Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

mối quan hệ giữa trung ương và địa phương thời kỳ phong kiến việt nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Nhà nước và làng xã là hai thực thể song song tồn tại ở Việt Nam trong suốt
quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước. Tồn tại bền vững qua bao triều đại phong
kiến với biết bao biến động, một trong những nhân tố đảm bảo cho quá trình phát
triển liên tục và đầy biến động ấy là đảm bảo được mối liên hệ chặt chẽ giữa trung
ương và địa phương trong đó có làng xã. Việc xây dựng bộ máy nhà nước tập
quyền thống nhất đòi hỏi triều đình trung ương phải nắm được các địa phương,
buộc các địa phương phải tuân thủ theo quỹ đạo quản lý chung của nhà nước.
Trong khi đó, suốt thời kỳ dài của lịch sử làng xã truyền thống Việt Nam được coi
là “pháo đài bất khả xâm phạm” với tính tự trị khá cao, cho nên đây chính là vấn
đề quan trọng mà các triều đại phong kiến phải giải quyết để tạo nên mối quan hệ
gắn bó chặt chẽ giữa trung ương và làng xã.
Ngay từ khi dựng nước, hệ thống hành chính quốc gia Việt Nam và tổ chức
bộ máy nhà nước luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Đến thời phong kiến độc
lập thì hệ thống ấy được xây dựng và kiện toàn qua các triều đại từ Ngô, Đinh -
Tiền Lê cho đến thời Nguyễn. Trải qua quá trình phát triển lâu dài nhà nước trung
ương dần quan tâm và có nhiều chính sách ưu đãi cũng như quản lý chặt chẽ hơn
đối với các địa phương nhằm góp phần làm bền vững tính thống nhất quốc gia và
hạn chế phần nào tính tự trị của các làng xã.
Xuất hiện từ rất lâu đời và phát triển trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt, trải
qua hơn 1000 năm bị phong kiến phương Bắc đô hộ, hệ thống hành chính quốc gia
cũng như tổ chức bộ máy nhà nước ta không thể không học tập mô hình của nhà
nước phong kiến Trung Hoa. Nhà nước lúc này của bọn phong kiến ngoại tộc,
Khưu Hòa đặt hương, đặt chức xã chứng tỏ rằng các triều đại phong kiến Trung
Hoa đã có ý định khuôn làng xã theo những thể thức của chúng. Tuy nhiên ý thức
dân tộc như một giá trị tinh thần đã không làm mất đi tính dân tộc của nhà nước thể
hiện trong kết cấu tổ chức, tên các chức quan, các cơ quan và cả sự phân công,
phân nhiệm giữa các chức quan và cơ quan ấy.