Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Luận văn quản lý nhà nước bằng pháp luật về quyền tác giả tại bộ văn hoá, thể thao và du lịch
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
HÀ NỘI, 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
ĐOÀN DIỆU LINH
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP LUẬT VỀ
QUYỀN TÁC GIẢ TẠI BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO
VÀ DU LỊCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ
CÔNG
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
ĐOÀN DIỆU LINH
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN
TÁC GIẢ TẠI BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO
VÀ DU LỊCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 8 34 04 03
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. Trần Thúy Vân
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của cá nhân tôi, dưới sự
hướng dẫn của TS. Trần Thúy Vân. Các nội dung nghiên cứu, số liệu và kết quả
nghiên cứu trong đề tài này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất
kỳ công trình nghiên cứu nào trước đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục
vụ cho việc phân tích, đánh giá, nhận xét được chính tác giả thu thập từ nhiều
nguồn thông tin khác nhau và đã ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo. Ngoài ra
đề tài cũng sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả, tổ
chức cơ quan khác và cũng được thể hiện trong phần tài liệu tham khảo.
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là của
riêng tôi, trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Hà Nội, Ngày......tháng......năm 2021
Tác giả Luận văn
Đoàn Diệu Linh
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình cao học và viết luận văn này, tôi đã nhận được sự
hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý của các thầy, cô giáo tại Học viện Hành Chính
Quốc gia. Xin chân thành gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô, Ban Quản lý sau Đại
học, đặc biệt là những thầy cô đã tận tình dạy bảo cho tôi suốt thời gian học tập
tại trường. Đặc biệt, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến TS. Trần Thúy Vân, người
hướng dẫn khoa học đã dành thời gian và tâm huyết giúp tôi hoàn thành luận văn
này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, tuy nhiên luận văn không tránh khỏi những
thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những đóng góp quý báu của quý thầy cô và
các bạn. Để đáp lại tấm chân tình đó, tôi sẽ cố gắng vận dụng các kiến thức mà
mình đã được trang bị vào thực tiễn cuộc sống một cách có hiệu quả nhất nhằm
đem lại lợi ích cho mình và cho cộng đồng.
Hà Nội, Ngày......tháng......năm 2021
Tác giả Luận văn
Đoàn Diệu Linh
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
BẰNG PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN TÁC GIẢ ........................................................ 8
1.1. Khái niệm, đặc điểm quản lý nhà nước bằng pháp luật về quyền tác giả ...... 8
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm quyền tác giả ............................................................. 8
1.1.2. Khái niệmquản lý nhà nước bằng pháp luật về quyền tác giả ................... 12
1.1.3. Đặc điểm quản lý nhà nước bằng pháp luật về quyền tác giả ................... 14
1.2. Các nội dung cơ bản của quản lý nhà nước bằng pháp luật về quyền tác
giả 16
1.2.1. Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về quyền tác giả, về quản lý nhà nước
về quyền tác giả ................................................................................................... 16
1.2.2. Tổ chức thực hiện pháp luật về quyền tác giả ........................................... 18
1.3. Vai trò của quản lý nhà nước bằng pháp luật về quyền tác giả .................... 26
1.3.1. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tác giả; khuyến khích đầu tư sáng
tạo; cân bằng lợi ích của tác giả, lợi ích của người khai thác, sử dụng và công
chúng hưởng thụ .................................................................................................. 26
1.3.2. Góp phần bảo đảm phát triển công nghiệp bản quyền và phát triển văn
hoá, kinh tế, xã hội .............................................................................................. 28
1.3.3. Góp phần thúc đẩy quá trình hợp tác và hội nhập kinh tế quốc tế ............ 29
1.4. Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quản lý nhà nước bằng pháp luật về
quyền tác giả ........................................................................................................ 31
1.4.1. Sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật về quyền tác giả ............................. 31
1.4.2. Năng lực, đạo đức công vụ của cán bộ, công chức thực hiện quản lý nhà
nước về quyền tác giả .......................................................................................... 32
1.4.3. Ý thức của người dân về pháp luật quyền tác giả ...................................... 33
1.4.4. Hợp tác quốc tế trong quản lý, thực thi bảo hộ quyền tác giả ................... 35
1.5. Kinh nghiệm quản lý nhà nước bằng pháp luật về quyền tác giả ở một số
quốc gia trên thế giới ........................................................................................... 37
1.5.1. Quản lý nhà nước bằng pháp luật về quyền tác giả ở một số nước trên thế
giới. 37
1.5.2. Một số kinh nghiệm có thể vận dụng ở Việt Nam ..................................... 41
Tiểu kết Chương 1 ............................................................................................... 42
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP LUẬT
VỀ QUYỀN TÁC GIẢ TẠI BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
............................................................................................................................. 44
2.1. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch và Cục Bản quyền tác giả trong quản lý
nhà nước về quyền tác giả ................................................................................... 44
2.1.1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch trong quản lý
nhà nước về quyền tác giả ................................................................................... 44
2.1.2. Cục Bản quyền tác giả thuộc Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch ............... 45
2.2. Tình hình quản lý nhà nước bằng pháp luật về quyền tác giả, những kết quả
đạt được tại Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch giai đoạn 2015-2020 .................. 48
2.2.1. Xây dựng, ban hành và tuyên truyền,hướng dẫn việc thực hiện các văn
bản pháp luật về quyền tác giả ............................................................................ 48
2.2.2. Thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước,
tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực bảo hộ quyền tác giả ......................................... 53
2.2.3. Hướng dẫn việc cung cấp, hợp tác, đặt hàng, sử dụng và đảm bảo quyền
tác giả đối với tác phẩm ....................................................................................... 54
2.2.4. Quản lý hoạt động cấp, cấp lại, đổi, hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận
đăng ký quyền tác giả .......................................................................................... 57
2.2.5. Quản lý hoạt động giám định về quyền tác giả; hoạt động đại diện, tư vấn,
dịch vụ quyền tác giả ........................................................................................... 58
2.2.6. Hợp tác quốc tế trong quản lý, thực thi bảo hộ quyền tác giả ................... 58
2.2.7. Giải quyết khiếu nại, tố cáo; thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật
về quyền tác giả ................................................................................................... 60
2.3. Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong quản lý nhà nước bằng
pháp luật về quyền tác giả tại Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch giai đoạn 2015 -
2020 ..................................................................................................................... 61
2.3.1. Trong việc xây dựng, hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp luật về quyền
tác giả ................................................................................................................... 61
2.3.2. Trong thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà
nước, tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực bảo hộ quyền tác giả ............................... 63
2.3.3. Trong hoạt động quản lý tập thể quyền tác giả ......................................... 69
2.3.4. Trong quản lý hoạt động giám định về quyền tác giả ............................... 69
2.3.5. Trong hợp tác quốc tế trong quản lý, thực thi bảo hộ quyền tác giả ......... 70
2.3.6. Trong giải quyết khiếu nại, tố cáo; thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm
pháp luật về quyền tác giả ................................................................................... 71
2.3.7. Một số căn nguyên chung của các hạn chế ................................................ 72
Tiểu kết Chương 2 ............................................................................................... 74
CHƯƠNG 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN
LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN TÁC GIẢ ......................... 76
3.1. Quan điểm vềquản lý nhà nước bằng pháp luật về quyền tác giả ................ 76
3.1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ............................................................ 76
3.1.2. Quan điểm khoa học .................................................................................. 78
3.2. Giải pháp đảm bảo quản lý nhà nước bằng pháp luật về quyền tác giả tại Bộ
Văn hoá, Thể thao và Du lịch .............................................................................. 80
3.2.1. Giải pháp chung ......................................................................................... 80
3.2.2. Giải pháp riêng đối với Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch ........................ 89
Tiểu kết Chương 3 ............................................................................................. 100
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 101
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 103
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài luận văn
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, vấn đề bảo hộ quyền tác
giả đang trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu của các cơ quan quản
lý Nhà nước. Việc bảo hộ quyền tác giả ở mỗi quốc gia có hiệu quả sẽ khuyến
khích các hoạt động sáng tạo, tạo môi trường đầu tư an toàn để thu hút các nhà
đầu tư, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước. Bảo hộ quyền
tác giả là lĩnh vực mới ở Việt Nam, nhưng đã và đang đóng vai trò quan trọng
trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, và xây
dựng nền kinh tế tri thức của đất nước. Chính vì vậy, trong những năm qua, hoạt
động bảo hộ quyền tác giả đã được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Tuy
nhiên, tình trạng xâm phạm quyền tác giả vẫn còn diễn ra ở hầu hết các lĩnh vực,
với nhiều hình thức và mức độ khác nhau gây thiệt hại cho chủ sở hữu quyền và
ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sáng tạo, môi trường đầu tư, phát triển kinh tế,
văn hóa, xã hội của đất nước và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Nguyên nhân
của tình trạng trên nói trên chủ yếu là do nhận thức, hiểu biết, đặc biệt là ý thức
chấp hành pháp luật quyền tác giả của nhiều tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng
còn nhiều hạn chế và chưa nghiêm túc; hệ thống quản lý và thực thi quyền tác giả
của các cấp chính quyền chưa đáp ứng yêu cầu bảo hộ theo quy định pháp luật.
Bên cạnh đó, trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, trước
sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, của môi trường kỹ thuật số đã
và đang đặt ra những thách thức lớn đối với việc quản lý nhà nước bằng pháp luật
về quyền tác giả. Nền kinh tế mới, bối cảnh mới đang làm nảy sinh hàng loạt vấn
đề lý luận và thực tiễn không chỉ liên quan đến nhận thức, quan điểm về quyền
tác giả mà còn liên quan đến cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò quản lý của nhà
nước bằng pháp luật về quyền tác giả. Một hệ thống các quy phạm pháp luật hoàn
chỉnh, một cơ chế chính sách đồng bộ, nhất quán, một bộ máy thực thi
có hiệu quả, phù hợp với các yêu cầu của hoạt động bảo hộ quyền tác giả ở Việt
Nam trong nền kinh tế thị trường, định nghĩa xã hội chủ nghĩa là mục tiêu của
các nhà làm luật, các cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả. Đó cũng là
mong muốn của các tác giả, các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước, của những
người khai thác sử dụng và công chúng hưởng thụ.
Chính vì vậy các cơ quan quản lý Nhà nước cần chú trọng hơn nữa trong vấn đề
quản lý, giám sát quyền tác giả, quyền liên quan. Đối với Việt Nam, tăng cường
quản lý Nhà nước bằng pháp luật về quyền tác giả có vai trò đặc biệt quan trọng,
nó tạo điều kiện cho các hoạt động sáng tạo tác phẩm văn học, nghệ thuật và
khoa học, góp phần bảo tồn, phát triển nền văn hóa dân tộc, hiện đại, nhân văn;
tiếp thu tinh hoa văn hóa và tiến bộ về khoa học - công nghệ của nhân loại, tạo
điều kiện cho phát triển công nghiệp bản quyền, thúc đẩy phát triển kinh tế, văn
hóa, xã hội.Tuy nhiên, vì quyền tác giả là một lĩnh vực mới đối với Việt Nam cho
nên nhận thức và hiểu biết của các cơ quan quản lý, chỉ đạo các cấp chưa đầy đủ;
ý thức chấp hành và hiểu biết của nhân dân, kể cả các tác giả và tổ chức cá nhân
có quyền và nghĩa vụ liên quan còn chưa cao. Từ đó, việc thực thi các quy định
của pháp luật về quyền tác giả còn nhiều hạn chế, tình trạng vi phạm quyền tác
giả xảy ra nhiều, có vụ việc nghiêm trọng.Do vậy, bên cạnh những thành tựu đạt
được bước đầu trong lĩnh vực quyền tác giả, thực tiễn cũng đang đặt ra những
vấn đề bức bách đòi hỏi phải giải quyết trước áp lực trong và ngoài nước về bảo
hộ quyền tác giả khi Việt Nam hội nhập vào khu vực và thế giới. Một trong
những nhân tố quan trọng quyết định đến hiệu quả của hoạt động bảo hộ quyền
tác giả là phải hoàn thiện quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với lĩnh vực quyền
tác giả.
Cả lý luận và thực tiễn đều đã khẳng định hoạt động bảo hộ quyền tác giả bất kỳ
quốc gia nào, trong bất kỳ thời kỳ nào cũng đều cần đến sự quản lý của Nhà
nước. Vì vậy, việc hoàn thiện quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với lĩnh vực
quyền tác giả là nhu cầu tất yếu, khách quan của sự nghiệp phát triển kinh tế- xã
hội của các quốc gia trên thế giới cũng như đối với nước ta hiện nay.
Đó cũng chính là lý do chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Quản lý
nhà nước bằng pháp luật về quyền tác giả tại Bộ Văn hoá, Thể thao và Du
lịch” với mong muốn đóng góp một tiếng nói chung vào việc thực thi và nâng
cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với một lĩnh vực rất
quan trọng trong đời sống của xã hội - lĩnh vực quyền tác giả.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Ở nước ta, quyền tác giả còn là một lĩnh vực còn khá mới mẻ, cho đến nay đã có
nhiều bài viết, bài báo, bài nghiên cứu cũng như trong hội thảo khoa học đã đề
cập đến vấn đề quyền tác giả, nhưng tập trung chủ yếu vào pháp luật quyền tác
giả và việc hoàn thiện hệ thống pháp luật quyền tác giả sao cho phù hợp với đòi
hỏi của thực tiễn thi hành và hội nhập kinh tế quốc tế.
Một số đề tài nghiên cứu liên quan đến nội dung này gồm có:
Việc nghiên cứu về quyền tác giả ở Việt Nam những năm gần đây đã có
một số công trình khoa học như: Luận án phó tiến sĩ khoa học luật học của tác
giả Lê Xuân Thảo “Đổi mới và hoàn thiện cơ chế điều chỉnh pháp luật về bảo
hộ quyền sở hữu trí tuệ trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam” (1996). Luận
án chủ yếu đề cập tới cơ chế điều chỉnh pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam mà chưa đi sâu về quyền tác giả; Luận
án tiến sĩ Luật học của tác giả Hoàng Minh Thái “Thực hiện pháp luật về bảo
hộ quyền tác giả ở Việt Nam hiện nay”. Luận án chủ yếu nghiên cứu về thực
trạng thực thi bảo hộ quyền tác giả bằng pháp luật tại Việt Nam.
Ngoài ra còn có một số Luận văn thạc sĩ luật học như: Luận văn thạc sĩ
luật học của tác giả Đoàn Thanh Nô“Hoàn thiện pháp luật về quyền sở hữu trí
tuệ đối với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian ở Việt Nam hiện nay”(2008).
Luận văn chủ yếu đề cập đến thực trạng quản lý quyền sở hữu trí tuệ đối với loại
hình tác phẩm văn học nghệ thuật từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện hệ thống
pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ đối với các tác phẩm văn học nghệ thuật dân
gian tại Việt Nam; Luận văn thạc sĩ luật học của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Hà:
“Quyền tác giả đối với tác phẩm theo pháp luật Việt Nam” (2007).
Các sách tham khảo về vấn đề này không có nhiều, điển hình có một số
sách tham khảo như: “Sáng tạo văn học nghệ thuật và quyền tác giả ở Việt
Nam” của TS. Vũ Mạnh Chu“Bình luận về quyền tác giả theo pháp luật Việt
Nam” của nhóm tác giả Nguyễn Bình, Nguyễn Thị Chính, Nguyễn Huy Ngát,
Nguyễn Thị Bích Ngọc, nhóm tác giả đi sâu nghiên cứu và bình luận cả về lý
luận và thực tiễn trong việc thực thi và bảo hộ quyền tác giả trong hệ thống pháp
luật tại Việt Nam ; “Công ước Berne 1886 công cụ hữu hiệu bảo hộ quyền tác
giả” của các tác giả Nguyễn Bá Bình, Phạm Thanh Tùng, nhóm tác giả đề cập
đến các công cụ bảo hộ quyền tác giả tại Công ước Berne 1886 qua đó đưa ra
nhiều bài học kinh nghiệm trong vấn đề xây dựng pháp luật về bảo hộ quyền tác
giả tại Việt Nam; “Pháp luật và thực thi” của Tiến sĩ Vũ Mạnh Chu và một số
tài liệu hội thảo khoa học có liên quan cũng có đề cập đến vấn đề quản lý Nhà
nước trong lĩnh vực quyền tác giả.
Trong một số tạp chí nghiên cứu về nhà nước và pháp luật có một số bài nghiên
cứu như “Vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở các nước đang phát triển” của tác
giả Phan Việt Dũng (Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 6-2003) tập trung nghiên
cứu chủ yếu về thực trạng bảo hộ quyền tác giả tại các nước đang phát triển;
“Bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ hiện nay” của tác giả Nguyễn Bá Diến
(Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 4-2005).
Bên cạnh đó còn có một số tài liệu hội thảo khoa học có liên quan như:
“Bản quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bản-thực trạng và giải pháp” năm 1998;
“Quyền tác giả trong lĩnh vực sản xuất các chương trình băng, đĩa âm nhạc”
tháng 10/1998; “Quyền tác giả trong hoạt động báo chí” tháng 10/2000; “Quyền
tác giả trong lĩnh vực nghệ thuật tạo hình” tháng 6/2001; “Quyền tác giả trong
lĩnh vực công nghiệp ghi âm” tháng 8/2002; “Quyền tác giả trong lĩnh vực nhiếp
ảnh” tháng 9/2002; “Quyền tác giả sách văn học học dịch” tháng 11/2002;
“Quyền tác giả trong lĩnh vực nghệ thuật sân khấu” tháng 7/2003; “ Hội nghị
toàn quốc về thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam” tháng 9/2004; “Các
công ước và hiệp ước quốc tế về quyền tác giả, quyền liên quan” tháng 8/2008.
Một số Kỷ yếu Hội thảo quyền tác giả trong lĩnh vực Báo chí, Xuất bản,
Mỹ thuật, Nhiếp ảnh, Nghệ thuật sân khấu, Âm nhạc…
Tuy nhiên chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện khía
cạnh quản lý nhà nước đối với lĩnh vực quyền tác giả. Chính vì vậy, với đề tài
“Quản lý nhà nước bằng pháp luật về quyền tác giả tại Bộ Văn hoá, Thể thao
và Du lịch” chúng tôi mong muốn có một sự đóng góp nhỏ vào sự phát triển của
khoa học quản lý nói chung và quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với lĩnh vực
quyền tác giả nói riêng.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích
Mục đích của luận văn là nghiên cứu cơ sở khoa học củaquản lý nhà nước bằng
pháp luật vềquyền tác giả; phân tích, đánh giá thực tiễn quản lý nhà nước bằng
pháp luậtvề quyền tác giả tại Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, từ đó đề xuất một
số giải pháp đảm bảo quản lý nhà nước bằng pháp luật về quyền tác giả tại Bộ
Văn hoá, Thể thao và Du lịch.
3.2. Nhiệm vụ
-Nghiên cứu, làm rõ hơncơ sở lý luận củaquản lý nhà nước bằng pháp luật
vềquyền tác giả;
-Phân tích, đánh giá thực tiễn quản lý nhà nước bằng pháp luậtvề quyền tác
giả tại Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch;
- Đề xuất một số giải pháp đảm bảo quản lý nhà nước bằng pháp luật về
quyền tác giả tại Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1.Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản của cơ sở khoa học, cơ sở lý
luận về quản lý nhà nước bằng pháp luật về quyền tác giả; thực tiễn hoạt động
quản lý nhà nước bằng pháp luật về quyền tác giả tại Bộ Văn hoá, Thể thao và
Du lịch, những thành tựu đạt được, những hạn chế còn tồn tại; từ đó đưa ra một
số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước bằng pháp luật về quyền tác giả.