Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

MỘT SỐ ĐỀ XUẤT GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÓ TÀI SẢN BẢO ĐẢM.doc
MIỄN PHÍ
Số trang
16
Kích thước
145.9 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1254

MỘT SỐ ĐỀ XUẤT GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÓ TÀI SẢN BẢO ĐẢM.doc

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Chương 3: Đề xuất góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động bảo đảm TD GVHD: Nguyễn Quốc Anh

CHƯƠNG 3:

MỘT SỐ ĐỀ XUẤT GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ

HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÓ TÀI SẢN BẢO ĐẢM

TẠI SACOMBANK

3.1 Xu hướng cho vay có bảo đảm bằng tài sản trong giai đoạn hiện nay:

Hiện nay hầu như 100% khoản cho vay của các Ngân hàng thương mại Việt Nam

đều có tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh. Mặc dù có bảo đảm bằng tài sản nhưng không

ít khoản vay đã bị tổn thất một phần hay toàn bộ. Điều đó chứng tỏ rằng các Ngân hàng

thương mại không thể triệt tiêu rủi ro tín dụng bằng các hợp đồng có bảo đảm bằng tài

sản. Do đó cần thiết phải nhận thức đúng về bảo đảm tín dụng, đặc biệt là tín dụng có

thế chấp bằng bất động sản để có biện pháp ngăn ngừa nguy cơ rủi ro của các khoản cho

vay.

Theo quan điểm truyền thống, thế chấp hay cầm cố tài sản chỉ là điều kiện cần, nhằm

mục đích thiết lập cơ sở pháp lý cho một nguồn thu nợ thứ hai khi Ngân hàng thương

mại vì một lý do nào đó bị mất đi nguồn thu nợ chủ yếu là thu nhập trong hoạt động kinh

doanh của khách hàng. Khi cho vay, không một Ngân hàng thương mại nào lại trông chờ

vào việc phát mãi tài sản để thu hồi nợ, mà họ chỉ tiến hành thực hiện quyền truy đòi này

trong các trường hợp bất đắc dĩ mà thôi. Cần phải nhìn nhận rằng thế chấp hay cầm cố

không phải là điều kiện tiên quyếtmà chính năng lực sinh lời của khách hàng mới là cơ

sở cho các quyết định cho vay hay không cho vay của Ngân hàng. Bất động sản thế chấp

thường không bảo đảm cho Ngân hàng thương mại một nguồn thu nợ đầy đủ vì:

- Ngân hàng thương mại không thể định giá chính xác tài sản khi nhận

thế chấp.

- Quá trình thanh lý tài sản rất khó khăn từ khâu tranh tụng đến khâu

phát mãi (chính vì lý do này mà Ngân hàng thương mại thường dành cho

khách hàng quyền chuộc lại hoặc tự bán các tích sản trong hợp đồng tín

SVTH: Đoàn Quốc Anh 61

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!