Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Mô tả một số đặc điểm dị vật đƣờng thở ở trẻ em vào điều trị tại Bệnh viện nhi Trung ƣơng
MIỄN PHÍ
Số trang
28
Kích thước
550.0 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
716

Mô tả một số đặc điểm dị vật đƣờng thở ở trẻ em vào điều trị tại Bệnh viện nhi Trung ƣơng

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Dị vật đường thở (DVĐT) là những vật lạ rơi vào đường thở mắc lại ở thanh khí

phế quản. DVĐT là một tai nạn xảy ra đột ngột, có thể tử vong tức thì do ngạt vì dị vật

bít tắc hoàn toàn đường thở. Hoặc, nếu may mắn bệnh nhân thoát chết thì dị vật được ho

tống ra ngoài, hay dị vật chui sâu vào một bên phế quản.

Hậu quả này dẫn đến một quá trình diễn biến phức tạp với những hậu quả thường

là khó thở cấp hay từng cơn, xẹp phổi, tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất, nhiễm

trùng hô hấp tái nhiễm v.v…

Tỷ lệ tại này khó xác định chính xác, tùy theo từng địa phương và tùy từng hoàn

cảnh. Tuy nhiên DVĐT được xếp vào hàng thứ 5 các tai nạn ở trẻ em. Có một điều tra

được tiến hành trên phạm vi toàn quốc ở Pháp năm 1979 cho thấy có 700 trẻ em bị

DVĐT cần phải chăm sóc trong một năm và đây là tai nạn thường gặp ở trẻ em.

Theo Banks W., Protic W (1977) tỷ lệ tử vong do DVĐT là 1,2%

Tại Việt Nam chưa thấy có thống kê toàn diện về DVĐT trên phạm vi toàn quốc.

DVĐT chủ yếu gặp ở trẻ em và cũng không ít trường hợp đưa tới tử vong do dị vật làm

bít tắc đường thở. Trong 6 năm từ 1980 – 1985 viện Tai Mũi Họng Trung ương đã nhận

cấp cứu 214 trường hợp DVĐT trẻ em. [5]

Một số lớn DVĐT không được phát hiện ngay, bị bỏ quên vào điều trị rải rác ở các

cơ sở y tế với những chẩn đoán bệnh khác nhau. Biến chứng của DVĐT gây nên rất nặng

nề và phức tạp.

Vì vậy, DVĐT không chỉ là một cấp cứu tối cấp mà còn là một tai nạn rất nguy

hiểm, rất dễ bị bỏ qua ở trẻ em. Tỷ lệ tai nạn này thường gặp nhiều ở trẻ nhỏ, nhóm tuổi

từ 1-3 tuổi là hay gặp nhất, chiếm 61% các trường hợp DVĐT. DVĐT nói chung và dị

vât DVĐT ở trẻ em nói riêng đòi hỏi phải có sự nghiên cứ toàn diện và hệ thống. Chẩn

đoán đúng, xử trí kịp thời sẽ làm giảm tỷ lệ tử vong và các biến chứng nặng nề do DVĐT

gây ra. Vì vậy chúng tôi nghiên cứu đề tài này nhằm mục tiêu sau:

1.Mô tả một số đặc điểm dị vật đƣờng thở ở trẻ em vào điều trị tại Bệnh viện

nhi Trung ƣơng từ tháng 7/2012 đến 07/2013.

2.Mô tả một số đặc điểm của dị vật đƣờng thở ở các trẻ em này.

2

Chƣơng 1: TỔNG QUAN

DVĐT là những tai nạn có thể nguy hiểm ngay tới tính mạng và phải được xử trí

cấp cứu.

DVĐT là những dị vật mắc lại ở đường thở từ thanh quản tới phế quản.

Mọi lứa tuổi đều có thể bị DVĐT, trẻ em gặp nhiều hơn người lớn, hay gặp nhất là

trẻ dưới 4 tuổi. Trên 25% gặp ở trẻ dưới 2 tuổi (Lemariey), 95% gặp ở trẻ dưới 4 tuổi

(Khoa Tai Mũi Họng – Bệnh viện Bạch Mai – 1965.

DVĐT là những chất vô cơ hay hữu cơ mắc vào thanh quản hay khí quản hoặc phế

quản.

Hay gặp nhiều nhất là hạt lạc, hạt ngô, hạt dưa, hạt na, hạt quất hồng bì … mẩu

xương, vỏ tôm, cua, đốt xương cá, mảnh đồ nhựa, kim, cặp tóc…

Tiên lượng phụ thuộc vào bản chất, vị trí của dị vật và điều trị sớm hay muộn. Có

thể tử vong do ngạt thở hoặc các biến chứng do dị vật tồn tại trong đường thở.

Điều trị nội soi phế quản là cơ bản và an toàn.

1.1. Đặc điểm giải phẫu bộ máy hô hấp

 Bộ phận hô hấp bao gồm đường dẫn khí từ mũi, họng, thanh quản, khí quản,

phế quản và phổi, màng phổi.

 Bộ phận hô hấp trẻ em nhỏ hơn về kích thước so với người lớn và có những

đặc điểm riêng biệt về giải phẫu, sinh lý do các tổ chức tế bào của bộ phận hô

hấp trẻ em chưa hoàn toàn biệt hóa à đang ở trong giai đoạn phát triển.

1.1.1. Mũi

 Ở trẻ nhỏ, mũi và khoang hầu ngắn và nhỏ, lỗ mũi và ống mũi hẹp làm cho sự

hô hấp bằng đường mũi bị hạn chế và dễ bị bít tắc.

 Niêm mạc mũi mỏng, mịn, lớp ngoài của niêm mạc gồm các biểu mô rung hình

trụ giàu mạch máu và bạch huyết. Chức năng hàng rào bảo vệ của niêm mạc

mũi ở trẻ nhỏ còn yếu do khả năng sát trùng của niêm dịch còn kém, vì vậy trẻ

dễ bị viêm nhiễm mũi họng.

 Tổ chức hang và cuộn mạch ở niêm mạc mũi chỉ phát triển ở trẻ từ 5 tuổi đến

tuổi dậy thì, do đó trẻ nhỏ dưới 5 tuổi ít bị chảy máu cam.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!