Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
![[Luận văn]nghiên cứu các khoản đóng góp của nông dân huyện kim thành tỉnh hải dương](https://storage.googleapis.com/cloud_leafy_production/1687773279545_1687773275955_170-0.png)
[Luận văn]nghiên cứu các khoản đóng góp của nông dân huyện kim thành tỉnh hải dương
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc s1ỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
---------------
NGUYỄN THỊ THUỶ
NGHIÊN CỨU CÁC KHOẢN ĐÓNG GÓP CỦA NÔNG DÂN
HUYỆN KIM THÀNH - TỈNH HẢI DƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Mã số : 60.31.10
Người hướng dẫn khoa học: TS. BÙI BẰNG ĐOÀN
HÀ NỘI – 2008
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là trung thực và hoàn toàn chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ để thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Thuỷ
ii
LỜI CẢM ƠN
Quá trình học tập và thực hiện đề tài tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt
tình của nhiều cá nhân và tập thể. Tôi xin được bày tỏ sự cám ơn sâu sắc nhất
tới tất cả cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi học tập và nghiên cứu.
Trước hết, với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin cảm
ơn thầy TS. Bùi Bằng Đoàn người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình học tập, nghiên cứu hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Khoa Kinh tế và Phát
triển nông thôn, Khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh, Khoa Sau đại học đã tạo
điều kiện giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn UBND huyện Kim Thành, các phòng ban
chức năng huyện đã tạo điều kiện cho tôi trong việc thu thập số liệu và những
thông tin cần thiết cho việc nghiên cứu luận văn.
Tôi xin bày tỏ sự biết ơn chân thành tới gia đình, đồng nghiệp và bạn bè
những người đã luôn bên tôi giúp đỡ về vật chất cũng như tinh thần trong suốt
quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 2008
Tác giả
Nguyễn Thị Thủy
iii
MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt v
Danh mục các bảng vi
Danh mục các Bảng đồ vii
1. Mở đầu 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
2. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài 4
2.1. Một số vấn đề chung về các khoản đóng góp 4
2.2. Cơ sở thực tiễn 22
3. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu 33
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 33
3.2. Phương pháp nghiên cứu 44
4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 48
4.1. Một số vấn đề về nông thôn, nông dân huyện Kim Thành 48
4.2. Thực trạng các khoản đóng góp của nông dân huyện Kim Thành 54
4.2.1. Nội dung các khoản đóng góp của nông dân 54
4.2.2. Các khoản đóng góp của nông dân trong tổng thu ngân sách huyện
Kim Thành 56
4.2.3. Tình hình các khoản đóng góp của nông dân nhóm hộ điều tra 57
4.3. Phân tích ảnh hưởng của các khoản đóng góp của nông dân 80
4.3.1. ảnh hưởng tích cực 80
iv
4.3.2. ảnh hưởng tiêu cực 84
4.3.3. Tình hình sử dụng các khoản đóng góp của nông dân 88
4.4. Một số đề xuất nhằm huy động và sử dụng hợp lý các khoản đóng
góp của nông dân huyện Kim Thành tỉnh Hải dương. 90
4.4.1. Giải pháp nhằm huy động và sử dụng các khoản đóng góp của nông
dân 90
4.4.2. Dự kiến kết quả miễn giảm các khoản đóng góp của nông dân
trong những năm tới 97
5. Kết luận và kiến nghị 99
5.1. Kết luận 99
5.2. Kiến nghị 100
Tài liệu tham khảo 102
Phụ lục 104
v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CP
CT
KH
HTX
GTGT
MNCD
NĐ
NSNN
SVH
TB
TNTB
TTĐB
UBND
XHCN
XK & NK
Chính phủ
Công trình
Khấu hao
Hợp tác xã
Giá trị gia tăng
Mặt nước chuyên dùng
Nghị định
Ngân sách nhà nước
Sân vận động
Trung bình
Thu nhập trung bình
Tiêu thụ đặc biệt
Uỷ ban nhân dân
Xã hội chủ nghĩa
Xuất khẩu và nhập khẩu
vi
DANH MỤC BẢNG
STT Tên bảng Trang
2.1. Tổng hợp các khoản đóng góp của nông dân trên địa bàn tỉnh,
thành phố 27
2.2. Tổng hợp các khoản phí dịch vụ HTX thu của hộ nông dân 29
2.3. Tổng hợp các khoản đóng góp của hộ nông dân do xã và các tổ
chức thu 32
3.1. Tình hình sử dụng đất đai của huyện Kim Thành 36
3.2. Tình hình dân số và lao động của huyện Kim Thành 38
3.3. Cơ cấu kinh tế các ngành kinh tế của huyện Kim Thành 40
4.1. Tình hình sản xuất lúa và một số cây rau màu huyện Kim Thành 49
4.2. Tình hình chăn nuôi một số loại gia súc gia cầm 50
4.3. Các văn bản quy định mức đóng góp chung do tỉnh quy định 55
4.4. Cơ cấu đóng góp của nông dân huyện Kim Thành 56
4.5. Tình hình chung hộ điều tra 57
4.6. Các khoản đóng do tỉnh quy định tại các hộ điều tra 61
4.7. Các khoản đóng góp do xã quy định tại các hộ điều tra 65
4.8. Các khoản đóng góp do HTX quy định tại các hộ điều tra 68
4.9. Các khoản đóng góp do thôn, xóm quy định tại các hộ điều tra 71
4.10. Tổng hợp các khoản đóng góp theo tổ chức thu tại các hộ điều tra 71
4.11. Các khoản đóng góp của nông dân theo hộ điều tra 74
4.12. Các khoản đóng góp của hộ điều tra theo diện tích 75
4.13. Các khoản đóng góp của nông dân theo lao động 76
4.14. Các khoản đóng góp của nông dân theo nhân khẩu 77
4.15. Các khoản đóng góp khác của nông dân 78
4.16. Tổng hợp các khoản đóng góp của nông dân 79
4.17. Sản lượng một số cây trồng, vật nuôi 81
4.18. Một số chỉ tiêu về phát triển xã hội 82
4.19. ý kiến đề xuất của người nông dân 87
4.20. Tình hình sử dụng các khoản đóng góp 88
vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
STT Tên Bảng đồ Trang
Biểu đồ 3.1. Cơ cấu kinh tế các ngành kinh tế của huyện Kim Thành 41
Biểu đồ 4.1. Bình quân các khoản thu từng xã/hộ 72
Biểu đồ 4.2. Tình hình các khoản đóng góp bình quân của hộ nông dân 80
DANH MỤC HỘP
STT Tên hộp Trang
4.1. Các khoản thu do tỉnh quy định..... 1
4.2. Các khoản thu do xã quy định..... 66
4.3. ý kiến của người dân về các khoản thu do xã quy định..... 67
4.4. Các khoản thu do HTX quy định..... 69
4.5. ý kiến của lãnh đạo xã Kim Đính về tác động của khoản thu 83
4.6. ý kiến của lãnh đạo xã Ngũ Phúc về tác động của khoản thu 83
4.7. ý kiến của người dân xã Kim Tân về tác động của khoản thu 84
4.8. ý kiến của người dân xã Kim Đính về tác động của khoản thu 86
1
1. MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã
tạo điều kiện cho Việt Nam có bước phát triển đáng kể, với tốc độ tăng trưởng
cao, ổn định, nhưng về cơ bản nước ta vẫn còn là nước nông nghiệp với 78%
nông dân, họ là bộ phận có thu nhập thấp nhất trong xã hội. Trải qua hàng
ngàn năm lịch sử, người nông dân đã có công đóng góp sức người, sức của cho
sự nghiệp giải phóng dân tộc. Từ sau khi đất nước được thống nhất, Đảng ta đã
ban hành nhiều chính sách nhằm hỗ trợ, xóa đói giảm nghèo cho người nông
dân, nhiều vùng đã vượt qua khó khăn vươn lên phát triển kinh tế góp phần
thay đổi bộ mặt nông thôn. Đặc biệt nhờ thành tựu phát triển nông nghiệp và
kinh tế nông thôn, thu nhập của nông dân đã tăng từ 2 đến 3 lần, tỷ lệ đói
nghèo đã giảm từ 19% năm 2000 xuống còn 11% năm 2004 và 8,3% năm 2005
[17]. Tuy nhiên do quá trình chuyển đổi kinh tế còn chậm, thu nhập chính của
hộ nông dân vẫn từ sản xuất nông, lâm nghiệp, nên đời sống của nông dân còn
gặp nhiều khó khăn. Vậy ngoài việc hỗ trợ, Đảng và Nhà nước còn miễn, giảm
bớt các khoản đóng góp cho nông dân, nhằm kéo gần khoảng cách giữa thành
thị và nông thôn, bớt đi sự nhọc nhằn trên đôi vai người nông dân.
Nhưng một thực tế đang diễn ra, Nhà nước thì cương quyết miễn giảm,
có khoản thu còn tiến tới xóa bỏ hoàn toàn, thì ở các địa phương, nhất là cấp
cơ sở lại phát sinh quá nhiều khoản đóng góp đánh trên từng hộ, từng người
nông dân và họ dường như phải “gồng mình” gánh vác, đặc biệt những vùng
có thu nhập thấp thì tỷ lệ các khoản đóng góp của nông dân lại càng cao. Đằng
sau việc miễn giảm các khoản đóng góp thì nảy sinh các vấn đề gây khó khăn
trong đời sống sản xuất của người nông dân. Chính vì thế, mà người nông dân
không còn phấn khởi trong sản xuất, có nơi đã xuất hiện tình trạng nông dân
2
trả lại đất cho xã để rồi đổ ra thành thị, khu công nghiệp kiếm việc làm tăng
thu nhập, tại nhiều địa phương nông dân đã có những phản ứng bột phát cũng
có căn nguyên từ những khoản thu này. Nhìn nhận được thực trạng trên, các cơ
quan chức năng đã vào cuộc và kết quả điều tra cho thấy mức khoản đóng góp
ở các địa phương không đồng đều mà có sự khác nhau, theo báo cáo của 46
tỉnh thành, điều tra ở 135 xã và 117 Hợp tác xã, bình quân mỗi hộ dân phải
đóng góp tới 28 khoản/năm với tổng mức từ 250.000 đồng đến 800.000 đồng.
Những khoản đóng góp này chiếm hơn 5% thu nhập đối với nông dân, nhiều
nơi con số này còn cao hơn nữa. Điều đó khó có thể nói làm cho chính quyền
nông thôn vững mạnh, thực sự “do dân và vì dân”. [3]
Kim Thành tỉnh Hải Dương là một huyện thuần nông, tỷ lệ nông dân
chiếm đại đa số nên cũng đang nằm trong tình trạng chung đó. Gánh nặng của
các khoản đóng góp còn ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống kinh tế, văn hóa, xã
hội huyện Kim Thành. Nghiên cứu vấn đề này nhằm đề xuất giải pháp nhằm
huy động và sử dụng hợp lý các khoản đóng góp của hộ nông dân góp phần
vào sự phát triển chung của cả huyện. Vậy thực trạng các khoản đóng góp của
nông dân cả nước nói chung và huyện Kim Thành nói riêng đang diễn ra như thế
nào? Có những bất cập gì về loại, mức, tỷ lệ giữa các nhóm hộ khác nhau
không? Những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến tình hình kinh tế xã hội và
thu nhập của nông dân trên địa bàn huyện như thế nào?
Xuất phát từ nhu cầu thực tế trên chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu các khoản đóng góp của nông dân huyện Kim Thành - tỉnh
Hải Dương”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng các khoản đóng góp của nông dân, từ đó đề ra
giải pháp nhằm huy động và sử dụng hợp lý các khoản đóng góp của nông dân
3
huyện Kim Thành
- Mục tiêu cụ thể
+ Cơ sở lý luận và thực tiễn về các khoản phí, lệ phí và các khoản đóng
góp khác của nông dân.
+ Đánh giá thực trạng các khoản đóng góp của nông dân huyện Kim
Thành
+ Đề xuất giải pháp nhằm huy động và sử dụng hợp lý các khoản đóng góp
của nông dân.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các khoản các đóng góp của nông dân
- Vai trò của các khoản đóng góp của nông dân huyện Kim Thành.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vị nội dung: Nghiên cứu các khoản đóng góp của nông dân
huyện Kim Thành
- Phạm vị không gian: Tại địa bàn huyện Kim Thành tỉnh Hải Dương
- Phạm vi thời gian: Tổng quan tài liệu được sử dụng các số liệu của
năm trước, khảo sát thực trạng các khoản đóng góp của nông dân năm 2007.
Các giải pháp dự kiến được áp dụng vào các năm tiếp theo từ năm 2008