Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Một Quan Điểm Về Sống Đẹp - CHƯƠNG V AI CÓ THỂ ẢNH HƯỞNG ĐỜI ĐƯỢC HƠN CẢ docx
MIỄN PHÍ
Số trang
30
Kích thước
404.5 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
877

Một Quan Điểm Về Sống Đẹp - CHƯƠNG V AI CÓ THỂ ẢNH HƯỞNG ĐỜI ĐƯỢC HƠN CẢ docx

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

CHƯƠNG V

AI CÓ THỂ ẢNH HƯỞNG ĐỜI ĐƯỢC HƠN CẢ?

1. TA HÃY TỰ TÌM LẤY TA: TRANG TỬ

Trong chương này tôi rán trình bày vài quan niệm của các triết gia Trung Hoa về

một lối sống kiểu mẫu. Tuy họ khác nhau về học thuyết, nhưng hết thảy đều nhận

rằng muốn sống một đời sống sung sướng thì chúng ta phải minh triết và có dũng

khí. Quan niệm tích cực của Mạnh Tử và quan niệm viên hoạt hiếu hoà của Lão

Tử hoà hợp với nhau trong triết lí Trung Dung mà tôi muốn coi là một tôn giáo

chung của dân tộc Trung Hoa. Sự xung đột giữa động (Mạnh Tử) và tĩnh (của Lão

Tử) rút cục đưa tới một sự thoả hiệp này là dân tộc Trung Hoa tự lấy làm mãn

nguyện trong một thế giới rất không hoàn mĩ, tức cõi trần này. Do đó mà có một

triết lí sáng suốt, vui vẻ, và đời sống điển hình của triết lí đó là đời sống của Đào

Uyên Minh, một thi nhân mà tôi cho là vĩ đại nhất, có tư cách điều hoà nhất của

Trung Quốc.

Tất cả các triết gia Trung Hoa đều nhận trong thâm tâm rằng chỉ có mỗi vấn đề

này là khá quan trọng: làm sao hưởng đời được và ai hưởng được đời hơn cả?

Không truy cầu sự toàn thiện, không đeo đuổi những mục đích hão huyền, không

tìm hiểu những cái không thể biết được; bản chất tầm thường của con người ra sao

thì chịu nhận nó như vậy, rồi tự tổ chức lối sống ra sao để có thể yên ổn làm việc,

nhận sự đau khổ với một tinh thần khoáng đạt và sung sướng ở đời.

Chúng ta là ai? Đó là vấn đề thứ nhất nhân loại đặt ra. Gần như không thể giải đáp

được. Nhưng chúng ta đều nhận rằng cái “ta” đương lăng xăng về những hoạt

động hàng ngày đây không phải hoàn toàn là cái “ta” chân thực. Chúng ta biết

chắc rằng trong cuộc sống chúng ta đã đánh mất một cái gì đó. Khi thấy một người

chạy khắp một cánh đồng tìm một vật gì, thì một người hiền minh có thể hỏi

khách bàng quan câu này: Họ đánh mất cái gì vậy? Người thì đoán đánh mất một

cái đồng hồ, người lại đoán đánh mất cây trâm nạm kim cương, mỗi người đưa ra

một phán đoán. Người hiền minh kia cũng chẳng biết rõ sự thực ra sao, đợi cho

mọi người đưa ra hết những ức đoán lầm lẫn ra rồi, mới bảo: “Tôi nói cho các bạn

nghe nhé: họ đánh mất hơi thở của họ đấy!”1[1]. Và ai nghe cũng phải nhận là

đúng.

Trong cuộc sinh hoạt, chúng ta cũng thường quên cái “ta” chân thực của mình đi,

cũng như con chim khách quên nỗi nguy hiểm khi đuổi bắt con bọ ngựa, mà con

này cũng quên nỗi nguy hiểm khi đuổi bắt một con mồi khác trong ngụ ngôn tuyệt

diệu dưới đây của Trang Tử:

“Trang Chu dạo chơi trong vườn Điêu Lăng, thấy một con chim khách kì dị ở

phương Nam bay lại, cánh rộng bảy thước, mắt tròn một tấc, bay sát trán Trang

Chu rồi đậu ở một cây giẻ.

Trang Chu hỏi: “Loài chim nào đây? Cánh lớn như vậy mà không bay đi chỗ khác,

mắt lớn như vậy mà không thấy gì cả”.

Ông bèn vén áo tiến nhanh lại, cầm cây cung lắp đạn muốn bắn nó. Lúc đó ông

thấy một con ve đương hưởng bóng mát mà quên nó đi (không để ý đến chung

quanh). Rồi ông thấy một con bọ ngựa nhảy tới bắt con ve, mà quên chính cái thân

Chú thích:

1[1] Nghĩa là họ đã tìm kiếm hết hơi rồi.

của nó đi; con chim khách kì dị kia thừa cơ vồ lấy nó, cũng vì lợi mà quên thân nó

đi.

Trang Chu thở dài nói: “Ôi! Vật vẫn làm hại lẫn nhau. Lo cái lợi thì thế nào cái

hại cũng theo sau”.

Rồi ông bỏ cây cung, trở về nhà, người coi vườn chạy lại hỏi ông vào vườn y làm

gì.

Trang Chu về nhà rồi, ba tháng không ra khỏi nhà. Lận Thư lấy làm lạ, hỏi: “Sao

thầy lâu quá không ra ngoài?”.

Trang Chu đáp: “Ta giữ cái hình hài của ta mà quên cái chân thân; ngó dòng

nước đục quá mà quên cái vực trong. Vả lại ta nghe thấy Thầy ta dạy rằng “sống

trong cõi tục thì phải theo tục”. Nay ta dạo chơi ở Điêu Lăng mà quên mất thân

ta; con chim khách kì dị kia bay sát trán ta để lại cây giẻ mà quên mất thân nó;

người giữ vườn giẻ đó tưởng ta là kẻ trộm; vì vậy mà ta không ra khỏi nhà

nữa”2[2].

Trang Tử là môn sinh của Lão Tử cũng như Mạnh Tử là môn sinh cũng Khổng Tử,

cả hai đều có khẩu tài, đều sống cách sư phụ khoảng trăm năm. Trang Tử đồng

thời với Mạnh Tử cũng như Lão Tử đồng thời với Khổng Tử. Mạnh Tử đồng ý với

Trang Tử ở chỗ chúng ta đánh mất một phần nhân tính, và nhiệm vụ của triết học

là phải tìm kiếm thu hồi cái phần đánh mất đó, cái mà ông ta gọi là “xích tử chi

tâm” – tấm lòng đứa con đỏ - Ông bảo: “Bậc đại nhân là người không đánh mất

cái “xích tử chi tâm” của mình” (Đại nhân giả, bất thất kì xích tử chi tâm giả

2[2] Sách Trang Tử, thiên Sơn Mộc. (Goldfish)

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!