Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài liệu LUẬN VĂN: Nghiên cứu, phân tích, nắm bắt những quy luật khách quan và thực tiễn để đề ra
MIỄN PHÍ
Số trang
47
Kích thước
435.9 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1336

Tài liệu LUẬN VĂN: Nghiên cứu, phân tích, nắm bắt những quy luật khách quan và thực tiễn để đề ra

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

LUẬN VĂN:

Nghiên cứu, phân tích, nắm bắt những quy luật

khách quan và thực tiễn để đề ra chính sách

công nghiệp hoá

Lời mở đầu

Việt nam là một nước nông nghiệp lạc hậu bị tàn phá nhiều bởi chiến tranh, thực

hiện công cuộc đổi mới chuyển từ cơ chế tập trung sang cơ chế thị trường mở cửa được

hơn mười năm. Trong thời gian đó nền kinh tế bắt đầu khởi sắc và đạt được một số thành

tựu quan trọng. Xuất phát từ đó chúng ta đang chuyển sang một thời kỳ phát triển kinh tế

mới: thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.

Với mục tiêu phấn đấu sau vài thập kỷ của thế kỷ XXI nước ta cơ bản sẽ trở thành

“một nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ

sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất

và tinh thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc dân giàu nước mạnh xã hội công bằng

văn minh.

Muốn vậy đảng và Nhà nước đã nghiên cứ, phân tích, nắm bắt những quy luật

khách quan và thực tiễn để đề ra chính sách công nghiệp hoá sao cho có cơ sở khoa học

phù hợp với đièu kiện hoàn cảnh của việt nam góp phần rút ngắn quá trình công nghiệp

hoá khắc phục tình trạng tụt hậu nhằm tiến kịp các nước đi trước tạo cơ sở cho sự phát

triển toàn bộ nền kinh tế.

Phần I

Lý luận chung về công nghiệp hoá và chính sách

công nghiệp hoá

I. Khái quát chung về công nghiệp hoá

1. Quan điểm về công nghiệp hoá

Trong thực tiễn đến nay vẫn tồn tại nhiều quan niệm khác nhau về phạm trù “công

nghiệp hoá”.

Quan niệm giản đơn nhất về công nghiệp hoá cho rằng “công nghiệp hoá là đưa

đặc tính công nghiệp cho một hoạt động, trang bị (cho một vùng, một nước) các nhà máy,

các loại công nghiệp. . . ”

Quan niệm này có những mặt chưa hợp lý. Trước hết nó không cho thấy mục tiêu

của quá trình cần thực hiện. thứ hai trong nội dung trình bày quan niệm này gần như đồng

nhất với quá trình công nghiệp hoá với quá trình phát triển công nghiệp. thứ ba quan

niệm này cũng không thể hiện được tính lịch sử của quá trình công nghiệp hoá. Chính vì

vậy quan niệm này được USE rất hạn chế trong thực tiễn.

Trong điều kiện ngày nay, quan niệm về công nghiệp hoá dù ở trên góc độ nào cũng

không đồng nhất với quá trình phát triển công nghiệp. Công nghiệp hoá là quá trình rộng lớn

và phức tạp với nội dung cốt lõi thể hiện :

“Công nghiệp hóa, Hiện đại hoá là sự phát triẻn và chuyển dịch cơ cấu gắn với đổi

mới căn bản kỹ thuật và công nghệ phát triển mạnh mẽ các nghành có hàm lượng khoa

học công nghệ hiện đại nhằm mục tiêu tăng trưởng và phát triển kỹ thuật cao, lâu bền”.

2. Vai trò của công nghiệp hoá

Từ khái niệm công nghiệp hoá ở trên ta thấy được vai trò của công nghiệp hoá đối

với sự phát triển kinh tế là rất quan trọng. Nó được thể hiện qua những mặt chủ yếu sau.

- Công nghiệp hoá là chìa khoá để phát triển kinh tế thật vậy công nghiệp hoá có

nghĩa là năng suất lao động trong cong nghiệp cao dần đến sự gia tăng thu nhập bình

quân đầu người, tăng sức mua, mở rộng thị trường hàng tiêu dùng và dịch vụ. Đặc biệt là

sự phát triển của công nghệ chế biến vì đây là ngành tạo ra khả năng thay thế nhập khẩu

có hiệu quả và cũng là nghành có khả năngtăng xuất khẩu giải quyết đầu ra cho sản xuất

nông nghiệp làm tăng giá trị nông sản phẩm.

Mặt khác công nghiệp càng đóng góp nhiều trong tổng sản phẩm quốc dân là điều

kiện để thu nhập theo đầu người được nâng cao.

- Công nghiệp hoá thực hiện quá trình đô thị hoá đất nước thông qua việc phân bố

sản xuất công nghiệp, xây dựng các khu công nghiệp, chế xuất mà ta có thể phân bố lại

dân cư ở các vùng cho phù hợp để thúc đẩy quá trình đô thị hoá đất nước là động lực phát

triển kinh tế và ạo điều kiện công bằng xã hội.

- Công nghiệp hoá tạo ra việc làm.

Vì công nghiệp hoá là sự phát triển cao của công nghiệp mà công nghiệp lại là

ngành duy nhất tạo ra công cụ lao động, phương tiện sản xuất trang bị kỹ thuật cho các

ngành tạo ra việc làm.

- Công nghiệp hoá hình thành nên những mối liên kết trong nền kinh tế. Quá trình

công nghiệp hoá đòi hỏi sự liên kết ngược từ các ngành khác với công nghiệp cũng như

giữa các ngành công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất và các ngành công nghiệp sản xuất

tư liệu tiêu dùng.

Trước hết nông nghiệp ảnh hưởng qua lại rất lớn đối với công nghiệp hoá phát

triển nông nghiệp sẽ phát triển tài nguyên của nhân dân từ đó làm tăng nhu cầu tiêu dùng

hàng hoá công nghiệp mặt khác nông nghiệp cũng cung cấp đầu vào cho công nghiệp là

nguyên vật liệu và nhân công do đó khi nông nghiệp phát triển thì sẽ thuận lợi để phát

triển công nghiệp (giá đầu vào rẻ).

Không những thế nông nghiệp phát triển thì thu nhập người dân phát triển suy ra

nguồn tiết kiệm trong dân phát triển suy ra nguồn đầu tư cho công nghiệp cũng tăng.

Như vậy công nghiệp hoá đã tạo mối liên kết trong nền kinh tế và là động lực để

phát triển kinh tế bền vững.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!