bỏng của chiến trường trong sự chuyển giao giữa hai cuộc chiến
tranh đặc biệt và cục bộ, cái khẩn trương trong kế hoạch tìm hiểu
thực chất Mỹ là gì được tái hiện thật sinh động nhưng cũng rất tự
nhiên nhuần nhị dưới cái nhìn, sự đánh giá, thẩm định mang hơi thở
riêng của nhân vật. Bên cạnh sự căng thẳng kịch liệt của các trận
đánh, hiện thực cuộc chiến còn được nhà văn miêu tả ở những
khoảng lặng đời thường rất yên bình. Đó là những giây phút hiếm hoi
nhưng lại là những khoảng khắc tiếp thêm sức sống dẻo dai và mãnh