Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài liệu LUẬN VĂN: Phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN là giải pháp cơ
MIỄN PHÍ
Số trang
40
Kích thước
619.8 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1465

Tài liệu LUẬN VĂN: Phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN là giải pháp cơ

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

LUẬN VĂN:

Phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành

phần theo định hướng XHCN là giải pháp

cơ bản chuyển từ sản xuất nhỏ lên sản xuất

lớn ở nước ta hiện nay

Phần mở đầu

Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu

Đặc điểm kinh tế của các quốc gia trên thế giới hiện nay đang cố gắng không

ngừng để tìm kiếm xây dựng những mô hình thể chế kinh tế thích hợp để đạt hiệu quả

kinh tế xã hội cao trong đó mô hình có sự kết hợp kế hoạch và thị trường mà trong đó

cơ cấu kinh tế nhiều thành phần là cốt lõi.

ở nước ta sau một thời gian duy trì nền kinh tế tập trung cao đã thấy xuất hiện

những mặt không phù hợp của nó. Sau Đại hội VI (1986), Đảng và nhà nước ta mở ra

con đường XHCN của đất nước bằng việc chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu

bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có sự quản lý của nhà nước.

Sau khi có chính sách đổi mới chúng ta đã đạt được những thành tựu và bước đầu

có ý nghĩa rất lớn nhưng hiện nay chúng ta đang đứng trước những khó khăn thách

thức lớn, cái cũ và cái mới đan xen nhau triệt tiêu lẫn nhau. Bổn phận của chúng ta là

phải làm sao cho cái mới cái tiến bộ thay thế cái cũ nhưng không có nghĩa là phủ định

hoàn toàn cái cũ, nhận thức được điều này em đã chọn đề tài “ Phát triển kinh tế

hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN là giải pháp cơ bản chuyển từ

sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn ở nước ta hiện nay” làm đề tài cho tiểu luận của mình

để qua việc tìm tài liệu nghiên cứu đề tài nâng cao hiểu biết của mình về kinh tế hàng

hoá, kinh tế thị trường, giúp cho em trong quá trình học tập tại trường và hiểu biết thêm

về hiện trạng của đất nước để sau khi ra trường có thể góp một phần công sức của mình

xây dựng đất nước giàu đẹp.

Nội dung

I. Cơ sở lí luận của việc phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần trong thời

kỳ quá độ lên CNXH nói chung.

1/ Lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về sự phát sinh phát triển của sản xuất hàng

hoá:

a/ Sự ra đời của sản xuất hàng hoá:

Quá trình chuyển từ sản xuất tự cung tự cấp lên sản xuất hàng hoá là kiểu tổ chức

kinh tế đầu tiên mà loài người sử dụng để giải quyết vấn đề sản xuất cái gì, sản xuất

như thế nào, sản xuất cho ai.

Sản xuất tự cung tự cấp là kiểu tổ sản xuất mà trong đó sản phẩm của người lao

động làm ra được dùng để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng cho nội bộ gia đình, từng công

xã hay từng cá thể riêng lẻ. Sản xuất tự cung tự cấp còn được gọi là sản xuất tự cấp tự

túc hoặc kinh tế tự nhiên.

Đây là kiểu tổ chức sản xuất khép kín nên nó thường gắn với bảo thủ trì trệ, nhu cầu

thấp, kỹ thuật thô sơ, lạc hậu. Nền kinh tế tự nhiên tồn tại ở các giai đoạn phát triển

thấp của xã hội( công xã nguyên thuỷ, nô lệ, phong kiến )

ở Việt Nam hiện nay, kinh tế tự nhiên vẫn còn tồn tại ở vùng sâu vùng xa vùng núi

phía Bắc, Tây Nguyên, đồng bào dân tộc thiểu số.

Tuy nhiên khi lực lượng sản xuất phát triển cao, phân công lao động xã hội được mở

rộng thì dần xuất hiện trao đổi hàng hoá khi trao đổi hàng hoá trở thành mục đích

thường xuyên của sản xuất hàng hoá thì lúc đó sản xuất hàng hoá ra đời.

Sản xuất hàng hoá : là sản xuất ra sản phẩm để trao đổi để bán trên thị trường, sản

phẩm ở đây không phải là sản xuất ra để thoả mãn nhu cầu nội bộ của người sản xuất

mà sản xuất ra để trao đổi.

Cơ sở kinh tế- xã hội của sự ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hoá là phân công lao

động xã hội và sự tách biệt về kinh tế giữa người sản xuất này và người sản xuất khác

do các quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất quy định.

Phân công lao động là việc phân chia người sản xuất vào các ngành nghề khác nhau

của xã hội hoặc nói cách khác đó là chuyên môn hoá sản xuất.

Do chuyên môn hoá nên mỗi người chỉ sản xuất một hay một vài sản phẩm nhất

định.Song nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của mọi người đều có nhiều loại sản phẩm vì

vậy họ đòi hỏi phải có mối liên hệ trao đổi sản phẩm cho nhau, phụ thuộc vào nhau,

phân công lao động là điều kiện của sản xuất hàng hoá. Điều kiện thứ hai của sản xuất

hàng hoá là sự tách biệt về kinh tế giữa những người sản xuất do các quan hệ khác

nhau về tư liệu sản xuất quy định.

Dựa vào điều kiện này mà người chủ tư liệu sản xuất có quyền quyết định việc sử

dụng tư liệu sản xuất và những sản phẩm do họ sản xuất ra. Như vậy quan hệ sở hữu

khác nhau về tư liệu sản xuất đã chia rẽ người sản xuất làm họ tách biệt nhau về mặt

kinh tế. Trong điều kiện đó người sản xuất này muốn sử dụng sản phẩm của người sản

xuất khác thì phải trao đổi sản phẩm lao động cho nhau, sản phẩm lao động đây trở

thành hàng hoá.

Khi sản phẩm lao động xã hội trở thành hàng hoá thì người sản xuất trở thành người

sản xuất hàng hoá, lao động của người sản xuất hàng hoá vùa có tính chất xã hội vừa

có tính chất tư nhân cá biệt.

Tính chất xã hội của lao động sản xuất hàng hoá thể hiện ở chỗ do phân công lao

động xã hội nên sản phẩm lao động của người này trở nên cần thiết cho người khác,

cần cho xã hội.

Tinh chất tư nhân cá biệt thể hiện ở chỗ sản xuất ra cái gì bằng công cụ nào, phân

phối cho ai là công việc cá nhân của chủ sở hữu tư liệu sản xuất, do họ định đoạt. Tính

chất xã hội của lao động sản xuất hàng hoá chỉ được thưà nhận khi họ tìm được người

mua trên thị trường và bán đưọc hàng hoá do họ sản xuất ra.

Vì vậy, lao động của người sản xuất hàng hoá bao hàm sở hữu thống nhất giữa hai

mặt đối lập là tính chất xã hội và tính chất cá biệt của lao động.

Mâu thuẫn giữa tính chất xã hội và tính chất cá biệt của lao động sản xuất hàng hoá

là mâu thuẫn cơ bản của sản xuất hàng hoá. Những mâu thuẫn này được giải quyết trên

thị trường , đồng thời nó được tạo ra một cách liên tục thường xuyên với tư cách là

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!