Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Luận văn phát triển bền vững nghề gốm truyền thống phù lãng ở huyện quế võ, tỉnh bắc ninh
PREMIUM
Số trang
128
Kích thước
1.4 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1965

Luận văn phát triển bền vững nghề gốm truyền thống phù lãng ở huyện quế võ, tỉnh bắc ninh

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO

TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

--------------------

LÊ THỊ ANH TIẾN

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

NGHỀ GỐM TRUYỀN THỐNG PHÙ LÃNG

Ở HUYỆN QUẾ VÕ, TỈNH BẮC NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Chuyên ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

Mã số : 60.31.10

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN TẤT THẮNG

HÀ NỘI - 2010

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp .......... i

LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung

thực và chưa ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào.

Tôi xin cam ñoan mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này ñã ñược

cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñã ñược chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn

Lê Thị Anh Tiến

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp .......... ii

LỜI CẢM ƠN

ðể hoàn thành luận văn này cũng như hoàn thành cả quá trình học tập, rèn

luyện là nhờ sự dạy dỗ ñộng viên và dìu dắt nhiệt tình của các thầy giáo, cô giáo

trong Viện ñào tạo sau ðại học, Khoa kinh tế và phát triển nông thôn cùng gia ñình

và toàn thể bạn bè. Nhân dịp này em xin ñược gửi lời cảm ơn chân thành của mình

ñến BGH, Ban chủ nhiệm khoa, các thầy giáo, cô giáo ñã chỉ dẫn, dạy dỗ cho em

những kiến thức vô cùng quý giá ñể em có thể trưởng thành một cách vững vàng.

Em xin ñược bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc ñến các thầy giáo, cô giáo trong Bộ

môn kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn , ñặc biệt là thầy Nguyễn Tất Thắng

là người trực tiếp hướng dẫn, giúp ñỡ em trong quá trình nghiên cứu ñề tài này.

Tôi xin chân thành cảm ơn ðảng ủy, UBND cùng toàn thể bà con nhân dân

xã Phù Lãng ñã tạo ñiều kiện cho tôi tiếp cận và thu thập những thông tin cần thiết

ñể làm sáng tỏ mục tiêu nghiên cứu của ñề tài.

Cảm ơn tất cả bạn bè gần xa ñã chia xẻ, ñộng viên tôi trong suốt quá trình

học tập cũng như trong quá trình làm luận văn này.

Cuối cùng con muốn giành lời cảm ơn ñặc biệt nhất ñến với bố mẹ, anh em

nội ngoại hai bên và những người thân ñặc biệt là ông xã ñã giành cho tình yêu

thương và nguồn ñộng viên an ủi lớn nhất.

Hà Nội, ngày 04 tháng 10 năm 2010

Tác giả luận văn

Lê Thị Anh Tiến

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp .......... iii

MỤC LỤC

Lời cam ñoan i

Lời cảm ơn ii

Mục lục iii

Danh mục bảng v

Danh mục biểu ñồ vi

1 MỞ ðẦU 1

1.1 Tính cấp thiết của ñề tài 1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2

1.3 ðối tượng, phạm vi nghiên cứu 2

1.4 Kết cấu của ñề tài 3

2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 4

2.1 Cơ sở lý luận 4

2.2 Cơ sở thực tiễn 22

2.3 Các công trình nghiên cứu liên quan ñến ñề tài 33

3 ðẶC ðIỂM ðỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU 35

3.1 ðặc ñiểm ñịa bàn nghiên cứu 35

3.2 Phương pháp nghiên cứu 49

4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 52

4.1 Thực trạng, hiệu quả sản xuất nghề gốm truyền thống Phù Lãng 52

4.1.1 ðặc trưng sản xuất gốm của làng nghề Phù Lãng 52

4.1.2 Tình hình phát triển sản xuất Gốm Phù Lãng 62

4.2 Tình hình tiêu thụ sản phảm gốm Phù Lãng 77

4.2.1 Tình hình cạnh tranh và giá bán sản phẩm. 82

4.3 Các nhân tố ảnh hưởng và phân tích ñiểm mạnh ñiểm yếu. 85

4.3.1 Các nhân tố ảnh hưởng ñến sự phát triển bền vững làng nghề gốm

Phù Lãng 85

4.3.2 Phân tích ñiểm mạnh, ñiểm yếu 92

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp .......... iv

4.4 Phương hướng và giải pháp 94

4.4.1 Cơ sở xây dựng phương hướng và giải pháp 94

4.4.2 Phương hướng 101

4.4.3 Giải pháp 102

5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 116

5.1 Kết luận 116

5.2 Kiến nghị 117

TÀI LIỆU THAM KHẢO 119

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp .......... v

DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang

3.1 Tình hình ñất ñai của xã Phù Lãng năm 2007 – 2009 40

3.2 Tình hình dân số - lao ñộng xã Phù Lãng 2007 – 2009 42

3.3 Kết quả phát triển kinh tế xã Phù lãng năm 2007 – 2009 46

3.4 Số lượng cơ sở sản xuất gốm tại Phù Lãng năm 2008 50

4.1 ðặc trưng về hình thái, tính chất một số sản phẩm gốm Phù Lãng 61

4.2 Tình hình phát triển nghề Gốm Phù Lãng 2007- 2009 62

4.3 Giá trị sản xuất Gốm Phù Lãng 2007- 2009 64

4.4 Tình hình cơ bản của các hộ sản xuất gốm Phù Lãng 67

4.5 ðiều kiện sản xuất của nhóm hộ ñiều tra 68

4.6 Tình hình sử dụng vốn của các hộ ñiều tra 69

4.7 Chi phí sản xuất gốm của nhóm hộ 72

4.8 Kết quả sản xuất của các nhóm hộ ñiều tra 74

4.9 Kết quả và hiệu quả sản xuất gốm của các nhóm hộ ñiều tra 76

4.10 Thị trường chính tiêu thụ sản phẩm gốm Phù Lãng 82

4.11 Giá một số sản phẩm cạnh tranh ở thị trường tiêu thụ 83

4.12 Giá thành sản xuất một số sản phẩm ở Phù Lãng và Bát Tràng 84

4.13 Các dạng làng nghề trọng ñiểm Bắc Ninh và tác ñộng của các dạng

làng nghề trọng ñiểm này tới môi trường. 91

4.14 Khung hành ñộng chiến lược 103

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp .......... vi

DANH MỤC BIỂU ðỒ

STT Tên biểu ñồ Trang

3.1 Cơ cấu diện tích ñất tự nhiên Xã Phù Lãng (2007 -2009) 41

3.2 Cơ cấu lao ñộng của xã Phù Lãng năm 2009 43

3.3 Cơ cấu tỷ trọng ñóng góp giá trị sản xuất xã Phù Lãng qua 3 năm

2007 -2009 48

4.1 Biến ñộng về cơ sở sản xuất, số mẻ lò, lao ñộng làm gốm tại Phù lãng

(2007 -2009) 63

4.2 Biến ñộng về số lượng các cơ sở sản xuất gốm Phù Lãng theo quy mô

(2007 -2009) 64

4.3 Tổng giá trị sản lượng Gốm Phù Lãng qua 3 năm 2007 -2009 65

4.4 Cơ cấu vốn tự có và vốn ñi vay của các nhóm hộ 70

4.5 Cơ cấu vốn cố ñịnh và vốn lưu ñộng của các nhóm hộ 71

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp .......... 1

1. MỞ ðẦU

1.1 Tính cấp thiết của ñề tài

Nông thôn Việt Nam chiếm tới 73% dân số của cả nước, thu nhập từ sản xuất

nông nghiệp còn thấp. Bởi vậy, việc phát triển công nghiệp nông thôn là nhiệm vụ

quan trọng hàng ñầu trong tiến trình CNH- HðH ñất nước.

Nghị quyết ñại hội ðảng toàn quốc lần thứ X ñã chỉ rõ: “ Khuyến khích ñể

các doanh nghiệp và hợp tác xã ñầu tư phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông

thôn..., phát triển mạnh các loại hình doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và

vừa; phát triển bền vững các làng nghề... Tạo ñiều kiện cho lao ñộng nông thôn có

việc làm cả trong công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, tại chỗ và ngoài

nông thôn...”[9] Do ñó, trong những năm qua, ðảng và nhà nước ñã quan tâm ñến

việc khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống, cụ thể: Một khoản ñầu tư

trên 11000 tỷ ñồng dự kiến sẽ ñược rót cho lĩnh vực bảo tồn và phát triển làng nghề

ở Việt Nam từ nay ñến năm 2020.[31]

Trong bối cảnh Việt Nam là thành viên của WTO, các làng nghề, các doanh

nghiệp có nhiều cơ hội song cũng phải ñối mặt với nhiều thách thức khác như: Các

sản phẩm chịu sự cạnh tranh gay gắt về giá cả, chất lượng, chủng loại... cả ở thị

trường trong nước cũng như thị trường thế giới.

Phù Lãng là một xã thuộc huyện Quế Võ, Tỉnh Bắc Ninh xa xưa vốn là một

trong ba trung tâm gốm của miền Bắc, ñó là: Thổ Hà (Bắc Giang), Bát Tràng (Hà

Nội) cùng có tuổi ñời trên 600 năm, làng nghề Phù Lãng là một tiêu biểu trong 62

làng nghề truyền thống của tỉnh Bắc Ninh với sản phẩm chính là ñồ gốm.

Trong quá trình phát triển nghề truyền thống, gốm Phù Lãng ñã trải qua

những bước thăng trầm, nhiều lúc tưởng như không thể phát triển, song nó vẫn

tồn tại duy trì và dần khẳng ñịnh thương hiệu không những ở thị trường trong

nước mà còn ở một số thị trường xuất khẩu như Anh, Pháp, Hàn Quốc... Tuy

nhiên mới chỉ có một số rất ít nhà sản xuất gốm Phù Lãng tham gia ñược vào các

thị trường xuất khẩu còn lại phần lớn các hộ sản xuất nhỏ lẻ với các sản phẩm có

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp .......... 2

gia trị hàng hoá thấp, cộng thêm sức ép cạnh tranh ngày càng gia tăng cũng như cơ

hội của các sản phẩm gốm khi gia nhập WTO ñang là vấn ñề ñược chính quyền ñịa

phương và các hộ sản xuất phải quan tâm tới.

Vậy mục tiêu cuối cùng là làm thế nào ñể phát triển bền vững nghề gốm

truyền thống Phù Lãng?

ðể góp phần giải ñáp câu hỏi này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu ñề tài: “

Phát triển bền vững nghề gốm truyền thống Phù Lãng ở huyện Quế Võ, tỉnh Bắc

Ninh”

Nghiên cứu ñề tài này sẽ cung cấp thêm cơ sở khoa học cho việc ñề ra giải

pháp nhằm giữ gìn và phát triển làng nghề, giữ gìn các văn hoá cổ truyền và nâng

cao ñời sống cho nhân dân ñịa phương góp phần ñẩy mạnh sự nghiệp CNH- HðH

nông nghiệp nông thôn và hội nhập kinh tế quốc tế.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu tổng quát

ðánh giá thực trạng phát triển nghề gốm truyền thống Phù lãng, qua ñó ñề xuất

những giải pháp phát triển bền vững nghề gốm Phù Lãng trước mắt cũng như lâu dài.

1.2.2 Các mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa lý luận về phát triển bền vững nghề truyền thống

- ðánh giá thực trạng sản xuất gốm truyền thống Phù Lãng

- Phân tích, các yếu tố ảnh hưởng ñến phát triển bền vững nghề gốm truyền

thống Xã Phù lãng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.

- ðề xuất những giải pháp phát triển bền vững nghề gốm truyền thống Xã

Phù lãng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.

1.3 ðối tượng, phạm vi nghiên cứu

- ðối tượng: Luận văn tập trung nghiên cứu các vấn ñề kinh tế có liên quan

ñến phát triển bền vững của nghề gốm truyền thống Phù Lãng huyện Quế Võ- Tỉnh

Bắc Ninh.

- Phạm vi:

+ Về không gian: Tại làng nghề gốm truyền thống Phù Lãng huyện Quế Võ￾Tỉnh Bắc Ninh..

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp .......... 3

+ Về thời gian:

- Số liệu nghiên cứu của ñề tài là số liệu thống kê và ñiều tra qua 3 năm (từ

năm 2007 ñến năm 2009).

- Dự kiến giai ñoạn 2008 - 2010, ñịnh hướng phát triển ñến năm 2020.

Về nội dung

Nghiên cứu thực trạng phát triển sản xuất của nghề gốm Phù Lãng.

Nghiên cứu tính bền vững về sự phát triển của nghề gốm truyền thống.

Nghiên cứu các giải pháp chủ yếu phát triển bền vững của nghề gốm truyền thống

1.4 Kết cấu của ñề tài

Ngoài phần mở ñầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, ñề tài

ñược kết cấu năm phần :

Phần 1. Tính cấp thiết của ñề tài.

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về nghiên cứu phát triển bền vững nghề

gốm truyền thống trên ñịa bàn huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh.

Phần 3. ðặc ñiểm ñịa bàn và phương pháp nghiên cứu huyện Quế Võ tỉnh Bắc

Ninh.

Phần 4: Kết quả nghiên cứu

Phần 5: Kết luận và kiến nghị

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp .......... 4

2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

2.1 Cơ sở lý luận

2.1.1. Cơ sở lý luận về phát triển làng nghề, làng nghề truyền thống

2.1.1.1 Một số khái niệm

Làng nghề ñược cấu tạo bởi hai yếu tố là “làng” và “nghề”. Vì thế khái niệm

về làng nghề cũng ñược hiểu thông qua phân tích khái niệm “làng” và “nghề”

Làng – theo Từ ñiển tiếng Việt, là một khối người quần tụ ở một nơi nhất

ñịnh trong nông thôn. Làng là một tế bào xã hội của người Việt, là một tập hợp dân

cư chủ yếu theo quan hệ láng giềng. ðó là một không gian lãnh thổ nhất ñịnh, ở ñó

tập hợp những người dân quần tụ lại cùng sinh sống và sản xuất.

Hiện nay, do tác ñộng của quá trình ñô thị hóa, khái niệm làng có thể ñược

hiểu một cách tương ñối. Có một số cách gọi khác với làng ñó là phố, khối phố, tổ

dân phố, khóm.... Tuy là cách gọi có thể khác ñi nhưng về bản chất của cộng ñồng

dân cư ñó nếu gắn với nông thôn thì vẫn ñược xem như là làng.

Còn “nghề” có thể ñược hiểu là công việc mà người dân làm ñể kiếm sống

hàng ngày. Các nghề trong hoạt ñộng của làng nghề thường là thủ công, tiểu thủ

công nghiệp, vì thế những sản phẩm làm ra luôn mang ñậm dấu ấn của chủ nhân

làm ra nó.

Như vậy, làng nghề là một làng ở nông thôn nhưng ngoài việc làm nông

nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi) còn có hoạt ñộng sản xuất tiểu thủ công nghiệp, sản

phẩm làm ra của họ ngoài việc ñáp ứng nhu cầu bản thân, gia ñình còn dùng ñể trao

ñổi, buôn bán, sản phẩm từ làng nghề phải là hàng hóa

Các nghề thủ công ở làng quê ban ñầu chỉ xuất hiện dưới dạng là nghề phụ,

chủ yếu ñược bà con nông dân làm vào thời kỳ nông nhàn. Nhưng sau này, do sự

phân công lao ñộng mà các ngành nghề thủ công tách dần khỏi sản xuất nông

nghiệp nhưng vẫn phục vụ trực tiếp cho hoạt ñộng nông nghiệp. Và lúc ñó, những

người thợ thủ công ở làng nghề có thể là không còn làm nông nghiệp nhưng họ vẫn

gắn liền với làng quê mình. Cho tới khi nghề thủ công phát triển mạnh, những

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp .......... 5

người làm nghề thủ công và sống nhờ nghề này tăng lên nhanh chóng. ðó chính là

cơ sở cho sự ra ñời và tồn tại của các làng nghề ở nông thôn cho ñến ngày nay.

Thông qua những lí luận ñó mà các nhà nghiên cứu ñã ñưa ra nhiều khái

niệm khác nhau về làng nghề như:

- “Làng nghề là một cụm dân cư sinh sống trong một thôn (làng), cùng làm

một nghề tiểu thủ công nghiệp mà các hộ ñó có thể sinh sống bằng nghề ñó, thu

nhập từ nghề ñó chiếm trên 50% tổng thu nhập của các hộ. Ngoài ra giá trị sản

lượng của nghề chiếm trên 50% tổng giá trị sản lượng của ñịa phương”.

- “Làng nghề là nơi hầu hết mọi người trong làng ñều hoạt ñộng nghề cho

nghề ñó và lấy ñó làm nguồn sống chủ yếu”. Với quan niệm như thế thì hiện nay ở

Việt Nam tồn tại rất ít (như làng gốm Bát Tràng,…).

- “Làng nghề là trung tâm sản xuất thủ công, nơi quy tụ các nghệ nhân và

nhiều hộ gia ñình chuyên làm nghề, giữa các hộ sản xuất có sự liên kết hỗ trợ trong

sản xuất, bán sản phẩm theo kiểu phường hội”. Quan niệm này chưa phản ánh ñược

ñầy ñủ tính chất, ñặc ñiểm của làng nghề, nó vẫn chưa thể hiện ñược sự khác biệt

giữa làng nghề ở nông thôn với những trung tâm sản xuất thủ công nghiệp ở thành

thị, trị trấn

- “Làng nghề là một cộng ñồng dân cư sống tập trung trên cùng một ñịa bàn

nông thôn. Trong làng ñó, có một bộ phận dân cư tách ra cùng nhau sinh sống bằng

việc sản xuất một hoặc một số loại hàng hóa, dịch vụ; trong ñó có ít nhất một loại

hàng hóa, dịch vụ ñặc trưng thu hút ñông ñảo lao ñộng hoặc hộ gia ñình trong làng

tham gia, ñem lại nguồn thu nhập chính và chiếm tỉ trọng lớn so với thu nhập dân

cư tạo ra trên ñịa bàn làng hoặc cộng ñồng dân cư ñó”.

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ñưa ra khái niệm làng nghề như

sau: “Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum,

sóc hoặc các ñiểm dân cư tương tự trên ñịa bàn một xã, thị trấn, có các hoạt ñộng

ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau”. Như

vậy, ta có thể hiểu làng nghề thông qua khái niệm này.

Ở ñây có sự phân biệt làng nghề và làng nghề truyền thống.

- Làng nghề truyền thống là làng nghề có truyền thống ñược hình thành từ

lâu ñời. ðó là những thôn, làng làm nghề thủ công có truyền thống lâu năm, thường

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!