Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Mối quan hệ giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp trong hiến pháp liên bang Hoa Kỳ
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
-----------***------------
BAN ĐIỀU HÀNH
CÁC CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẶC BIỆT
TRẦN ĐẶNG ĐĂNG CƠ
MỐI QUAN HỆ GIỮA LẬP PHÁP,
HÀNH PHÁP VÀ TƢ PHÁP TRONG
HIẾN PHÁP LIÊN BANG HOA KỲ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
Khoa: Luật Hành chính
Niên khóa: 2013 -2017
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NĂM 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
-----------***------------
BAN ĐIỀU HÀNH
CÁC CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẶC BIỆT
TRẦN ĐẶNG ĐĂNG CƠ
MỐI QUAN HỆ GIỮA LẬP PHÁP,
HÀNH PHÁP VÀ TƢ PHÁP TRONG
HIẾN PHÁP LIÊN BANG HOA KỲ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
Khoa: Luật Hành chính
Niên khóa: 2013 - 2017
Người hướng dẫn khoa học: Phạm Thị Phương Thảo
Người thực hiện: Trần Đặng Đăng Cơ
MSSV: 1353801013022
Lớp: Hành chính – Tư pháp 38D
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NĂM 2017
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn đến quý Thầy, Cô trường Đại học Luật
Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là các Thầy, Cô Khoa Luật Hành chính – Nhà
nước đã tận tình truyền đạt kiến thức trong những năm em học tập tại trường. Em
chân thành cảm ơn ThS. Phạm Thị Phương Thảo. Cô đã hướng dẫn và giúp đỡ em
rất nhiều trong suốt quá trình làm luận văn. Những kiến thức em được học không
chỉ là nền tảng cho việc nghiên cứu khóa luận mà sẽ là hành trang quý báu để em
bước vào đời.
Cuối cùng, em kính chúc quý Thầy, Cô luôn dồi dào sức khỏe và thành công
trong sự nghiệp.
MỤC LỤC
MỐI QUAN HỆ GIỮA LẬP PHÁP, HÀNH PHÁP VÀ TƢ PHÁP
TRONG HIẾN PHÁP LIÊN BANG HOA KỲ
LỜI MỞ ĐẦU
CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ QUYỀN LẬP PHÁP, HÀNH PHÁP VÀ TƢ
PHÁP TRONG HIẾN PHÁP HOA KỲ.......................................................................1
1.1. Sự ra đời của Hiến pháp Hoa Kỳ...........................................................................1
1.1.1. Tình hình kinh tế ở Hoa Kỳ....................................................................................... 1
1.1.2. Tình hình chính trị - xã hội ở Hoa Kỳ ....................................................................... 2
1.1.3. Hội nghị lập hiến 1787 .............................................................................................. 4
1.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự hình thành các nhánh quyền lập pháp, hành
pháp và tƣ pháp trong Hiến pháp liên bang Hoa Kỳ .................................................5
1.2.1. Sự ảnh hưởng của tư tưởng phân quyền.................................................................... 5
1.2.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành nhánh quyền lập pháp .................................. 7
1.2.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành nhánh quyền hành pháp................................ 9
1.2.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành nhánh quyền tư pháp.................................. 10
1.3. Nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nƣớc Hoa Kỳ theo quy định của Hiến pháp .......11
1.3.1. Quyền lực Nhà nước được chia thành ba nhánh lập pháp, hành pháp và tư pháp độc
lập với nhau........................................................................................................................ 12
1.3.2. Các nhánh quyền lực có sự phối hợp với nhau trong quá trình hoạt động.............. 13
1.3.3. Các nhánh quyền lực luôn kiểm soát lẫn nhau trong quá trình hoạt động .............. 14
1.3.4. Nhà nước được tổ chức theo hình thức liên bang, các bang bình đẳng, có sự
phân quyền giữa liên bang và tiểu bang ............................................................................ 16
1.4. Tổ chức bộ máy nhà nƣớc theo Hiến pháp Hoa Kỳ...........................................19
1.4.1. Nguyên thủ quốc gia................................................................................................ 19
1.4.2. Nghị viện ................................................................................................................. 21
1.4.3. Chính phủ ................................................................................................................ 26
1.4.4. Tối cao pháp viện .................................................................................................... 32
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ....................................................................................................... 38
CHƢƠNG 2: SỰ PHỐI HỢP VÀ KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC GIỮA LẬP
PHÁP, HÀNH PHÁP VÀ TƢ PHÁP TRONG HIẾN PHÁP HOA KỲ .................39
2.1. Sự phối hợp hoạt động giữa ba nhánh lập pháp, hành pháp và tƣ pháp ........39
2.2. Sự kiểm soát quyền lực giữa lập pháp và hành pháp theo quy định của
Hiến pháp Hoa Kỳ........................................................................................................42
2.2.1. Sự kiểm soát quyền lực của lập pháp đối với hành pháp ........................................ 42
2.2.2. Sự kiểm soát quyền lực của hành pháp đối với lập pháp ........................................ 46
2.3. Sự kiểm soát quyền lực giữa lập pháp và tƣ pháp theo quy định của Hiến
pháp Hoa Kỳ.................................................................................................................48
2.3.1. Sự kiểm soát quyền lực của lập pháp đối với tư pháp............................................. 48
2.3.2. Sự kiểm soát quyền lực của tư pháp đối với lập pháp............................................. 48
2.4. Sự kiểm soát quyền lực giữa hành pháp và tƣ pháp theo quy định của Hiến
pháp Hoa Kỳ.................................................................................................................50
2.4.1. Sự kiểm soát quyền lực của hành pháp đối với tư pháp.......................................... 50
2.4.2. Sự kiểm soát quyền lực của tư pháp đối với hành pháp.......................................... 51
2.5. Thực tiễn sự kiểm soát quyền lực giữa ba nhánh lập pháp, hành pháp, tƣ
pháp ...............................................................................................................................52
2.5.1. Thực tiễn sự kiểm soát quyền lực giữa lập pháp và hành pháp............................... 52
2.5.2. Thực tiễn sự kiểm soát quyền lực giữa lập pháp và tư pháp ................................... 55
2.5.3. Thực tiễn sự kiểm soát quyền lực giữa hành pháp và tư pháp ................................ 56
2.6. Giá trị của mối quan hệ giữa lập pháp, hành pháp và tƣ pháp trong Hiến
pháp Hoa Kỳ.................................................................................................................57
2.6.1. Đối với Hoa Kỳ ....................................................................................................... 57
2.6.2. Đối với Việt Nam .................................................................................................... 59
KẾT LUẬN.............................................................................................................................. 64
DANH MỤC TÀI LIỆU
LỜI MỞ ĐẦU
I. Tính cấp thiết của đề tài
Trải qua hơn 200 năm, bất chấp cuộc nội chiến vĩ đại, bất chấp hai cuộc
chiến tranh thế giới, Hiến pháp 1787 của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ vẫn đứng vững
qua thử thách của thời gian và trở thành bản hiến pháp thành văn lâu đời nhất thế
giới vẫn còn hiệu lực. Bản Hiến pháp này được xem là hình mẫu để các quốc gia
khác xây dựng nên Hiến pháp của mình.
Hiến pháp Hoa Kỳ 1787 với 7 điều và 10 tu chính án đã mang đến cho thế
giới một hình thức chính thể mới, chính thể cộng hòa Tổng thống. Trong hình thức
chính thể này, quyền lực nhà nước có sự phân chia thành ba nhánh lập pháp, hành
pháp, tư pháp độc lập với nhau. Tuy nhiên, điểm đặc biệt trong việc thực hiện quyền
lực ở Hoa Kỳ chính là sự phối hợp hoạt động của ba nhánh quyền, đồng thời giữa
các nhánh có sự kiềm chế, đối trọng lẫn nhau theo cơ chế “quyền lực ngăn cản
quyền lực”. Đây được xem là một trong những hạt nhân hợp lý giúp cho nền chính
trị Hoa Kỳ được ổn định trong suốt tiến trình lịch sử và do đó, thúc đẩy nền kinh tế
phát triển cường thịnh như ngày hôm nay.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu về mối quan hệ giữa ba nhánh lập pháp, hành
pháp và tư pháp trong Hiến pháp Hoa Kỳ để thấy được những điểm hợp lý, những
giá trị của mối quan hệ này, đồng thời thấy được tầm ảnh hưởng của nó đến tổ chức
bộ máy nhà nước, đến sự phát triển của nhà nước Hoa Kỳ.
Đặc biệt, trong tình hình hiện nay, khi lần đầu tiên kể từ Hiến pháp 1946,
Hiến pháp 2013 của Việt Nam đã ghi nhận sự áp dụng các hạt nhân hợp lý của lý
thuyết phân quyền vào trong tổ chức bộ máy nhà nước. Do đó, nghiên cứu mối quan
hệ này cùng với những giá trị của nó, từ đó nêu ra những kiến nghị áp dụng vào mối
quan hệ giữa Quốc hội, Chính phủ và Tòa án Việt Nam.
Chính vì vậy, tác giả xin chọn đề tài “Mối quan hệ giữa lập pháp, hành pháp
và tư pháp trong Hiến pháp liên bang Hoa Kỳ” làm khóa luận tốt nghiệp.
II. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Lịch sử hình thành Hiến pháp và tổ chức bộ máy nhà nước Hoa Kỳ đã từng
được nghiên cứu trong các sách tiêu biểu như “Tư tưởng phân chia quyền lực nhà
nước với việc tổ chức bộ máy nhà nước ở một số nước” của tác giả Nguyễn Thị
Hồi, “Chế độ Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ và sự hình thành nhà nước pháp
quyền Mỹ” của tác giả Nguyễn Tất Đạt.... Chủ đề này cũng được một số các tác giả
khác nghiên cứu và bài viết của họ được đăng trên tạp chí chuyên ngành như “Bàn
về học thuyết tam quyền phân lập và kiềm chế, đối trọng trong Hiến pháp Hoa Kỳ”
của Nguyễn Thị Ánh Vân, “Chế định Tổng thống Hoa Kỳ - Hiến pháp và thực tiễn”
của Thái Vĩnh Thắng, “Hoạt động kiểm soát quyền hành pháp của Nghị viện các
nước Anh, Pháp, Mỹ” của Trần Quốc Việt... Nghiên cứu về lịch sử hình thành Hiến
pháp có luận văn thạc sĩ “Lịch sử ra đời và phát triển của Hiến pháp Hợp chúng
quốc Hoa Kỳ” của Nguyễn Văn Trí.
Trong phạm vi nghiên cứu của một khóa luận tốt nghiệp về vấn đề này, từng
có các đề tài tiêu biểu như: “Nét đặc trưng trong tổ chức quyền lực nhà nước ở Hoa
Kỳ” năm 2009 của Nguyễn Cát Cảng, nổi bật ở sự trình bày đầy đủ về việc tổ chức
quyền lực nhà nước của Hoa Kỳ theo chiều dọc (giữa liên bang với tiểu bang) và cả
chiều ngang (giữa ba nhánh lập pháp, hành pháp, tư pháp), đặc biệt, tác giả sử dụng
tiền đề về tư tưởng là học thuyết phân quyền để lý giải về sự phân chia quyền lực
được quy định trong Hiến pháp liên bang Hoa Kỳ. Tuy nhiên, đề tài này chỉ dừng
việc nghiên cứu dựa trên học thuyết phân quyền nói chung, xem nó là một trong các
tiền đề dẫn đến việc tổ chức quyền lực nhà nước cùng với các tiền đề về lý luận,
lịch sử, không nhấn mạnh đến vai trò cốt lõi của lý thuyết phân quyền của
Montesquieu.
Trong khi đó, đề tài “Nguyên tắc phân quyền trong tổ chức và hoạt động của
bộ máy nhà nước” năm 2014 của Trần Thị Khôi Nguyên mặc dù trình bày cụ thể về
vai trò của nguyên tắc phân quyền nhưng lại xem xét sự ảnh hưởng trong cả ba hình
thức chính thể: cộng hòa đại nghị, cộng hòa tổng thống, cộng hòa hỗn hợp và mối
quan hệ giữa lập pháp, hành pháp, tư pháp Hoa Kỳ được xem là một sự ứng dụng
nguyên tắc phân chia quyền lực trên thực tế. Do đó, không làm nổi bật nét đặc trưng
trong cơ cấu tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước ở Hoa Kỳ.
Có thể thấy, các đề tài khóa luận tốt nghiệp trên chỉ dừng lại nghiên cứu về
mối quan hệ giữa lập pháp, hành pháp, tư pháp nói chung, không tập trung phân tích
mối quan hệ này dựa trên bộ máy nhà nước Hoa Kỳ, do đó, không thấy được nét
đặc trưng của Hoa Kỳ trong việc tổ chức thực hiện quyền lực. Vì vậy, trong đề tài
khóa luận này, tác giả không chỉ làm rõ vấn đề nói trên mà còn trình bày về sự biểu
hiện của mối quan hệ này trong thực tế.
III. Phạm vi và mục đích nghiên cứu
Trong phạm vi khóa luận này, tác giả chủ yếu nghiên cứu về mối quan hệ
giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp trong Hiến pháp Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. Đề
tài không nghiên cứu đến mối quan giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp trong Hiến
pháp của từng tiểu bang trong đất nước Hoa Kỳ. Cụ thể, đề tài nghiên cứu những
vấn đề sau: cách thức hình thành ba nhánh quyền lực lập pháp, hành pháp và tư