Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài liệu Luận văn Quản lý chất lượng - thực trạng và một số giải pháp nhằm áp dụng một cách hợp lý
MIỄN PHÍ
Số trang
41
Kích thước
299.6 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1008

Tài liệu Luận văn Quản lý chất lượng - thực trạng và một số giải pháp nhằm áp dụng một cách hợp lý

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Luận văn

Quản lý chất lượng - thực trạng và

một số giải pháp nhằm áp dụng

một cách hợp lý và hiệu quả hệ

thống quản trị chất lượng trong

các DNCN Việt Nam

MỤC LỤC

Trang

Lời nói đầu 1

Chương I. Những vấn đề chung về chất lượng và QTCL 3

I. Những vấn đề cơ bản về chất lượng và quản trị chất lượng 3

1.1. Những quan điểm về chất lượng 3

1.2. Các loại chất lượng sản phẩm 5

1.3. Các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm 6

1.4. Một số khái niệm liên quan đến quản trị chất lượng 10

III. Vai trò của chất lượng và quản lý chất lượng trong sự tồn tại và phát triển của

doanh nghiệp

23

Chương II. Những quan điểm nhận thức và thực trạng công tác quản lý chất

lượng trong các DNCNVN

24

1. Thực trạng vấn đề QLCL của DNCNVN giai đoạn trước năm 1990 25

1.1. Những nhận thức và HTQLCL trong giai đoạn này 25

1.2. Từ nhận thức về QTCL đã đưa đến thực trạng của công tác QTCL trong sản

xuất như sau

25

1.3. Những hạn chế 26

II. Giai đoạn từ năm 1990 đến nay 27

1. Tình hình kinh tế đất nước – những yêu cầu đổi mới công tác QTCL để theo

kịp sự đổi mới của nền kinh tế

27

1.2. Những thay đổi nhận thức của người tiêu dùng 27

1.3. Những cơ hội và thách thức trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của các

DNCNVN

27

2. Những nhận thức và quan điểm quản trị chất lượng trong từng giai đoạn này 28

2.1. Những nhận thức đúng đắn 28

2.2. Những quan điểm còn lệch lạc dẫn tới thực trạng sau 32

3. Đánh giá chung về công tác QTCL trong các doanh nghiệp công nghiệp Việt

Nam

33

Chương III. Một số giải pháp áp dụng một cách hợp lý và hiệu quả HTQTCL

trong các DNCNVN

35

I. Tại doanh nghiệp 35

1. Đổi mới và hoàn thiện nhận thức và vai trò của chất lượng và QLCL 35

2. Tăng cường công tác tiêu chuẩn hoá và quản lý đo lường tại cơ sở 35

3. Tăng cường đổi mới công nghệ chú trọng đào tạo nhân lực 36

4. Lựa chọn mô hình QTCL phù hợp 37

II. Giải pháp ở tầm vĩ mô 43

Phần kết 45

Tài liệu tham khảo 46

LỜI NÓI ĐẦU

Chất lượng sản phẩm vốn là một điểm yếu kém kéo dài nhiều năm ở nước ta trong

nền kinh tế KHHTT trước đây vấn đề chất lượng được đề caovà được coi là mục tiêu quan

trọng để phát triển kinh tế nhưng kết quả mang lại chưa được là bao nhiêu do cơ chế tập

trung quan liêu bao cấp đã phủ nhận nó trong hoạt động cụ thể của thời gian cũ.

Trong mười năm lăm đổi mới tiến hành công cuộc đổi mới kinh tế xã hội chất lượng

đã quay về vị trí đúng với ý nghĩa. Người tiêu dùng họ là những người lựa chọn những sản

phẩm hàng hoá và dịch vụ đạt chất lượng không những thế xuất phát từ nhu cầu người tiêu

dùng các doanh nghiệp phải chú ý đến nhu cầu người tiêu dùng mà bằng sự nhìn nhận và

bằng những hành động mà doanh nghiệp đã cố gắng đem đến sự thoả mãn tốt nhất có thể

đem đến cho người tiêu dùng. Sự thoả mãn người tiêu dùng đồng nghĩa với doanh nghiệp

đã thực sự nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề chất lượng cao nhà quản lý cũng đã

tìm tòi những cơ chế mới để tạo ra những bước chuyển mới về chất lượng trong thời kỳ

mới về chất lượng trong thời kỳ mới.

Trong nền kinh tế thị trường với nền kinh tế nhiều thành phần cùng với sự mở cửa

vươn ngày càng rộng tới thế giới quanh ta làm cho sự cạnh tranh ngày càng diễn ra một

cách quyết liệt hơn. Các doanh nghiệp không những chịu sức ép lẫn nhau hướng đến sự tồn

tại, phát triển và vươn ra bên ngoài mà doanh nghiệp còn chịu sức ép của bên hàng hoá

nhập khẩu như sức ép chất lượng, giá cả, dịch vụ… chính vì vậy các nhà quản lý coi trọng

vấn đề chất lượng như là gắn với sự tồn tại sự thành công của doanh nghiệp đó cũng chính

là tạo nên sự phát triển của nền kinh tế trong mỗi quốc gia.

Từ sự kết hợp hài hoà giữa lý luận và thực tiễn tôi đã thấy tầm quan trọng của vấn đề

quản lý chất lượng trong các doanh nghiệp công nhân Việt Nam từ đó trong tôi nảy sinh đề

tài "Quản lý chất lượng - thực trạng và một số giải pháp nhằm áp dụng một cách hợp lý

và hiệu quả hệ thống quản trị chất lượng trong các DNCN Việt Nam".

Tôi hy vọng đề tài bản thân tôi tuy có những thiếu sót bởi tầm nhìn hữu hạn nhưng

nó bao hàm những vấn đề cốt lõi mà ý tưởng cá nhân tôi cùng với sự giúp đỡ của cố Hồng

Vinh tạo ra sản phẩm mà sản phẩm không ít thì nhiều nó bao hàm những kiến thức cơ bản

mà tôi một sinh viên thuộc chuyên ngành quản trị chất lượng đã nắm bắt được.

Nội dung chính của đề tài:

Chương I: Những vấn đề chung về chất lượng và QTCL.

Chương II: Quan điểm nhận thức và thực trạng công tác QTCL trong các DNCNVN.

Chương III: Một số giải pháp nhằm áp dụng một cách hợp lý và hiệu quả hệ thống

quản trị chất lượng trong các DNCNVN.

Chương I

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG VÀ QTCL

I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG VÀ QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG

1.1. Những quan điểm về chất lượng

Trong kinh tế học thì có nhiều vấn đề rất trừu tượng. Có nhiều vấn đề mà trong đó

mỗi vấn đề được nhìn nhận từ góc độ khác nhau chính vì vậy những quan điểm đưa ra tuy

không đồng nhất nhưng nó bao gồm một mặt nào đó của một vấn đề cho người học hiểu

rằng vấn đề mà được nhận xét có một cái lý nào đó. Ta đã biết được cách nhìn nhận của

nhà kinh tế học đưa ra định nghĩa Marketing họ nhìn marketing từ nhiều góc độ không

những thế còn quản trị học cũng thế và bây giờ thì vấn đề chất lượng cũng có nhiều quan

điểm khác nhau.

Mỗi quan niệm nào đó cũng lột tả một hay nhiều vấn đề chất lượng không những một

người nhìn nhận vấn đề chất lượng mà còn nhiều người nhìn nhận vấn đề chất lượng có

quan điểm đưa ra ban đầu thì phù hợp, nhưng sau này thì xét lại, phân tích lại có nhược

điểm một phần nào đó không thích hợp.

Theo quan điểm mang tính trừu tượng triết học thì nói đến chất lượng là nói đến sự

hoàn hảo là gì tốt đẹp nhất.

Nhưng càng sau này thì ta càng thấy rõ hơn chất lượng sẽ như thế nào, xuất phát từ

quan điểm nhà quản lý: "Chất lượng sản phẩm trong sản xuất công nghiệp là đặc tính sản

phẩm phản ánh giá trị sử dụng của nó".

Ở quan điểm này thấy có sự phát triển hơn bởi lẽ nhà quản lý tìm thuộc tính của sản

phẩm người quản lý so sánh nhìn nhận sản phẩm thông qua thuộc tính của sản phẩm. Ví dụ

2 chiếc ti vi màu sắc như nhau, độ nét, âm thanh thẩm mỹ tương đối như nhau nhưng nếu

chiếc tivi nào có độ bền hơn thì chiếc ti vi đó có chất lượng cao hơn lúc này thuộc tính độ

bền đánh giá một cách tương đối chất lượng của sản phẩm.

Ta quay sang quan điểm của nhà sản xuất. Họ nhìn nhận vấn đề chất lượng như thế

nào, nhà sản xuất họ lại cho rằng: "Chất lượng là sự tuân thủ những yêu cầu kinh tế, yêu

cầu kỹ thuật và bảng thiết kế lập ra". Như vậy nhà sản xuất cho rằng khi họ thiết kế sản

phẩm nếu sản phẩm làm theo bảng thiết kế thì sản phẩm của họ đạt chất lượng. Quan điểm

này có lẽ cũng có mặt trái của nó bởi lẽ nếu doanh nghiệp cứ đưa ra sản phẩm làm đúng

theo bảng thiết kế thì lúc đó có thể là phù hợp với nhu cầu của khách hàng cũng có thể sản

phẩm đó không phù hợp với nhu cầu của khách hàng ví dụ như sản phẩm của Samsung

Tivi hãng này vừa đưa ra sản phẩm đó là chiếc tivi màu ta có thể xem 2 kênh truyền hình

cùng một lúc, tính năng công dụng thật hoàn hảo. Như vậy với loại ti vi đó thì chỉ phù hợp

khách hàng giầu có mà khách hàng có khả năng thoả mãn nhu cầu của họ.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!