Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Mai linh và ảnh hưởng của văn hóa doanh nhân tới quá trinh xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
CHỦ ĐỀ
Phân tích các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nhân?
Mối quan hệ giữa doanh nhân và văn hóa doanh nghiệp?
Lấy ví dụ về một doanh nghiệp và chỉ rõ ảnh hưởng của văn hóa doanh
nhân đến quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp đó?
THÀNH VIÊN NHÓM 4
• Phạm Quỳnh Trang
• Dương Thúy Vân
• Nguyễn Thu Hương
• Chu Đỗ Minh Ngọc
• Đào Ngọc Trung
• Nguyễn Thị Vĩnh
• Nguyễn Quang Trung
• Nguyễn Minh Tuấn
MỤC LỤC
I. MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN
1.KHÁI NIỆM VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN TỚI DOANH NHÂN VÀ DOANH NHÂN
3.KHÁI NIỆM VĂN HÓA DOANH NHÂN
3.1. Khái niệm VHDN
3.2.Những nhân tố tác động tới văn hóa doanh nhân
4.VAI TRÒ CỦA DOANH NHÂN TRONG SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
5. CÁC BỘ PHẬN CẤU THÀNH VĂN HÓA DOANH NHÂN
5.1.Năng lực của doanh nhân
5.2.Tố chất của doanh nhân
5.3. Đạo đức doanh nhân
5.4. Phong cách doanh nhân
6. MỐI QUAN HỆ GIỮA DOANH NHÂN VÀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
Mối quan hệ giữa doanh nhân và văn hóa doanh nghiệp
Mối quan hệ giữa văn hóa doanh nhân và văn hóa doanh nghiệp
II. MAI LINH VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA DOANH NHÂN TỚI
QUÁ TRINH XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP.
1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MAI LINH
1.1. Tổng quan doanh nghiệp
1.2. Thương hiệu Mai Linh
2. VĂN HOÁ DOANH NHÂN HỒ HUY - TGĐ TẬP ĐOÀN MAI LINH
2.1. Tố chất bản thân
2.2. Đạo đức
2.3. Tiêu chuẩn về trình độ năng lực
3. ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA KINH DOANH VÀ VĂN HÓA DOANH NHÂN ĐẾN
QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
3.1. Ảnh hưởng của văn hoá kinh doanh đến quá trình xây dựng văn hoá
doanh nghiệp
3.2 Ảnh hưởng của văn hoá doanh nhân đến quá trình xây dựng văn hoá
doanh nghiệp
Đánh giá
III. KẾT LUẬN
I. MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN
1.KHÁI NIỆM VĂN HÓA DOANH NGHIỆP.
Theo Edgar Schein:
“Văn hóa doanh nghiệp là tổng hợp những quan niệm chung mà các thành
viên trong doanh nghiệp học được trong quá trình giải quyết các vấn đề nội bộ và
xử lý các vấn đề với môi trường xung quanh.”
2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN TỚI DOANH NHÂN VÀ DOANH NHÂN
Thương nhân:
“Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân
hoạt động thương mại một cách độc lập,thường xuyên và có đăng kí kinh doanh.
(theo Khoản1, Điều 6, Chương1, Luật Thương mại 2005)
Đến nay,xét trên khía cạnh pháp lý :“Cá nhân từ 18 tuổi trở lên có hành vi
dân sự đầy đủ, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình có đủ điều kiện để kinh doanh
thương mại theo quy định của pháp luật nếu có yêu cầu hoạt động thương mại thì
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh và
trở thành thương nhân.”(theo Điều 17, Luật Thương mại 2005)
Ví dụ:
-Chủ các đại lý buôn bán sữa,các cửa hàng tạp hóa,cửa hàng quần áo,cửa hàng
cắt tóc gội đầu..có đăng kí kinh doanh hành nghề với cơ quan có thẩm quyền.
-Những người bán quần áo ở chợ,chủ các doanh nghiệp..
Thương gia:
“Thương gia là người làm nghề buôn bán lớn.”
(theo Từ điển Tiếng Việt 1998 – NXB Đà Nẵng – Chủ biên:Hoàng Phê)
Theo quan điểm trên thì thương gia là thương nhân ở quy mô vừa và
lớn.Thương nhân chủ yếu đề cập đến các cá nhân kinh doanh mua bán còn thương
gia lại có ý nghĩa thể hiện một quá trình kinh doanh lâu dài của cá nhân đó.