Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Luận văn: Khảo sát một số vấn đề công tác tổ chức tiền lương tại công ty TNHH điện Stanley pot
PREMIUM
Số trang
47
Kích thước
971.3 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
961

Luận văn: Khảo sát một số vấn đề công tác tổ chức tiền lương tại công ty TNHH điện Stanley pot

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

* * * * *

Đề tài

Khảo sát một số vấn đề công

tác tổ chức tiền lương tại

công ty TNHH điện Stanley

LỜI NÓI ĐẦU

Tiền lương hiện nay đang là một vấn đề “nóng” trong đời sống kinh tế -

xã hội ở nước ta. Trong vài năm trở lại đây, khi chỉ số giá liên tục tăng thì vấn

đề tiền lương lại càng được xã hội quan tâm và xem xét dưới nhiều góc độ. Sở

dĩ như vậy là bởi tiền lương không chỉ liên quan đến lợi ích của đại bộ phận

dân cư mà còn có ảnh hưởng tới các biến số của nền kinh tế, như: tiêu dùng,

tiết kiệm, đầu tư ...và do đó ảnh hưởng trực tiếp tới mức tăng trưởng chung

của nền kinh tế.

Đối với các chủ doanh nghiệp, tiền lương là một phần chi phí cấu thành

nên chi phí sản xuất kinh doanh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

Vì vậy việc xây dựng chính sách tiền lương, tháng lương, bảng lương và các

hình thức trả lương hợp lý là hết sức cần thiết. Có thể nói tiền lương không

còn là vấn đề mới mẻ nhưng lại đang là một trong những vấn đề bức xúc hiện

nay. Việc trả lương cho người lao động một cách công bằng, trả đúng, trả đủ

không chỉ đảm bảo cho họ có thể bù đắp hao phí sức lao động bỏ ra mà nó

còn khuyến khích hoặc kìm hãm sự say mê, hứng thú lao động. Bên cạnh

chính sách tiền lương, tuỳ từng điều kiện cụ thể, công ty có thể lựa chọn chính

sách tiền lương thích hợp, vì tiền thưởng đóng vai trò là công cụ hỗ trợ và

tăng cường sức mạnh đòn bẩy tiền lương.

Trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH Điện Stanley, nhận thức

được tầm quan trọng của chính sách tiền lương, thưởng nên em đã chọn đề

tài: “Khảo sát một số vấn đề về công tác tổ chức tiền lương tại Công ty

TNHH Điện Stanley”

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TIỀN LƯƠNG

I. Những khái niệm về tiền lương

Khái niệm tiền lương, tiền công đã được đề cập rất nhiều trong những

nghiên cứu của các nhà kinh tế học trước đây, nhưng có sự khác biệt trong

quan niệm tiền lương giữa các thời kỳ, các chế độ xã hội. Khi nói đến chế độ

TBCN cùng sự bóc lột của giai cấp tư sản, Max đã vạch trần bản chất bóc lột

của CNTB thông qua khái niệm tiền lương: “Tiền công không phải là giá trị

hay giá cả của lao động mà chỉ là một hình thái cải trang của giá trị hay giá cả

sức lao động”. Trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, tiền công, tiền lương chỉ là

phương tiện nhằm che đậy sự bóc lột của chủ nghĩa tư bản.

Trong nền kinh tế thị trường, với sự hoạt động của thị trường sức lao

động, hay còn gọi là thị trường lao động thì sức lao động là hàng hoá, do vậy

tiền công, tiền lương là giá cả của sức lao động. Đó chính là giá trị của sức lao

động được biểu hiện bằng giá cả sức lao động mà người chủ sử dụng lao động

trả cho người cung ứng sức lao động trong những điều kiện, hoàn cảnh nhất

định.

Tuy nhiên, tiền lương không chỉ là một phạm trù kinh tế đơn thuần mà

còn là vấn đề xã hội rất phức tạp. Nó phản ánh nhiều mối quan hệ kinh tế- xã

hội khác nhau. Nếu xét trên quan hệ kinh tế thì tiền lương chính là phần thu

nhập bù đắp lại sức lao động đã hao phí của người lao động, đảm bảo duy trì

cuộc sống cho bản thân, gia đình và con cái họ. Tuy nhiên, do tính chất đặc

biệt của hàng hoá sức lao động mà tiền lương còn là một vấn đề xã hội rất

quan trọng, liên quan đến đời sống và trật tự xã hội. Tiền lương thoả đáng có

thể kích thích người lao động làm việc, tạo tâm lý gắn bó với công việc và

một môi trường làm việc ổn định, lâu dài. Ngược lại, tiền lương không hợp lý

là nguyên nhân dẫn đến những tranh chấp xảy ra trong doanh nghiệp, gia đình

và xã hội. Vì vậy, giải quyết vấn đề tiền lương một cách có hiệu quả, vừa kích

thích sản xuất phát triển mà vẫn đảm bảo yếu tố chi phí là một vấn đề không

nhỏ đối với doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung.

Để hiểu sâu hơn về khái niệm tiền lương chúng ta có các khái niệm liên

quan: tiền lương danh nghĩa, tiền lương thực tế và tiền lương tối thiểu.

1.1. Tiền lương danh nghĩa

Là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động thông qua

hợp đồng thoả thuận giữa hai bên theo qui định của pháp luật. Số tiền này

nhiều hay ít phụ thuộc trực tiếp vào năng suất lao động, hiệu quả làm việc của

người lao động, phụ thuộc vào trình độ, kinh nghiệm làm việc,…của họ ngay

trong quá trình lao động.

1.2. Tiền lương thực tế.

Tiền lương thực tế được hiểu là số lượng các loại hàng hoá tiêu dùng và

các loại dịch vụ cần thiết mà người lao động hưởng lương có thể mua được

bằng tiền lương danh nghĩa của họ.

Tiền lương thực tế không chỉ phụ thuộc vào số tiền lương danh nghĩa mà

còn phụ thuộc vào giá cả của các loại hàng hoá tiêu dùng và các loại dịch vụ

cần thiết mà người lao động muốn mua. Mối quan hệ giữa tiền lương danh

nghĩa và tiền lương thực tế được thể hiện qua công thức sau:

ILTT = ILDN / IP

Trong đó:

ILTT : Chỉ số tiền lương thực tế

ILDN: Chỉ số tiền lương danh nghĩa

IP : Chỉ số giá cả

1.3. Tiền lương tối thiểu.

Theo điều 56 Bộ Luật Lao Động: “Mức lương tối thiểu là mức tiền lương

trả cho người lao động làm những công việc đơn giản nhất trong điều kiện lao

động bình thường, bù đắp sức lao động đơn giản và một phần tái sản xuất mở

rộng. Đó là những công việc thông thường mà một người lao động có sức

khoẻ bình thường, không qua đào tạo chuyên môn…cũng có thể làm được”.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!