Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Một Quan Điểm Về Sống Đẹp - CHƯƠNG II QUAN NIỆM VỀ NHÂN LOẠI ppt
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
CHƯƠNG II
QUAN NIỆM VỀ NHÂN LOẠI
1. QUAN NIỆM CỦA HI LẠP VÀ TRUNG HOA1[1]
Khi xét quan niệm của Hi lạp về nhân loại, tôi chú ý nhất tới điều này: họ cho thần
thánh giống với phàm nhân, còn đạo Ki Tô muốn cho phàm nhân theo gót được
Thần Thánh. Cái đám thần ở trên núi Olympe của người Hi Lạp quả là một bọn ưa
khoái lạc, hiếu sắc, đa tình, nóng nảy, gay gổ nhau, lừa dối nhau, đánh xe và ném
lao y như người Hi Lạp vậy; một bọn thần cũng thích hôn nhân và có vô số con
hoang. Thần với người chỉ khác nhau ở chỗ thần làm sấm làm chớp được, tạo
được cây cỏ trên mặt đất, sống hoài mà không chết và uống mật hoa chứ không
uống rượu. Chúng ta thấy thân mật với bọn thần đó quá, có thể đeo bị trên lưng rồi
đi săn với thần Apollon, hoặc giữa đường, vẫy thần Mercure lại, nói đùa với ngài
ít câu, như nói đùa với một người trạm đưa điện tín ở Western Union (Liên Hiệp
Điện Tín Cục của Tây bộ) và nếu câu chuyện phím kéo dài quá thì ta có thể tưởng
tượng rằng ngài sẽ bảo ta: “Đúng lắm. Nhưng xin lỗi nhé, tôi phải đem gấp điện
tín này lại con đường 72”. Thần của dân tộc Hi Lạp là người, khác xa với Đức
Thượng Đế tận thiện của đạo Ki Tô! Những vị thần trên núi Olympe đó chỉ là một
giống người siêu việt thôi, một giống vĩ nhân bất tử (vĩ nhân hiểu theo nghĩa có
nhiều quyền uy, khả năng, chứ không phải có nhiều đạo đức). Trên cái bối cảnh
của núi Olympe đó, người Hi Lạp đã tạo ra được những truyện đẹp lạ lùng như
truyện Démeter2[2], truyện Proserpine3[3] và truyện Orphée4[4]. Sự tín ngưỡng
các vị thần đó học cho là một điều đương nhiên, vì chính Socrate, khi uống thuốc