Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Một Số Đề Xuất Góp Phần Đẩy Mạnh Và Nâng Cao Hoạt Động Tiêu Thụ Sản Phẩm Tại Công Ty Tnhh Sản Xuất Nhựa Việt Nhật Thanh Oai Hà Tây
PREMIUM
Số trang
67
Kích thước
924.0 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1773

Một Số Đề Xuất Góp Phần Đẩy Mạnh Và Nâng Cao Hoạt Động Tiêu Thụ Sản Phẩm Tại Công Ty Tnhh Sản Xuất Nhựa Việt Nhật Thanh Oai Hà Tây

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

0

MỤC LỤC

Đặt vấn đề

Trang

1

Phần 1: Nội dung Cơ sở lý luận về tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp. 3

1. Khái niệm, vai trò, nội dung tiêu thụ sản phẩm 3

2. Các nhân tố ảnh hưởng tới tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. 19

Phần 2: Tìm hiểu đặc điểm tình hình và kết quả sản xuất kinh doanh của

Công ty.

22

1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty 22

2. Đặc điểm cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty 23

3. Đặc điểm vốn sản xuất kinh doanh của Công ty trong 3 năm 24

4. Tình hình tổ chức quản lý và tổ chức lao động của Công ty 26

5. Tình hình tổ chức sản xuất và đặc điểm sản phẩm của Công ty. 30

6. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty 32

7. Phương hướng phát triển của Công ty trong năm 2008 và những năm tới. 35

8. Những thuận lợi và khó khăn của Công ty. 35

Phần 3: Phân tích hiện trạng tổ chức và hiệu quả tiêu thụ sản phẩm tại

Công ty

37

1. Công tác tổ chức quản lý hoạt động tiêu thụ của Công ty 37

1.1. Tổ chức lao động trong khâu tiêu thụ tại Công ty 37

1.2. Nội dung tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty 37

1.3. Chiến lược tiêu thụ của Công ty 39

1.4. Tổ chức hệ thống kênh phân phối 43

2. Kết quả hoạt động tiêu thụ của Công ty 45

3. Đánh giá hiệu quả hoạt động tiêu thụ của Công ty 50

4. Những thành công và tồn tại trong công tác tiêu thụ của Công ty 56

Phần 4: Đề xuất giải pháp góp phần đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả tiêu

thụ sản phẩm tại Công ty

59

Kết luận

Tài liệu tham khảo

64

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Với xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, mỗi doanh nghiệp

muốn đứng vững được trên thương trường thì yêu cầu trên hết đó là định hướng

chiến lược cho sản phẩm của mình. Tiêu thụ sản phẩm là một trong những hoạt

động sống còn của mỗi doanh nghiệp, kết quả của khâu tiêu thụ có tác động rất

lớn và đóng vai trò quyết định đối với hiệu quả của quá trình sản xuất kinh

doanh. Chính nhờ khâu tiêu thụ mà doanh nghiệp có thể thu hồi được vốn, thực

hiện được mục tiêu lợi nhuận và các mục tiêu khác. Đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ

sản phẩm, chính là nâng cao tính cạnh tranh các sản phẩm, hàng hóa của doanh

nghiệp, tạo tiền đề cho việc quay nhanh vòng vốn và tái sản xuất mở rộng.

Công ty TNHH sản xuất nhựa Việt Nhật-Thanh Oai-Hà Tây chuyên sản

xuất và cung ứng sản phẩm nhựa cho thị trường trong và ngoài nước, trong những

năm qua Công ty luôn làm ăn có hiệu quả. Có được kết quả đó phải kể đến vai trò

của công tác tiêu thụ sản phẩm.

Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động tiêu thụ sản phẩm trong điều

kiện hiện nay tại Công ty TNHH sản xuất nhựa Việt Nhật, em đã tiến hành nghiên

cứu đề tài: “Một số đề xuất góp phần đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động

tiêu thụ sản phẩm tại Công ty TNHH sản xuất nhựa Việt Nhật-Thanh Oai-Hà

Tây”.

Với ý nghĩa thiết thực của đề tài nghiên cứu tìm ra một số giải pháp nhằm

đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm nhựa của Công ty,

góp phần vào sự phát triển của doanh nghiệp. Em hy vọng sẽ có một số ý kiến có

thể được ứng dụng vào thực tiễn sản xuất kinh doanh của Công ty .

Mục tiêu của khóa luận:

Nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm nhựa tại Công ty TNHH sản xuất

nhựa Việt Nhật, trên cơ sở đó đề xuất một giải pháp nhằm đẩy mạnh và nâng cao

hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty.

2

Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp thu thập số liệu

Theo dõi số liệu từ các báo cáo SXKD, các báo cáo về tiêu thụ sản phẩm tại

các bộ phận kế toán, phỏng vấn bộ phận có liên quan, kế thừa số liệu.

- Phương pháp xử lý số liệu

Dùng các phương pháp phân tích thống kê để tập hợp và xử lý số liệu từ đó

đưa ra các số liệu cần thiết để phục vụ đề tài.

Nội dung nghiên cứu gồm 4 phần:

Phần 1:Nội dung cơ sở lý luận về tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp

Phần 2: Tìm hiểu đặc điểm tình hình và kết quả sản xuất kinh doanh của

Công ty

Phần 3: Phân tích thực trạng tiêu thụ sản phẩm tại Công ty

Phần 4: Đề xuất giải pháp góp phần đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả tiêu thụ

sản phẩm tại Công ty.

3

PHẦN 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP

1. Khái niệm, vai trò, nội dung tiêu thụ sản phẩm

1.1. Khái niệm tiêu thụ sản phẩm

- Theo nghĩa hẹp: Tiêu thụ sản phẩm là quá trình chuyển từ hình thái vật

chất sang hình thái giá trị của sản phẩm. Theo quan điểm này, sản phẩm được coi

là tiêu thụ khi khách hàng chấp nhận thanh toán, quá trình tiêu thụ bắt đầu từ khi

đưa hàng hóa vào lưu thông và kết thúc khi đã bán xong hàng.

- Theo nghĩa rộng: Tiêu thụ sản phẩm là một quá trình bao gồm nhiều

khâu, từ việc tổ chức nghiên cứu thị trường, định hướng sản xuất, tổ chức bán

hàng và thực hiện các dịch vụ trước, trong và sau khi bán hàng. Như vậy theo

quan điểm này thì tiêu thụ sản phẩm là quá trình xuất hiện từ trước khi tổ chức các

hoạt động sản xuất và chỉ kết thúc khi bán được sản phẩm.

- Về bản chất: Tiêu thụ sản phẩm chính là quá trình thực hiện giá trị của sản

phẩm, là giai đoạn đưa sản phẩm từ người sản xuất đến người tiêu dùng. Quá trình

này người sản xuất có thể thu hồi vốn đầu tư để trang trải các chi phí sản xuất và

tiếp tục quá trình tái sản xuất.

1.2. Vai trò tiêu thụ sản phẩm

1.2.1. Đối với nền kinh tế quốc dân

Hoạt động tiêu thụ sản phẩm có vai trò quan trọng trong việc cân đối giữa

cung và cầu của nền kinh tế quốc dân đảm bảo cho lưu thông hàng hóa được diễn

ra bình thường và trôi chảy tránh hiện tượng mất cân đối giữa cung và cầu trong

xã hội. Đồng thời tiêu thụ sản phẩm cũng giúp cho các doanh nghiệp nắm bắt

được nhu cầu thị trường từ đó xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh trong giai

đoạn tiếp theo.

Hoạt động tiêu thụ sản phẩm được tổ chức tốt thúc đẩy nhanh quá trình

phân phối lưu thông hàng hóa, tái sản xuất xã hội càng tiến hành nhanh chóng,

4

sản xuất càng phát triển nhanh cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.

1.2.2. Đối với doanh nghiệp

Hoạt động tiêu thụ sẩn phẩm đối với doanh nghiệp đóng vai trò vô cùng

quan trọng. Tiêu thụ được đẩy mạnh đánh dấu sự thắng lợi của doanh nghiệp đồng

nghĩa với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp đó.

Hoạt động tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò thực hiện giá trị sản phẩm. Khi

sản xuất, doanh nghiệp phải bỏ vốn đầu tư vào nguyên liệu, máy móc trang thiết

bị, nhiên liệu...để sản xuất ra sản phẩm. Như vậy là vốn tiền tệ của doanh nghiệp

được tồn tại dưới dạng hàng hóa. Khi sản phẩm được tiêu thụ, doanh nghiệp thu

hồi được vốn đầu tư để tái sản xuất cho chu kỳ sau và có thể mở rộng sản xuất nhờ

phần lợi nhuận thu được.

Qua hoạt động tiêu thụ có thể thấy được điểm yếu, điểm mạnh của doanh

nghiệp thông qua sức tiêu thụ của sản phẩm. Việc tổ chức hợp lý, khoa học quá

trình tiêu thụ sản phẩm sẽ giảm tới mức tối thiểu loại chi phí, góp phần làm giảm

giá thành, nâng cao khả năng cạnh tranh doanh nghiệp trên thương trường.

Tiêu thụ sản phẩm góp phần củng cố vị trí, thế lực của doanh nghiệp, nâng

cao uy tín của doanh nghiệp với khách hàng thông qua sản phẩm có chất lượng tốt,

giá cả phải chăng, phương thức giao dịch mua bán thuận tiện.

Tiêu thụ sản phẩm là cầu nối giữa người sản xuất với người tiêu dùng, là

thước đo đánh giá độ tin cậy của người tiêu dùng đối với người sản xuất. Cũng

qua đó giúp cho các nhà sản xuất nắm bắt được thị hiếu, để có phương hướng

phục vụ tốt hơn, thu lợi hơn nữa cho doanh nghiệp.

Công tác tiêu thụ sản phẩm trong cơ chế thị trường không đơn thuần là việc

đem sản phẩm bán ra thị trường mà trước khi sản phẩm được người tiêu dùng chấp

nhận thì cần phải có sự lỗ lực cả về mặt trí tuệ lẫn sức lao động của người sản xuất

ra sản phẩm, từ việc điều tra nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng, trang thiết bị máy

móc hiện đại đáp ứng được năng suất và chất lượng sản phẩm, đào tạo tay nghề

5

cho công nhân, cải tiến mẫu mã, giá cả hợp lý...tổ chức đội ngũ nhân viên phục vụ

khách hàng tận tình. Điều đó càng khuyến khích doanh nghiệp đầu tư cải tiến công

nghệ áp dụng khoa học tiên tiến vào sản xuất. Có các chế độ ưu đãi, khen thưởng

cho cán bộ công nhân viên, động viên họ lao động gắn bó quan tâm đối với doanh

nghiệp.

1.3. Nội dung tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp

Trong cơ chế thị trường, hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp bao

gồm hàng loạt các nghiệp vụ, từ khâu nghiên cứu thị trường, nắm bắt nhu cầu thị

trường tổ chức sản xuất và xuất bán theo yêu cầu của khách hàng nhằm mục đích

đạt hiệu quả cao nhất.

Quá trình thực hiện tiêu thụ sản phẩm được trình bày theo mô hình sau:

1.3.1. Nghiên cứu thị trường

Thị trường là nơi mà người mua và người bán tác động qua lại lẫn nhau để

xác định giá cả và lượng hàng mua bán. Như vậy thị trường là tổng thể các quan

hệ về lưu thông tiền tệ, các giao dịch mua bán và dịch vụ.

Hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp bắt đầu từ việc thực hiện tốt

các công tác nghiên cứu, thăm dò và thâm nhập thị trường. Khâu này nhằm mục

tiêu nhận biết và đánh giá khái quát khả năng thâm nhập vào thị trường của doanh

nghiệp mình để từ đó ra định hướng chiến lược cụ thể cho doanh nghiệp, dựa trên

việc trả lời các câu hỏi: Thị trường cần những loại sản phẩm gì? Đặc điểm kinh tế

kỹ thuật của nó ra sao? Ai là người tiêu thụ sản phẩm đó?. Nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường

Chiến lược tiêu thụ

sản phẩm

Đánh giá hiệu quả của họat

động tiêu thụ sản phẩm

Tổ chức chiến lược

tiêu thụ sản phẩm

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!