Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Luận văn phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản ở huyện quỳnh lưu, nghệ an trong quá trình hội nhập
PREMIUM
Số trang
155
Kích thước
1.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1210

Luận văn phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản ở huyện quỳnh lưu, nghệ an trong quá trình hội nhập

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

---------------

NGUYỄN THỊ THANH MINH

PHÁT TRIỂN NGÀNH NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN

Ở HUYỆN QUỲNH LƯU, NGHỆ AN TRONG QUÁ TRÌNH

HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Chuyên ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

Mã số: 60.31.10

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ DƯƠNG NGA

HÀ NỘI – 2008

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các

số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai

công bố trong bất kì công trình nào khác.

Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều

đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà nội, ngày tháng năm 2008

Nguyễn Thị Thanh Minh

ii

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài: “Phát triển ngành

nuôi trồng thuỷ sản huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An trong quá trình hội

nhập kinh tế quốc tế” tôi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của các thầy

cô giáo khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn; Khoa sau đại học Trường

Đại học Nông Nghiệp Hà Nội, một số cơ quan ban ngành, các đồng

nghiệp và bạn bè. Đến nay tôi đã hoàn thành chương trình nghiên cứu đề

tài luận văn.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với các thầy cô giáo trong khoa đã

tạo mọi điều kiện và hướng dẫn, giúp tôi hoàn thành luận văn.

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến TS. Nguyễn Thị Dương

Nga, người đã chỉ bảo hướng dẫn tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận

văn này.

Tôi xin chân thành cảm ơn các cơ quan: Sở thuỷ sản Nghệ An;

Huyện uỷ, Uỷ ban nhân dân huyện Quỳnh Lưu; Phòng kinh tế biển,

Phòng thống kê, Phòng địa chính, phòng tài chính, phòng thuỷ sản

huyện Quỳnh Lưu; Uỷ ban và bà con nhân dân các xã: Quỳnh Xuân,

Quỳnh Thuận, Quỳnh Hồng đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá

trình thu thập số liệu phục vụ cho quá trình nghiên cứu luận văn.

Tôi xin gửi lới cảm ơn tới bố mẹ, các đồng chí, đồng nghiệp và

bạn bè đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ, động viên đồng thời có

những ý kiến đóng góp quý báu trong quá trình thực hiện và hoàn thiện

luận văn.

Hà Nội, ngày tháng năm 2008

Nguyễn Thị Thanh Minh

iii

MỤC LỤC

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Mục lục iii

Danh mục các chữ viết tắt v

Danh mục bảng vi

Danh mục biểu đồ vii

1. Mở Đầu i

1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

2. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài 5

2.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển nuôi trồng thuỷ sản 5

2.2. Cơ sở thực tiễn của phát triển nuôi trồng thuỷ sản 31

3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu 47

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 47

3.2. Phương pháp nghiên cứu 61

4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 65

4.1. Tình hình phát triển nuôi trồng thuỷ sản của huyện trong một số

năm gần đây 66

4.1.1. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản 66

4.1.2. Vốn cho nuôi trồng thuỷ sản 67

4.1.3. Lao động cho nuôi trồng thuỷ sản 69

4.1.4. Sản xuất giống và chủng loại sản phẩm 71

4.1.5. Các phương thức nuôi trồng thuỷ sản 75

4.1.6. Năng suất nuôi trồng thuỷ sản 76

iv

4.1.7. Sản lượng thuỷ sản 77

4.1.8. Ngành chế biến các sản phẩm từ nuôi trồng thuỷ sản 79

4.1.9. Tình hình xuất khẩu thuỷ sản của huyện 81

4.2. Hiệu quả nuôi trồng thuỷ sản tại các hộ 83

4.2.1. Thông tin chung về các hộ điều tra 83

4.2.2. Các hình thức nuôi trồng thuỷ sản tại các hộ điều tra 84

4.2.3. Kết quả và hiệu quả nuôi trồng thuỷ sản của hộ điều tra 86

4.2.4. Một số yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế của các hộ 94

4.2.5. Thị trường tiêu thụ sản phẩm 100

4.3. Các cơ hội, thách thức đối với ngành nuôi trồng thuỷ sản huyện

khi gia nhập WTO 103

4.3.1. Cơ hội của ngành nuôi trồng thuỷ sản huyện khi gia nhập WTO 103

4.3.2. Thách thức của ngành nuôi trồng thuỷ sản huyện khi gia nhập

WTO 107

4.3.3. Phân tích SWOT 112

4.4. Định hướng phát triển ngành NTTS tại huyện 116

4.4.1. Định hướng phát triển NTTS của huyện. 116

4.4.2. Các lĩnh vực cần quan tâm trong phát triển NTTS tại huyện trong

thời gian tới 117

4.4.3. Các giải pháp đề nghị 121

5. Kết luận và khuyến nghị 130

5.1. Kết luận 130

5.2. Khuyến nghị 131

Tài liệu tham khảo 134

Phụ lục 137

v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á

BQ Bình quân

BTC Bán thâm canh

CBXK Chế biến xuất khẩu

CC Cơ cấu

CoC Quy tắc ứng xử trong nuôi trồng thuỷ sản có trách

nhiệm

CP Chi phí

DT Diện tích

ĐVT Đơn vị tính

(đ) đồng

EU Liên minh

FAO Tổ chức nông lương Liên hiệp quốc

GAP Quy phạm thực hành nuôi trồng thuỷ sản tốt

GDP Tổng giá trị sản phẩm quốc dân

GTSX Giá trị sản xuất

KHKT Khoa học kỹ thuật

LĐ Lao động

LN Lợi nhuận

NTTS Nuôi trồng thuỷ sản

QC Quảng canh

QCCT Quảng canh cải tiến

SCM Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng

SL Số lượng

SL Sản lượng

SPS Hiệp định về các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và

kiểm dịch động, thực vật

SS So sánh

Tr.đ triệu đồng

VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm

USD Đô la Mỹ

XK xuất khẩu

vi

DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang

2.1. Lộ trình cắt giảm thuế theo CEPT của ngành thuỷ sản 26

2.2. Mức thuế Việt Nam áp dụng khi gia nhập WTO 28

2.3. Thoả thuận về các mức thuế khi Việt Nam gia nhập WTO 29

2.4. Tổng sản lượng thuỷ sản của thế giới 32

2.5. Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản của 10 nước đứng đầu thế giới

năm 2007 34

2.6. Tình hình nuôi trồng thuỷ sản của Việt Nam giai đoạn

(1990-2006) 37

3.1. Tình hình sư dụng đất đai của huyện 52

3.2. Tình hình dân số và lao động của huyện trong 03 năm 55

3.3. Hệ thống giao thông thuỷ lợi của huyện trong 03 năm 56

3.4. Kết quả sản xuất của huyện trong giai đoạn 2005-2007 59

4.1. Biến động diện tích nuôi trồng thuỷ sản của huyện giai đoạn

2005-2007 66

4.2. Vốn đầu tư và cơ cấu nguồn vốn đầu tư nuôi trồng thuỷ sản 68

4.3. Tình hình sản xuất giống của huyện trong những năm qua 73

4.4. Biến động chủng loại nuôi trồng thuỷ sản của huyện thời kỳ

1995-2007 74

4.5. Các hình thức nuôi trồng thuỷ sản của huyện 75

4.6. Năng suất nuôi trồng thuỷ sản của huyện giai đoạn 2005-2007 76

4.7. Biến động sản lượng thuỷ sản của huyện giai đoạn 2005-5007 77

4.8. Các sản phẩm chế biến của huyện gia đoạn 2005-2007 80

4.9. Các thị trường xuất khẩu của huyện 82

4.10. Thông tin chung về các hộ điều tra 83

4.11. Kết quả và hiệu quả nuôi tôm ở hộ điều tra 86

4.12. Kết quả và hiệu quả nuôi ngao 89

4.13. Kết quả và hiệu quả nuôi cá rô phi đơn tính 92

vii

4.14. Tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản của hộ nuôi trồng thuỷ sản và

thương nhân 101

DANH MỤC ĐỒ THỊ

STT Tên đồ thị Trang

2.1. Tình hình nuôi trồng thuỷ sản trên thế giới năm 2006 33

2.2. Xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam 1997 - 2000 38

4.1. Biểu hiện sự biến động lao động nuôi trồng thuỷ sản 69

4.2. Trình độ văn hoá của người nuôi trồng thuỷ sản 94

4.3. Nguồn cung cấp kiến thức nuôi trồng thuỷ sản của hộ 95

4.4. Biến động giá bán theo kích cỡ của sản phẩm tôm 98

1

1. MỞ ĐẦU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, đòi hỏi mỗi ngành,

mỗi lĩnh vực, mỗi quốc gia không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động của

mình, phát huy lợi thế so sánh để tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Nước ta

là một nước nông nghiệp với hơn 80% dân số sống bằng nghề nông, vì vậy

cần phải xác định nông nghiệp là một thế mạnh cần phải khai thác trong điều

kiện hiện nay.

Trong nông nghiệp thì ngành nuôi trồng thuỷ sản đã và đang mang lại

lợi ích kinh tế lớn và là một mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao. Phát triển nghề

nuôi trồng thuỷ sản tạo ra công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho người

dân, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp

hoá, hiện đại hoá. Vì vậy, nuôi trồng thuỷ sản được xem là một trong những

ngành kinh tế mũi nhọn của huyện.

Nuôi trồng thuỷ sản có thế nuôi bằng nhiều hình thức khác nhau như

nuôi quảng canh, nuôi bán thâm canh và nuôi thâm canh. Trong các hình

thức nuôi này thì nuôi thâm canh và bán thâm canh đang được địa phương tìm

cách phát triển vì nó mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Quỳnh Lưu là một huyện có bờ biển dài 34 km bờ biển, ba cửa lạch lớn

và có nhiều làng cá truyền thống từ lâu, Quỳnh Lưu trở thành trung tâm khai

thác, nuôi trồng thuỷ sản lớn của tỉnh. Những năm gần đây, triển khai chương

trình khai thác xa bờ và nuôi trồng thuỷ sản, huyện đã có hướng đi mới trong

phát triển nghề đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, góp phần to lớn trong việc

giải quyết việc làm, cải thiện đời sống cho người lao động vùng biển. Tuy

nhiên nuôi trồng thuỷ sản của huyện chỉ mới phát triển trong những năm gần

đây nên người nuôi trồng chưa có nhiều kinh nghiệm, vốn đầu tư, qui mô các

2

cơ sở nuôi thủy sản nhỏ, việc áp dụng các công nghệ mới trong nuôi thủy sản

còn nhiều bất cập, là những thách thức trước yêu cầu đòi hỏi càng cao về chất

lượng, ATVS thủy sản.

Nền kinh tế của Việt nam nói chung, kinh tế thủy sản nói riêng đang

trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Đây cũng là cơ

hội rất lớn cho hàng thủy sản Việt Nam xuất khẩu ra thị trường thế giới. Thị

trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng, hàng thủy sản Việt nam tham gia

vào một sân chơi bình đẳng hơn. Tuy nhiên, quá trình này cũng đặt Ngành

thuỷ sản Việt Nam nói chung và ngành thuỷ sản Quỳnh Lưu nói riêng trước

những thách thức không nhỏ phải cạnh tranh gay gắt, các hàng rào thương

mại như các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm ngày càng khắt khe, các

vụ kiện chống bán phá giá dễ xẩy ra hơn do chính sách bảo hộ của các nước

lớn

Với yêu cầu hạ thấp mức thuế nhập khẩu thủy sản của WTO, cũng như

của các nước trong tiến trình hội nhập kinh tế, thủy sản của huyện sẽ phải

cạnh tranh gay gắt với sản phẩm thủy sản đến từ các nước, nhất là thủy sản

của các nước trong khu vực như Thái Lan, Trung Quốc...Vậy ngành NTTS

huyện đã, đang có chiều hướng phát triển thế nào? sẽ có những ưu thế cũng

như gặp phải các thách thức gì khi Việt Nam gia nhập WTO? Và hướng phát

triển của ngành NTTS như thế nào trong thời gian tới?

Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn đó chúng tôi lựa chọn để tài “Phát triển

ngành nuôi trồng thuỷ sản ở huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An trong quá trình

hội nhập kinh tế quốc tế”.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1. Mục tiêu chung

Đánh giá thực trạng, tiềm năng và các nhân tố tác động trong phát triển

nuôi trồng thuỷ sản của huyện Quỳnh Lưu – Nghệ An từ đó đưa ra một số giải

3

pháp phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản để khai thác tốt tiềm năng cũng như

lợi thế của vùng nghiên cứu trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hoá lý luận và thực tiễn về phát triển NTTS và quá trình hội

nhập KTQT của Việt Nam.

- Đánh giá thực trạng phát triển của ngành NTTS của huyện Quỳnh

Lưu và các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của ngành NTTS.

- Phân tích các cơ hội và thách thức cho sự phát triển của ngành NTTS

tại huyện khi Việt Nam gia nhập WTO.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển ngành NTTS huyện Quỳnh

Lưu trong bối cảnh VN hội nhập nền kinh tế quốc tế.

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu

- Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiến về phát triển nuôi trồng

thuỷ sản của huyện Quỳnh Lưu.

- Nghiên cứu các cơ sở thu mua, hộ gia đình nuôi trồng thuỷ sản (chủ

yếu là tôm sú, ngao, cá rô phi đơn tính).

- Nghiên cứu doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu.

1.3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung

+ Nghiên cứu lý luận, thực trạng và giải pháp phát triển nuôi trồng thuỷ

sản của huyện.

+Tập trung nghiên cứu tiềm năng và lợi thế để phát triển nuôi trồng

thuỷ sản của huyện trong quá trình hội nhập.

- Về không gian: Tại huyện Quỳnh Lưu – tỉnh Nghệ An

4

- Về thời gian: Tập trung nghiên cứu thực trạng trong 3 năm (2005-

2007). Ngoài ra còn nghiên cứu ở một số thời điểm khác nhằm minh hoạ rõ

hơn cho kết quả nghiên cứu.

5

2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển nuôi trồng thuỷ sản

2.1.1. Khái niệm tăng trưởng và phát triển kinh tế

Tăng trưởng và phát triển là hai khái niệm được dùng trong kinh tế phát

triển, đôi khi được coi như nhau nhưng thực chất chúng có những nét khác

nhau và có liên hệ chắt chẽ với nhau.

2.1.1.1. Khái niệm tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng thường được dùng để chỉ sự tăng thêm, lớn lên về quy mô

của một hiện tượng nào đó. Tăng trưởng kinh tế được hiểu theo nghĩa rộng là

sự tăng thêm về quy mô, sản lượng hàng hoá và dịch vụ trong một thời kỳ

nhất định (thường là một năm). Đó là kết quả được tạo ra bằng tất cả các hoạt

động sản xuất và các hoạt động dịch vụ của nền kinh tế.

Do vậy để biểu thị sự tăng trưởng kinh tế, người ta dùng mức tăng thêm

của tổng sản lượng nền kinh tế (tính toàn bộ hay tính bình quân theo đầu

người) của thời kỳ sau so với thời kỳ trước. Đó là mức tăng phần trăm hay

mức tăng tuyệt đối hàng năm, hay mức tăng bình quân trong một giai đoạn.

Sự tăng trưởng kinh tế được so sánh với các năm gốc kế tiếp nhau được gọi là

tốc độ tăng trưởng kinh tế. Đó là sự tăng thêm sản lượng nhanh hay chậm so

với thời điểm gốc.

2.1.1.2. Khái niệmphát triển kinh tế

Hiện nay, mọi quốc gia đều phấn đấu vì mục tiêu phát triển và trải qua

thời gian, khái niệm về phát triển cũng đã đi đến thống nhất. Phát triển

kinh tế được hiểu là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế trong

một thời kỳ nhất định trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản

lượng và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế xã hội. Đó là sự tiến bộ thịnh vượng

6

và cuộc sống tốt đẹp hơn.

Phát triển kinh tế được xem như là quá trình biến đổi cả về lượng và về

chất, nó là sự kết hợp một cách chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai vấn đề

về kinh tế và xã hội ở mỗi quốc gia. Theo cách hiểu như vậy, phát triển là một

quá trình lâu dài và do các nhân tố nội tại của nền kinh tế quyết định. Nội

dung của phát triển kinh tế được khái quát theo ba tiêu thức:

Một là, sự gia tăng tổng mức thu nhập của nền kinh tế và mức gia tăng

thu nhập bình quân trên một đầu người. Đây là tiêu thức thể hiện quá trình

biến đổi về lượng của nền kinh tế, là điều kiện cần để nâng cao mức sống vật

chất của một quốc gia và thực hiện những mục tiêu khác của phát triển.

Hai là, sự biến đổi theo đúng xu thế của cơ cấu kinh tế. Đây là tiêu thức

phản ánh sự biến đổi về chất của nền kinh tế một quốc gia. Để phân biệt các

giai đoạn phát triển kinh tế hay so sánh trình độ phát triển kinh tế giữa các

nước với nhau, người ta thường dựa vào dấu hiệu về dạng cơ cấu ngành kinh

tế mà quốc gia đạt được.

Ba là, sự biến đổi ngày càng tốt hơn trong các vấn đề xã hội. Mục tiêu

cuối cùng của sự phát triển kinh tế trong các quốc gia không phải là tăng

trưởng hay chuyển dịch cơ cấu kinh tế mà là việc xoá bỏ nghèo đói, suy

dinh dưỡng, sự tăng lên về tuổi thọ bình quân, khả năng tiếp cận các dịch

vụ y tế, nước sạch, trình độ dân trí giáo dục của quảng đại quần chúng

nhân dân vv… Hoàn thiện các tiêu chí trên là sự thay đổi về chất xã hội

của quá trình phát triển.

2.1.1.3. Nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng và phát triển kinh tế

Có nhiều nhân tố khác nhau liên quan đến quá trình TTKT, việc nghiên

cứư cần thiết phải phân thành hai nhóm với tính chất và nội dung tác động

khác nhau đó là nhân tố kinh tế và nhân tố phi kinh tế.

- Nhân tố kinh tế

7

Đây là nhân tố có tác động trực tiếp đến các biến số đầu vào và đầu ra

của nền kinh tế. Có thể biểu hiện mối quan hệ đó bằng hàm số sau:

Y = F (Xi)

Trong đó: Y: Giá trị đầu ra

Xi

: Là giá trị các biến số đầu vào

Trong nền kinh tế thị trường, giá trị đầu ra của nền kinh tế phụ thuộc

vào sức mua và khả năng thanh toán của nền kinh tế, tức là tổng cầu, còn giá

trị các biến số đầu vào có liên quan trực tiếp đến tổng cung, tức là các yếu tố

nguồn lực tác động trực tiếp.

Hàm sản xuất trên nói lên sản lượng tối đa có thể sản xuất được tuỳ

thuộc vào các đầu vào trong điều kiện trình độ kỹ thuật và công nghệ nhất

định. Mỗi một yếu tố (biến số) có vai trò nhất định trong việc tạo ra sự gia

tăng sản lượng, do trình độ phát triển kinh tế mỗi nơi, mỗi lúc quyết định.

- Các nhân tố phi kinh tế

Khác với các nhân tố kinh tế, các nhân tố chính trị, xã hội, thể chế hay

còn gọi là các nhân tố phi kinh tế có tính chất và nội dung tác động khác. ảnh

hưởng của chúng là gián tiếp và không thể lượng hoá cụ thể được mức độ tác

động của nó đến TTKT do vậy không thể tiến hành tính toán, đối chiếu cụ thể

được, nó có phạm vi ảnh hưởng rộng và phức tạp trong xã hội, không thể

đánh giá một cách riêng rẽ mà mang tính tổng hợp, đan xen, tất cả lồng vào

nhau, tạo nên tính chất đồng thuận hay không đồng thuận trong quá trình tăng

trưởng và PTKT đất nước. Chính vì vậy mà người ta không thể phân biệt và

đánh giá phạm vi, mức độ tác động của từng nhân tố đến nền kinh tế.

Có rất nhiều nhân tố phi kinh tế tác động đến tăng trưởng và phát triển

như: Thể chế chính trị – xã hội, cơ cấu gia đình, dân tộc, tôn giáo trong xã

hội, các đặc điểm tự nhiên khí hậu, địa vị của các thành viên trong cộng đồng

và khả năng tham gia của họ vào quản lý phát triển đất nước.

Như vậy để tạo ra sự tăng trưởng và phát triển sản xuất chúng ta không

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!