Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Mối quan hệ giữa đăng ký kinh doanh và hiệu lực của hợp đồng thương mại
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
PHẠM NGỌC HIẾU
MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐĂNG KÝ KINH DOANH VÀ
HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
PHẠM NGỌC HIẾU
MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐĂNG KÝ KINH DOANH VÀ
HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật kinh tế. Mã số: 60380107
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Bích Ngọc
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và
thông tin nêu trong luận văn là trung thực.
Tác giả
Phạm Ngọc Hiếu
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA MỐI QUAN HỆ
GIỮA ĐĂNG KÝ KINH DOANH VÀ HIỆU LỰC HỢP ĐỒNG THƯƠNG
MẠI.............................................................................................................................7
1.1. Khái niệm kinh doanh................................................................................8
1.2. Đăng ký kinh doanh và giá trị pháp lý của việc đăng ký kinh doanh.13
1.3. Hợp đồng thương mại dưới hình thức pháp lý của hoạt động kinh
doanh và hiệu lực của hợp đồng thương mại....................................................18
1.3.1. Khái niệm hợp đồng thương mại ........................................................18
1.3.2. Các vấn đề pháp lý về hiệu lực hợp đồng thương mại .......................24
1.4. Bản chất pháp lý về mối quan hệ giữa đăng ký kinh doanh và hiệu lực
hợp đồng thương mại ..........................................................................................35
CHƯƠNG 2. THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT LIÊN QUAN
ĐẾN MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐĂNG KÝ KINH DOANH VÀ HIỆU LỰC HỢP
ĐỒNG THƯƠNG MẠI ..........................................................................................42
2.1. Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật liên quan đến mối quan hệ giữa
đăng ký kinh doanh và hiệu lực hợp đồng thương mại ở Việt Nam...............42
2.1.1. Giai đoạn từ năm 1989 đến năm 2005................................................42
2.1.2. Giai đoạn từ năm 2006 đến nay..........................................................50
2.2. Kinh nghiệm quốc tế ................................................................................61
2.3. Giải pháp hoàn thiện................................................................................63
KẾT LUẬN..............................................................................................................73
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Với vai trò là một trong những phương tiện hữu hiệu để thực hiện các giao
lưu dân sự trong đời sống xã hội, hợp đồng ghi nhận sự thỏa thuận mang tính ràng
buộc của các bên khi tham gia vào quan hệ hợp đồng. Nói các khác, hợp đồng là
“luật” do các bên tự hình thành nên và được pháp luật thừa nhận. Các hợp đồng
trong đó có cả hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh thương mại đều mang bản chất
dân sự, bởi đó là sự thỏa thuận giữa các bên nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt
các quyền và nghĩa vụ dân sự.
Ngày nay, chế định hợp đồng nói chung và hiệu lực hợp đồng nói riêng trở
thành một chế định quan trọng trong hệ thống pháp luật dân sự - thương mại ở Việt
Nam, trở thành đề tài mang tính cấp thiết cho nhiều nghiên cứu, phân tích. Trong
toàn cảnh bức tranh liên quan đến chế định này, vấn đề hiệu lực của hợp đồng đặc
biệt thu hút sự chú ý của nhiều học giả. Một hợp đồng có hiệu lực thì mới làm phát
sinh quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong hợp đồng. Vì vậy, trong quá trình giao
kết, thực hiện, thậm chí chấm dứt hợp đồng, các bên tham gia phải biết rõ về hợp
đồng, những nguyên tắc cơ bản và quy định của pháp luật điều chỉnh hiệu lực của
hợp đồng. Điều đó có nghĩa là việc giao kết và thực hiện hợp đồng của các chủ thể
ngày càng thuận lợi khi pháp luật về hợp đồng cũng như hiệu lực của hợp đồng
càng hoàn thiện.
Với phạm vi điều chỉnh của Bộ luật dân sự năm 20051
, các quy định về hợp
đồng dân sự nói chung được áp dụng cho trong lĩnh vực dân sự, kinh doanh, lao
động và thương mại. Hợp đồng thương mại là một dạng cụ thể của hợp đồng dân
sự. Do đó, hợp đồng thương mại có hiệu lực pháp luật khi tuân thủ các quy định của
Bộ luật dân sự năm 2005 về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng và không thuộc
trường hợp hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu.
Xét trên nhiều phương diện, vấn đề hiệu lực của hợp đồng đã được quy định
khá cụ thể trong Bộ luật Dân sự năm 2005. Tuy nhiên, một số quy định chưa rõ ràng
về hiệu lực hợp đồng gây khó khăn cho cho quá trình áp dụng pháp luật trong thực
tế. Điều kiện về đăng ký kinh doanh của chủ thể trong hợp đồng thương mại là một
trong số những quy định cần được giải thích đó. Pháp luật Việt Nam đề ra những
1 Điều 1 Bộ luật dân sự năm 2005.
2
quy định yêu cầu doanh nghiệp phải đăng ký kinh doanh và hoạt động theo đăng ký
nhằm để phục vụ tốt cho công tác quản lý hành chính nhà nước về hoạt động kinh
doanh. Yêu cầu này đã xuất hiện từ khá sớm ở Việt Nam như tại Điều 13 của Luật
Công ty năm 1990, Khoản 1 Điều 11 Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 1995, Điều
8 Luật Doanh nghiệp năm 1999, Khoản 1 Điều 9 Luật Doanh nghiệp năm 2005.
Trong khi đó, luật cũng quy định rằng chủ thể có quyền tự do kinh doanh – tự do
giao kết hợp đồng được pháp luật công nhận và bảo vệ2
.
Từ những cơ sở trên, vấn đề đặt ra là có hay không có hiệu lực của hợp đồng
trong trường hợp chủ thể giao kết hợp đồng mà nội dung hợp đồng nằm ngoài phạm
vi đăng ký kinh doanh của chủ thể đó? Nếu, giả sử, hợp đồng trong trường hợp này
bị tuyên vô hiệu, liệu rằng điều này có phù hợp với quy định của Bộ luật Dân sự
2005 do không đáp ứng quy định về điều kiện đối với chủ thể hợp đồng3
, hay vi
phạm điều cấm của pháp luật và trái đạo đức xã hội hay hợp đồng vô hiệu4
.
Trong thực tiễn giao kết hợp đồng, việc doanh nghiệp chưa đăng ký kinh
doanh để thực hiện công việc đã thỏa thuận xảy ra khá phổ biến. Với quy định pháp
luật còn bỏ ngõ, hầu hết Tòa án đều tuyên bố hợp đồng vô hiệu
5
. Theo ý kiến của
tác giả, Tòa án không nên tuyên bố hợp đồng vô hiệu nếu thỏa thuận thực hiện một
công việc trong hợp đồng không thuộc ngành, nghề cấm kinh doanh, ngành, nghề
kinh doanh có điều kiện hay hạn chế kinh doanh. Vì xét cho cùng, bản chất của
quan hệ hợp đồng là sự kết hợp chặt chẽ của hai yếu tố tự do ý chí và sự thỏa thuận
của các bên khi giao kết hợp đồng.
2 Điều 57 Hiến pháp năm 1992 quy định: Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật;
Khoản 1 Điều 7 Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định: Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có
quyền kinh doanh các ngành, nghề mà pháp luật không cấm; Điều 389 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: Tự
do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật và đạo đức xã hội. Ngày 01/01/2014, Hiến pháp năm
1992 hết hiệu lực, quyền tự do kinh doanh của công dân được quy định tại Điều 33 Hiến pháp năm 2013:
Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm.
3 Điều 127 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện quy định
tại Điều 122 của Bộ luật này thì vô hiệu. Điểm a Khoản 1 Điều 122 quy định: người tham gia giao dịch có
năng lực hành vi dân sự.
4 Điều 128 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: Giao dịch dân sự có mục đích và nội dung vi phạm điều cấm
của pháp luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu.
5 Quyết định số 02/HĐTP-KT ngày 26/12/2002 “Về vụ tranh chấp hợp đồng cho thuê tài chính” của Hội
đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; Quyết định số 04/HĐTP-KT ngày 27/4/2004 “V/v. Tranh chấp
hợp đồng mua bán lắp đặt dây chuyền chế biến cà phê” của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;
Bản án số 2354/2009/DSPT ngày 10/12/2009 “V/v: tranh chấp hợp đồng dịch vụ” của Tòa án nhân dân
Thành phố Hồ Chí Minh; Bản án số 35/2010/KDTMST ngày 02/08/2010 “V/v hợp đồng mua bán hàng hóa”
của Tòa án nhân dân quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.
3
Từ những phân tích nêu trên, tác giả theo chọn đề tài “Mối quan hệ giữa đăng
ký kinh doanh và hiệu lực của hợp đồng thương mại” làm luận văn thạc sĩ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Hiệu lực của hợp đồng là đề tài đã được nhiều nhà nghiên cứu lý luận cũng
như thực tiễn quan tâm nghiên cứu. Đã có một số Luận văn thạc sĩ và Luận án tiến
sĩ nghiên cứu các đề tài có liên quan đến hiệu lực của hợp đồng, như đề tài “Hợp
đồng kinh tế vô hiệu và hậu quả pháp lý của hợp đồng kinh tế vô hiệu” của tác giả
Lê Thị Bích Thọ6
. Trong công trình nghiên cứu này, tác giả Lê Thị Bích Thọ nghiên
cứu một cách có hệ thống các vấn đề lý luận, các quy định về hợp đồng kinh tế vô
hiệu và hậu quả pháp lý của nó được quy định trong Pháp lệnh hợp đồng kinh tế và
các văn bản hướng dẫn, thực tiễn của việc áp dụng các quy định về hợp đồng kinh
tế vô hiệu, từ đó nêu lên những vướng mắc của thực tiễn áp dụng Pháp lệnh hợp
đồng kinh tế và đưa ra những giải pháp khắc phục hạn chế.
Đề tài nghiên cứu của tác giả Lê Minh Hùng về “Hiệu lực của hợp đồng theo
quy định của pháp luật Việt Nam”7
cũng đóng góp vào việc làm rõ và làm phong
phú thêm cơ sở lý luận, thực tiễn và pháp lý của vấn đề hiệu lực hợp đồng. Thông
qua việc phân tích các vấn đề lý luận, khảo sát thực trạng pháp luật và thực tiễn áp
dụng pháp luật về hiệu lực của hợp đồng Việt Nam, trên cơ sở đối chiếu các quy
định về hiệu lực hợp đồng của một số quốc gia và một số bộ nguyên tắc hợp đồng
quốc tế, tác giả đưa ra những kiến nghị sửa đổi, bổ sung những quy định còn bất
cập, thiếu sót.
Bên cạnh đó, còn có một số sách chuyên khảo và các công trình nghiên cứu
khía cạnh pháp lý liên quan đến vấn đề đăng ký kinh doanh và hiệu lực của hợp
đồng, như: “Luật Hợp đồng Việt Nam – Bản án và Bình luận bản án” của tác giả Đỗ
Văn Đại8
. Trong bài bình luận bản án số 35 và 36 về đăng ký kinh doanh và hiệu
lực của hợp đồng, tác giả đã nêu lên một số bản án từ giai đoạn Pháp lệnh hợp đồng
kinh tế còn hiệu lực đến nay liên quan đến vấn đề đăng ký kinh doanh và hiệu lực
của hợp đồng; đồng thời bình luận về các cơ sở pháp lý mà Tòa án giải quyết tranh
6 Lê Thị Bích Thọ (2002), Hợp đồng kinh tế vô hiệu và hậu quả pháp lý của hợp đồng kinh tế vô hiệu, Luận
án tiến sĩ luật học, Viện nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật, Hà Nội.
7 Lê Minh Hùng (2010), Hiệu lực của hợp đồng theo quy định của pháp luật Việt Nam, Luận án tiến sĩ luật
học, Trường Đại học luật Thành phố Hồ Chí Minh, TP.HCM.
8 Đỗ Văn Đại (2011), Luật Hợp đồng Việt Nam – Bản án và Bình luận bản án, NXB Chính trị quốc gia Sự
thật, Hà Nội.
4
chấp. Các bài báo khoa học đăng trên các tạp chí, như: “Bàn về phạm vi năng lực
pháp luật của pháp nhân kinh doanh” của tác giả Phan Huy Hồng9
, “Sự quay trở lại
đáng lo ngại của một học thuyết lỗi thời” của tác giả Nguyễn Quốc Vinh10. Trong
các bài viết này, các tác giả đưa ra những nhận định về quy định của pháp luật hiện
hành liên quan đến vấn đề đăng ký kinh doanh và hiệu lực của hợp đồng, sự bất cập
trong việc áp dụng những quy định của pháp luật còn bõ ngõ vào thực tiễn, kinh
nghiệm của một số nước về vấn đề này, đồng thời đưa ra những quan điểm về việc
khắc phục bất cập của vấn đề hiệu lực hợp đồng trong mối quan hệ với đăng ký
kinh doanh.
Những công trình nghiên cứu kể trên tiếp cận vấn đề về hiệu lực của hợp
đồng dưới nhiều góc độ khác nhau là những tài liệu vô cùng quý giá giúp người viết
có nhiều thông tin quan trọng phục vụ cho việc nghiên cứu luận văn. Tuy nhiên, đề
tài người viết lựa chọn là một vấn đề hẹp, mang tính chuyên sâu trong toàn bộ
những vấn đề liên quan đến hiệu lực của hợp đồng, cụ thể là hiệu lực của hợp đồng
thương mại mà pháp luật còn bỏ ngõ. Cho nên, việc lựa chọn đề tài “Mối quan hệ
giữa đăng ký kinh doanh và hiệu lực của hợp đồng” làm luận văn thạc sĩ là không
trùng lắp với các công trình khoa học đã được công bố.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài là xác định được bản chất pháp lý của quy
định pháp luật liên quan đến vấn đề mối quan hệ giữa đăng ký kinh doanh và hiệu
lực của hợp đồng thương mại.
Với mục đích nghiên cứu trên, đề tài tập trung giải quyết những vấn đề sau:
Nghiên cứu làm rõ những vấn đề về cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý của mối
quan hệ giữa đăng ký kinh doanh và hiệu lực hợp đồng thương mại;
Phân tích thực tiễn áp dụng quy định pháp luật liên quan đến đăng ký kinh
doanh và hiệu lực của hợp đồng thương mại thông qua những bản án cụ thể của Tòa
án, cơ sở pháp lý để Tòa án tuyên bố hợp đồng giao kết trong trường hợp này vô
hiệu hoặc không vô hiệu, nhằm đưa ra những kết luận về vấn đề phát sinh từ thực
tiễn áp dụng pháp luật. Đồng thời, thông qua việc tiếp thu những quan điểm tiến bộ
của nước ngoài, quan điểm của một số chuyên gia, tác giả đưa ra quan điểm cá
9 Phan Huy Hồng (2005), “Bàn về phạm vi năng lực pháp luật của pháp nhân kinh doanh”, Nhà nước và
Pháp luật, (05).
10 Nguyễn Quốc Vinh (2010), “Sự quay trở lại đáng lo ngại của một học thuyết lỗi thời”, Nghiên cứu lập
pháp, (13).