Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
![[Luận văn]khảo sát một số chỉ tiêu sinh lý lâm sàng, sinh lý sinh sản và bệnh thường gặp ở loài mèo](https://storage.googleapis.com/cloud_leafy_production/1687773286736_1687773273812_328-0.png)
[Luận văn]khảo sát một số chỉ tiêu sinh lý lâm sàng, sinh lý sinh sản và bệnh thường gặp ở loài mèo
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………i
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
NGUYỄN THỊ THUỳ
KHẢO SÁT MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÝ LÂM SÀNG, SINH LÝ
SINH SẢN VÀ BỆNH THƯỜNG GẶP Ở LOÀI MÈO NHÀ
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: THÚ Y
Mã số : 60.62.50
Người hướng dẫn khoa học: TS. VŨ NHƯ QUÁN
HÀ NỘI - 2008
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu và kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác. Các thông tin trích dẫn trong luận văn đều
đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Ngùy
ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin xin chân thành cảm ơn Ban Giám
hiệu, Ban Chủ nhiệm Khoa Sau đại học, Ban Chủ
nhiệm Khoa Thú y - Trường đại học Nông nghiệp
Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi
hoàn thành luận văn này.
Tôi xin cảm ơn thầy hướng dẫn khoa học TS.
Vũ Như Quán -người đã tận tình hướng dẫn tôi
trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận
văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong
bộ môn Ngoại-Sản, bộn môn Dược -Nội chẩn,
Khoa Thú y - Trường đại học Nông nghiệp Hà
Nội, các cán bộ Trung tâm chẩn đoán - Cục thú y
Trung ương và bạn bè, đồng nghiệp làm việc tại
một số phòng khám bệnh Thú y trong khu vực Hà
Nội đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn.
iii
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Ngùy
iv
MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt v
Danh mục các bảng vi
Danh mục biểu đồ vii
1. Mở ĐầU 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2. Mục tiêu của đề tài 3
1.3. ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3
1.4. Phạm vi và địa điểm nghiên cứu 3
2. Tổng quan tài liệu và cơ sở khoa học 4
2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước và trên thế giới 4
2.2. Một số giống mèo ở Việt Nam 4
2.3. Nguồn gốc và đặc điểm chung của loài mèo 5
2.4. Một số chi tiêu sinh lý lâm sàng của mèo 7
2.5. Một số chỉ tiêu sinh lý sinh sản 14
2.6. Một số bệnh thường gặp ở mèo 19
2.7. Một số vi khuẩn thường gặp ở phân mèo 25
2.8. Những hiểu biết cơ bản về thuốc kháng sinh 31
3. ĐốI TƯợNG, NộI DUNG, NGUYÊN LIệU và PHƯƠNG
PHáP NGHIÊN CứU 37
3.1. Đối tượng nghiên cứu 37
v
3.2. Nội dung 37
3.4. Phương pháp nghiên cứu 39
4. KếT QUả Và THảO LUậN 48
4.1. Một số chỉ tiêu sinh lý lâm sàng 48
4.1.1. Thân nhiệt 48
4.1.2. Tần số tim đập của mèo 51
4.1.3. Tần số hô hấp của mèo 52
4.2. Một số chỉ tiêu sinh sản 53
4.3. Một số bệnh thường gặp ở mèo 58
4.3.1. Tỷ lệ mắc một số bệnh thường gặp ở mèo 59
4.3.2. Nguyên nhân gây viêm ruột ỉa chảy 63
4.3.3. Một số vi khuẩn có trong phân mèo bị viêm ruột ỉa chảy 66
4.3.3.1. Số loại vi khuẩn có trong phân mèo bị viêm ruột ỉa chảy 66
4.3.3.2. Số lượng vi khuẩn có trong phân mèo viêm ruột ỉa chảy 68
4.3.4. Kết quả kiểm tra kháng sinh đồ của các vi khuẩn có trong phân mèo bị
viêm ruột ỉa chảy với một số kháng sinh và thuốc hóa học trị liệu
thường sử dụng 70
4.3.5. Kết quả thử nghiệm điều trị bệnh viêm ruột ỉa chảy ở mèo 80
5. KếT LUậN Và Đề NGHị 79
5.1. Kết luận 79
5.2. Đề nghị 81
Tài liệu tham khảo 82
PHỤ LỤC 86
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
vi
G(+) : Gram dương
G(-) : Gram âm
ĐKVVK : Đường kính vòng vô khuẩn
TB : Trung bình
K.khỏi : Không khỏi
K.sinh : Kháng sinh
KST : ký sinh trùng
S : Smooth
R : Rough
RF : Realeasing Fater
IF : Inhibiting Fater
FSH : Folliculo Stimulin hormone
LH : Lutein Stimulin hormone
Cs : Cộng sự
SCM : Số con mắc
Sta.aureus : Staphylococcus aureus
E. coli : Escherichia coli
NXB : Nhà xuất bản
θ : Đường kính vòng vô khuẩn
mm : Milimet
µ : Micromet
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT Tên bảng Trang
2.1: Thân nhiệt của một số loài gia súc 7
2.2: Nhịp tim của một số loài gia súc 10
2.3: Tần số hô hấp của một số loài gia súc 12
2.4: Tuổi thành thục về tính của một số loài gia súc 15
2.5: Thời gian mang thai của một số loài gia súc 16
3.1: Bảng kháng sinh chuẩn với tính mẫn cảm của vi khuẩn 38
4.1: Một số chỉ tiêu sinh lý lâm sàng 49
4.2: Một số chỉ tiêu sinh lý sinh sản của mèo nhà 54
4.3: Một số bệnh thường gặp ở mèo 60
4.4: Nguyên nhân gây viêm ruột ỉa chảy 65
4.5: Số loại vi khuẩn có trong phân mèo bình thường và phân mèo
ỉa chảy 67
4.6: Số lượng các loại vi khuẩn có trong phân mèo bị viêm ruột ỉa chảy 68
4.7: Kết quả kiểm tra tính mẫn cảm của Staphylococus phân lập từ
phân mèo ỉa chảy 71
4.8: Kết quả kiểm tra tính mẫn cảm của Streptococcus phân lập từ
phân mèo ỉa chảy 73
4.9: Kết quả kiểm tra tính mẫn cảm của Escherichia coli phân lập
từ phân mèo ỉa chảy 74
4.10: Kết quả kiểm tra tính mẫn cảm của Salmonella phân lập từ
phân mèo ỉa chảy 76
4.11: Kết quả kiểm tra tính mẫn cảm của tập đoàn vi khuẩn có trong
phân mèo bị viêm ruột ỉa chảy Error! Bookmark not defined.
4.12: Kết quả điều trị bệnh viêm ruột ỉa chảy ở mèo 83
viii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
STT Tên biểu đồ Trang
4.1: Mức độ mẫn cảm của tập đoàn vi khuẩn 72
4.1: Kết quả ứng dụng điều trị bệnh Viêm ruột ỉa chảy 78
1
1. MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Cũng như những động vật khác, từ những con vật hoang dã là mèo
rừng, qua quá trình thuần hóa, mèo đã trở thành vật nuôi hiền lành, đáng yêu.
Mèo sống rất gần gũi với con người, đặc biệt là trẻ em. Hiện nay, ở Hà Nội đã
có “Hội những người yêu mèo”.
Mèo được sử dụng vào nhiều mục đích như: làm cảnh, làm xiếc, bắt
chuột... Theo tin tức trên trang web: http:// www.Yêu thú cưng.com: mèo là
sinh vật tuyệt diệu giúp giải stress và mệt mỏi cho con người. Nhà tâm lý học
Mỹ Boris Levinson là người đầu tiên áp dụng thuật ngữ "động vật trị liệu"
cho hành động chăm sóc động vật thông thường. Thuật ngữ này ra đời đầu
tiên vào giữa những năm 60 của thế kỷ XX và các nhà tâm lý học bắt đầu sử
dụng nó để điều trị cho các em nhỏ bị chứng tự kỷ. Trị liệu bằng mèo là
phương pháp rất phổ biến. Tiếng gừ gừ của nó có tần số 4 - 16 Hz, tần số này
phù hợp để tác động vào hệ miễn dịch là tăng khả năng miễn dịch của cơ thể.
Mèo cũng có khả năng nhận dạng những nội tạng đang đau đớn của con
người. Mèo giúp giải tỏa căng thẳng tâm lý, mệt mỏi, đau đầu, làm giảm
huyết áp nếu nó quá cao, làm cân bằng các xung điện của cơ thể, đồng thời
xoa dịu cái đau gây ra bởi bệnh thấp khớp và đau dạ dày. Những người truyền
bá liệu pháp mèo khẳng định rằng các giống mèo khác nhau có thể chữa trị
các bệnh khác nhau. Chẳng hạn, những con mèo có lông tơ như mèo Ba Tư là
bài thuốc lý tưởng đối với bệnh mất ngủ hay đau dây thần kinh. Người mắc
bệnh gan, thận hoặc viêm dạ dày, ruột nên có một chú mèo lông mượt [33].
Báo Tiền phong ra ngày 10/03/2008 đăng: các chuyên gia trường đại học
Minnesota, đã nghiên cứu và chỉ ra rằng nguy cơ bị đau tim ở những người có
nuôi mèo giảm được 40% so với những người không hoặc chưa bao giờ nuôi