Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài liệu LUẬN VĂN: Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế thị trướng ở Việt Nam docx
PREMIUM
Số trang
61
Kích thước
952.6 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1444

Tài liệu LUẬN VĂN: Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế thị trướng ở Việt Nam docx

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

LUẬN VĂN:

Phát triển doanh nghiệp vừa và

nhỏ trong nền kinh tế thị trướng

ở Việt Nam

Lời nói đầu

Thời gian qua cùng với sự hình thành và phát triển của các loại hình doanh

nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Doanh nghiệp vừa và nhỏ đã phát triển một

cách mạnh mẽ, đóng góp một vai trò quan trọng vào sự phát triển chung của nền

kinh tế nước ta. Tuy nhiên hiện nay chúng ta chưa có một chính sách đồng bộ

nhằm tạo điều kiện cho loại hình doanh nghiệp này phát triển.

Đứng trước yêu cầu trên Nhà nước cần phải đưa ra một hệ thống chính sách

nhằm khuyến khích, tạo điều kiên phát triển loại hình doanh nghiệp này. Về cơ

bản, loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hiên nay chủ yếu thuộc

thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, vì vậy với đề tài " Phát triển doanh

nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế thị trướng ở Việt Nam" chủ yếu tập trung

vào nghiên cứu thực trạng, giải pháp nhằm phát triển khu vực doanh nghiệp này.

Với mục đích nghiên cứu trên đề tài được chia thành ba phần.

Phần I : Tổng quan về doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Phần này nghiên cứu một cách khái quát loại hình doanh nghiệp vừa và

nhỏ.

Phần II : Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế thị

trường ở Việt Nam.

Đây là phần chính của đề tài, với phấn này sẻ nêu lên những điếu kiện để

phát triển các doang nghiệp vừa và nhỏ đồng thời nêu lên thực trạng phát triển

loại hình doanh nghiệp này thời gian qua ở nước ta từ đó đưa ra những kiến nghị

về mặt quản lý cùng như những kiến nghị về mặt tổ chức điều hành từ phìa các

doanh nghiệp.

Phần III : Kinh nghiệm phát triển và quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ

của một số nước trên thế giới.

Với phần này sẻ nêu lên một số kinh nghiệp của các nước trên thế giời, từ

các nước phát triển đến các nước đang phát triển từ đó rút ra những bài học ứng

dụng vào Việt Nam.

Phần I

Tổng quan về doanh nghiệp vừa nhỏ

I: Khái niệm doanh vừa và nhỏ

ở Việt Nam hiện nay, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ đang là vấn đề

được Nhà nước quan tâm đặc biệt. Vì sự thành đạt của một quốc gia phụ thuộc

rất nhiều vào sự phát triển của các doanh nghiệp. Mà trong giai đoạn đầu phát

triển kinh tế thị trường thì doanh nhiệp quy mô vừa và nhỏ có ý nghĩa vô cùng

quan trọng. Tuy nhiên, cho tới nay vẫn chưa có một định nghĩa chung, hoàn

chỉnh về doanh nghiệp vừa và nhỏ. Để xác định chính xác loại hình doanh nghiệp

này người ta thường căn cứ vào hai tiêu chí.

Nhóm các tiêu chí định tính bao gồm: chuyên môn hoá thấp, số đầu mối

quản lý ít, không phức tạp. Nhóm yếu tố này phản ánh đúng bản chất vấn đề

nhưng thường khó xác định bởi vậy mà nó mang tính tham khảo, kiểm chứng, ít

được sử dụng trong thực tế.

Nhóm tiêu chí định lượng: Có thể bao gồm số lao đông định biên, giá trị tài

sản, vốn kinh doanh, doanh thu, lợi nhuận, nhóm tiêu chí này mỗi nước sử dụng

hoàn toàn không giống nhau, có thể căn cứ vào cả lao động, vốn, doanh thu cũng

có thể chỉ căn cứ vào số lao động hoặc vốn kinh doanh.

Hãy xem xét khái niệm về doanh nghiệp vừa và nhỏ của một số nước trên

thế giới để tham khảo.

Hàn Quốc: Là một nước công nghiệp trẻ, đạt được nhiều thành công chính

là nhờ sự phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hàn Quốc đã có những đạo luật cơ

bản về doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong đó xác định rõ những tiêu chuẩn để được

công nhận là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Những tiêu chuẩn đó còn phụ thuộc vào

lĩnh vực hoạt động cụ thể như sau.

Trong lĩnh vực chế tạo, khai thác, xây dựng: doanh nghiệp có dưới 300 lao

động thường xuyên và tổng vốn đầu tư dưới 600.000 USD được coi là doanh

nghiệp vừa và nhỏ. Trong số này doanh nghiệp nào có dưới 20 lao động được coi

là doanh nghiệp nhỏ.

Trong lĩnh vực thương mại: doanh nghiệp có dưới 20 lao động thường

xuyên và doanh thu dưới 500.000 USD/năm (nếu là bán lẻ) và dưới 250.000

USD/ năm (nếu là bán buôn) được coi là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong số này

doanh nghiệp nào có dưới 5 lao động thưòng xuyên được coi là doanh nghiệp

nhỏ

1

(các tiêu thức này được xác định từ những năm 70, đến nay tiêu thức về lao

động đã thay đổi từ 2 đến 3 lần và vốn đã tăng hàng chục lần).

Nhật Bản: là một nước đã tạo nên huyền thoại “thần kỳ” trong phát triển

kinh tế vào những năm của thập kỷ 50 đến thập kỷ 70. Từ những năm 60, Nhật

Bản có đạo luật cơ bản về doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong đó xác định doanh

nghiệp vừa và nhỏ như sau:

Đối với doanh nghiệp sản xuất: doanh nghiệp có dưới 300 lao động và một

khoản tư bản hoá (vốn đầu tư) dưới 100 triệu Yên (tương đương với 1. 000. 000

USD) được coi là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong số này, doanh nghiệp nào có

dưới 20 lao động được coi là doanh nghiệp nhỏ.

Đối với doanh nghiệp bán buôn: doanh nghiệp có dưới 100 lao động hoặc

có một khoản tư bản hoá dưới 30 triệu Yên (tương đương 100.000 USD) được

coi là doanh nghiệp nhỏ.

Đối với doanh nghiệp bán lẻ và dịch vụ: doanh nghiệp có dưới 50 lao động

hoặc một khoản tư bản hoá dưới 10 triệu yên (tương đương 100. 000 USD) được

coi là doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Trong số này, doanh nghiệp nào có

dưới 5 lao động được coi là doanh nghiệp nhỏ (những tiêu thức này nay được xác

định từ những năm 60, hiên nay vốn đã tăng lên hàng chục lần)2

.

Trong khái niệm về doanh nghiệp vừa và nhỏ, Nhật Bản chỉ quan tâm đến

hai tiêu thức là vốn và lao động. Đối với tiêu thức lao động của loại hình doanh

1 Thông tin phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, 1/1997, tr 2.

2 Industrial Policy of Japan. p 534. (Đổi mới cơ chế quản lý doanh

nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam)-tr 12

nghiệp nhỏ, Nhật Bản quan niệm gần giống với Hàn Quốc, rất thấp so với khu

vực châu á. Phải chăng các nước có tiềm lực kinh tế mạnh, nguồn nhân lực có

hạn, họ quan tâm đến tiêu thức vốn đầu tư nhiều hơn.

Thái Lan: là một trong những nước có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, họ

quan niệm doanh nghiệp vừa có từ 50 đến 200 lao động, doanh nghiệp nhỏ có

dưới 50 lao động 3

. Như vậy Thái Lan chỉ quan tâm đến tiêu thức lao động và

cũng không tính đến tính chất đặc thù của nghành kinh tế (tiêu thức này gần

giống với Việt Nam).

Các nước khác như Phi-lip-pin lại lấy tiêu thức chủ yếu là lao động và giá

trị tài sản cố định; In-đô-nê-xi-a lấy tiêu thức vốn bình quân cho một lao động;

Trung quốc lại lấy tiêu thức sản lượng đầu tư. Mỹ lấy tiêu thức lao động, trị số

hàng hoá bán ra (doanh thu tiêu thụ) đối với doanh nghiệp bán buôn, dịch vụ, đối

với doanh nghiệp sản xuất thì có tính đến yếu tố ngành sản xuất.

ở nước ta, trước đây do chưa có tiêu chí chung thống nhất xác định DNV &

N nên một số cơ quan nhà nước, tổ chức hổ trợ DNV & N đã đưa ra tiêu thức

riêng để xác định DNV & N phục vụ công tác của mình. Theo Công văn số

681/CP-KNT nêu trên, các doanh nghiệp có vốn điều lệ DNV & Nưới 5 tỷ đồng

và số lao động trung bình hàng năm dưới 200 ngưòi là các DNV & N.

Tuy nhiên, các tiêu chí xác định trong cộng văn 681/CP-KTN chỉ là quy

ước hành chính để xây dựng cơ chế chính sách hổ trợ DNV & N , là cơ sở để các

cơ quan nhà nước, các tổ chức chính thức của nhà nước thực thi chính sách đối

với khu vực DNV & N. Việc các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức tài chính

không có chức năng thực thi các các chính sách Nhà nước đối với DNV & N áp

dụng các tiêu chí khác nhau là được, vì các cơ quan đó có mục tiêu, đối tượng hổ

trợ khác nhau. Việc đưa ra các tiêu thức xác định DNV & N mới chỉ có tính ước

lệ, bản thân các tiêu chí đó chưa đủ xác định thế nào là khu vưc DNV & N ở Việt

Nam, bởi vì có rất nhiếu các quan điểm khác nhau về việc các đối tượng, các chủ

thể kinh doanh được coi là thuộc về hoặc không thuộc về khu vực DNV & N. Vì

3 Thông tin phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, 1/1997, tr3

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!