Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Một số đề xuất trong hình thành và quản lý rừng cộng đồng tại tỉnh Bắc Kạn
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Lê Sỹ Trung Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 37 - 43
45
MỘT SỐ ĐỀ XUẤT TRONG HÌNH THÀNH VÀ QUẢN LÝ RỪNG CỘNG ĐỒNG
TẠI TỈNH BẮC KẠN
Lê Sỹ Trung*
Trường Đại học Nông Lâm –ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Luật bảo vệ phát triển rừng năm 2004 công nhận cộng đồng là một chủ rừng, xong chưa có hướng
dẫn quản lý rừng cộng đồng thống nhất. Kết quả nghiên cứu đã đề xuất được nội dung và các bước
trong hình thành và quản lý rừng cộng đồng trong khu vực nghiên cứu như sau: Quy hoạch và giao
đất giao rừng cho cộng đồng gồn 07 bước; Lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng 5 năm gồm 03
bước; Xây dựng quy ước bảo vệ phát triển rừng cộng đồng gồm 07 bước; Xây dựng quỹ bảo vệ
phát triển rừng cộng đồng gồm 04 bước. Trong các bước của từng nội dung đã chỉ rõ các hoạt
động cần triển khai thực hiện và nhu cầu cần thiết để thực hiện các hoạt động đó. Kết quả này góp
phần từng bước hoàn thiện phương pháp luận trong hình thành và quản lý rừng cộng đồng
Từ khóa: Quy hoạch, Giao đất giao rừng, Lập kế hoạch, Quy chế, Quỹ, quản lý rừng cộng đồng.
∗
ĐẶT VẤN ĐỀ
Các hệ thống quản lý tài nguyên rừng hiện
nay ở nước ta chủ yếu dựa vào các cơ quan
Nhà nước đã và đang tỏ ra thiếu hiệu quả, thể
hiện ở tốc độ suy thoái nguồn tài nguyên rừng
về chất lượng và đa dạng sinh học. Các
nguyên nhân cơ bản dẫn đến suy thoái tài
nguyên rừng ở Việt Nam có thể xếp theo bốn
nhóm nhân tố cơ bản, đó là:
(i) Các nguyên nhân dẫn đến mất rừng vượt
ra ngoài phạm vi ngành Lâm nghiệp, trong
khi đó sự cố gắng giải quyết chỉ đơn thuần
trong ngành;
(ii) Các tổ chức Nhà nước quản lý lâm nghiệp
không đủ năng lực để kiểm soát và quản lý tài
nguyên rừng;
(iii) Việc không thừa nhận hoặc không tôn
trọng các hình thức chiếm dụng và quản lý
rừng truyền thống;
(iv) Giá trị kinh tế từ tài nguyên rừng phần
lớn do các cơ quan Nhà nước khai thác và
hưởng lợi trong khi lợi ích từ rừng dành cho
người dân nơi có rừng quá ít.
Nhằm khôi phục và phát triển vốn rừng, tạo
cơ sở pháp lý cho phát triển lâm nghiệp cộng
∗
Tel:0912150620
đồng, trong những năm qua, Nhà nước đã đề
ra nhiều chính sách, với chủ trương xã hội
hoá nghề rừng như: Quyết định
245/1998/QĐ-TTg ngày 21/12/1998 của Thủ
tướng Chính phủ về việc thực hiện trách
nhiệm quản lý nhà nước của các cấp về rừng
và đất lâm nghiệp; Quyết định 106/2006/QĐBNN ngày 27/11/2006 của Bộ Nông nghiệp
và PTNT về việc ban hành bản Hướng dẫn
hình thành và quản lý rừng cộng đồng dân cư
thôn. Với mong muốn góp phần hoàn thiện
các giải pháp cho quá trình hình thành, tổ
chức thực hiện quản lý rừng cộng đồng,
chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý rừng
cộng đồng khu vực vùng đệm các khu bảo tồn
thuộc tỉnh Bắc Kạn”.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu chúng tôi chia
sẻ một số kinh nghiệm trong hình thành và
quản lý rừng cộng đồng.
MỘT SỐ ĐỀ XUẤT TRONG QUẢN LÝ
RỪNG CỘNG ĐỒNG
Xác lập quyền sử dụng rừng cho cộng đồng
+ Quy hoạch sử dụng đất, giao đất giao rừng
có sự tham gia
Bước 1: Chuẩn bị
- Họp và thành lập ban chỉ đạo GĐ GR
cấp huyện.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn