Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Luận văn: Công ty may và những kế hoạch lâu dài duy trì các hợp đồng xuất khẩu và công tác kế tóan
MIỄN PHÍ
Số trang
86
Kích thước
542.1 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1773

Luận văn: Công ty may và những kế hoạch lâu dài duy trì các hợp đồng xuất khẩu và công tác kế tóan

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Luận văn: Công ty may và những kế hoạch

lâu dài duy trì các hợp đồng xuất khẩu và

công tác kế tóan

PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KHOẢN PHẢI THU.

I. KHÁI NIỆM, VAI TRÒ, MỤC TIÊU VÀ CHỨC NĂNG CỦA QUẢN TRỊ TÀI

CHÍNH.

1. Khái Niệm Của Quản Trị Tài Chính:

Quản trị tài chính bao gồm các hoạt động làm cho luồng tiền tệ của công ty phù

hợp trực tiếp với các kế hoạch.

Các nguồn vốn được sử dụng vào các hoạt động của công ty và hình thành cấu

trúc tài sản của nó bao gồm:

Tài sản cố định.

Tồn kho: tạo ra những điều kiện để sản xuất liên tục hay bán hàng thuận lợi hơn

Các khoản phải thu là những khoản nợ từ phía khách hàng, những người mua hàng của

công ty nhưng chưa trả tiền.

Tiền mặt và chứng khoán khả nhượng. Được sử dụng trong các mục đích giao

dịch và thanh toán.

2. Vai Trò Của Nhà Quản Trị Tài Chính:

Nhà quản trị tài chính có thể tác động rất mạnh đến sự thành công của doanh

nghiệp. Sự tác động này nó thể hiện bằng khả năng đáp ứng với những thay đổi, lập kế

hoạch để sử dụng vốn một cách có hiệu quả, kiểm soát quá trình sử dụng vốn, làm tăng

vốn....

Các nhà quản trị tài chính sẽ tác động đến sự tăng trưởng của nền kinh tế thông

qua việc sử dụng nguồn lực tiền vốn của nền kinh tế đáp ứng nhu cầu của xã hội. Khai

thác và sử dụng hiệu quả, các nhà quản trị tài chính làm tăng của cải của doanh nghiệp

và đóng góp vào sức sống và sự tăng trưởng của nền kinh tế.

3. Mục Tiêu Của Quản Trị Tài chính:

Quản trị có hiệu quả các luông vốn trong doanh nghiệp đã bao hàm việc phục

vụ một mục tiêu và mục đích của nó. Bởi vì, việc ra quyết định hay không đối với một

quyết định tài chính nào đó cuối cùng phải dựa trên những tiêu chuẩn nhất định của

công ty. Tất nhiên, mỗi doanh nghiệp có thể có rất nhiều mục tiêu, song với mục tiêu

nghiên cứu của đề tài chúng ta sẽ xoáy quanh mục tiêu làm tăng trưởng tài sản cho chủ

doanh nghiệp.

Tóm lại, mục tiêu của doanh nghiệp trên, quan điểm tài chính là làm tăng giá trị

cho chủ doanh nghiệp. Mục tiêu này được thể hiện bằng cách cực đại hoá giá trị của

chủ doanh nghiệp, giá trị này thể hiện trên cơ sở giá trị thị trường với những đánh giá

khắc nghiệt về khả năng sinh lợi và thị trường rủi ro của doanh nghiệp.

4. Chức Năng Của Quản Trị Tài Chính.

4.1. Những nhiệm vụ cơ bản:

Muốn khai thác và phân phối vốn có hiệu quả người quản trị tài chính phải lập

kế hoạch một cách cẩn thận cho các hoạt động dự kiến tương lai và sau đó đánh giá

hiệu quả của dòng ngân quỹ này trong điền kiện tài chính của công ty. Trên cơ sở

những dự kiến tương lai họ cũng lập kế hoạch về khả năng thanh toán cho các hoá đơn

và các khoản nợ khi đến hạn. Yêu cầu về khả năng thanh toán có thể đòi hỏi phải khai

thác vốn tăng thêm.

Phân tích tài chính, hoạch định và kiểm soát là những quá trình nghiên cứu và

cũng là nhiệm vụ của nhà quản trị tài chính.

4.2. Chức năng huy động vốn:

Mỗi nguồn vốn có những đặc tính khác nhau như: chi phí, thời gian và trách

nhiệm đặt lên mỗi tài sản và các yêu cầu khác từ các nguồn cung cấp vốn, trên cơ sở

các đặc tính này nhà quản trị tài chính phải cân nhắc, lựa chọn các nguồn tài trợ hợp lý

với tình hình tài chính của công ty.

Các quyết định tài trợ sẽ tạo ra một cấu trúc vốn với các công tác đòn bẩy liên

quan đến rủi ro tài chính. Về mặt sở hữu việc huy động vốn vốn có thể tăng nợ, chi phí

nguồn nợ sẽ rẻ hơn nguồn tự có, nhưng Công ty phải luôn đối phó với việc thanh toán

các khoản nợ đấu hạn.

4.3. Chức năng phân phối vốn:

Phân phối là xác định phân chỉ nguồn lực tài chính cho các hoạt động khác

nhau của công ty. Phân phối vốn sẽ giải quyết vấn đề đầu tư vào tài sản nào, bao

nhiêu. Phân phối phải được tiến hành phù hợp với mục tiêu cơ bản là cực đại hoá giá

trị tài sản cho các cổ đông. Trong chức năng này, nhà quản trị tài chính phải tiến hành:

Xác định mức độ thích hợp các tài sản thanh toán.

Mức tài sản lưu động tối ưu trên cơ sở cân nhắc giữa khả nămg sinh lợi và sự

mềm dẽo liên quan với chi phí duy trì nó. Ngày nay, vai trò của họ vẫn tồn tại song nó

đã mở rộng sang cả các tài sản Có dài hạn và các khoản Nợ.

Đầu tư vốn xem như là việc phân bổ vốn vào các tài sản cố định. Ngân sách đầu

tư bao gồm sự phân phối vốn vào các dự án đầu tư mà hy vọng nó có khả năng sinh lợi

tốt trong tương lai

Vốn cần phải được phân phối phù hợp với các tiêu chuẩn nhất định. Thu nhập cần thiết

của một dự án đầu tư phải phù hợp với mục tiêu cực đại hoá giá trị cho doanh nghiệp.

Chức năng phân phối vốn ngày nay cũng phải quan tâm với các hoạt động như

hợp nhất và phát triển. Do đó, trong hoạch định ngân sách cần phải đưa vào các yêu

cầu về sự tăng trưởng cả ở trong và ngoài nước.

Chúng ta có thể nghiên cứu trong chức năng phân phối vốn những quyết định

về phá sản, tái tổ chức công ty, mà trong đó bao gồm các quyết định để thanh toán

công ty hoặc hồi phục nó, thường là sự thay đổi cấu trúc vốn.

4.4. Các yếu tố nâng cao vai trò quản trị tài chính trong doanh nghiệp:

Vai trò của quản trị tài chính không chỉ dừng lại ở việc đảm bảo vốn cho hoạt

động của công ty mà còn mở rộng bao quát cho toàn bộ hoạt động của công ty. Sự

thay đổi này là do:

Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng tăng, để đứng vững trên thị

trường, thì doanh nghiệp phải phối hợp các chức năng với nhau một cách hợp lý để

giành vị thế có lợi. Như vậy, sự ổn định về mặt tài chính là một trong những yếu tố

giành vị thế cạnh tranh.

Do lam phát: lạm phát tài chính là chỉ số giá cả tăng, sản xuất tăng. Vì vậy, kinh

doanh gặp khó khăn, mặc dù khi lạm phát tăng các nhà cho vay hạn chế cho vay nợ dài

hạn, doanh nghiệp luôn đối phó với Nợ và rủi ro tăng lên.

Do sự tiến bộ của khoa học công nghệ liên tục biến đổi, nhu cầu về vốn lại càng

tăng, hao mòn tài sản ngày càng ngắn, thời hạn thu hồi vốn ngắn...

Như vậy, cần quản lý vốn có hiệu quả nhà quản trị tài chính phải quyết định lựa chọn

các dự án có tính sinh lợi cao đồng thời có mức rủi ro thấp.

5. Những Vấn Đề Cơ Bản Của Quản Trị Vốn Luân Chuyển.

5.1. Khái Niệm, Đặc Điểm Của Vốn Luân Chuyển.

a. Khái niệm của vốn luân chuyển:

Vốn luân chuyển gộp là giá trị của tài sản lưu động tài trợ bằng nguồn vốn, bao

gồm:

• Tiền mặt.

• Khoản phải thu.

• Tồn kho.

Các tài sản này có khả năng chuyển hoá thành tiền mặt trong một chu kỳ kinh doanh.

Vốn luân chuyển này là giá trị ròng của giá trị còn lại của tài sản lưu động được tài trợ

bằng nguồn vốn dài hạn.

b. Đặc điểm của vốn luân chuyển:

Tài sản lưu động thường chiếm tỉ trọng lớn trong tổng tài sản của công ty. Đặc

điểm trong các ngành sản xuất có chu kỳ kinh doanh dài nên tồn kho và các khoản

phải thu lớn.

Tài sản lưu động có tốc độ quay vòng nhanh.

=> Tóm lại, từ hai đặc điểm trên ta thấy được tầm quan trọng của vốn luân

chuyển, nến nhà quản trị quản lý vốn lưu động lỏng lẽo khoản phải thu và tồn kho tăng

nhanh, tốc độ quay vòng chậm thì sẽ làm hiệu quả kinh doanh giảm.

5.2. Nội Dung Của Quản Trị Vốn Luân Chuyển:

Các quyết định cơ bản của công ty trong quản trị vốn luân chuyển tác động đến

khả năng thanh toán và cơ cấu thời hạn nợ. Các quyết định này chịu ảnh hưởng các

cân nhắc rủi ro và tính sinh lợi, quyết định tính quản trị vốn luân chuyển tác động đến

khả năng thanh toán của tài sản, bao gồm :

• Quản trị tiền mặt.

• Quản trị khoản phải thu.

• Quản trị tồn kho.

Các quyết định tác động đến việc lựa chọn cơ cấu tài trợ, cơ cấu thời hạn dựa trên cơ

sở cân nhắc giữa chi phí và rủi ro của nó.

a. Quản trị tiền mặt:

Chúng ta đã biết rằng phải có một mức độ tiền mặt hợp lý cho các tài sản thanh

toán. Điều này được cân nhắc từ tính sinh lợi và rủi ro. Để đảm bảo cho việc thanh

toán tiến hành đúng lúc và có hiệu quả vấn đề đặt ra là:

Có bao nhiêu tiền mặt có thể có trong Công ty ?

Nếu có thể đầu tư tiền nhàn rỗi vào các chứng khoán khả nhượng thì sẽ có bao

nhiêu chứng khoán có thể có và cách thức đầu tư sẽ như thế nào ?

Quản trị tiền mặt trong công ty có các hoạt động chính là:

Giao dịch: là hoạt động cần thiết làm cho ngân quỹ đối diện được với các khoản

phải thu phát sinh trong các hoạt động kinh doanh hằng ngày.

Cất trữ: là giữ tiền để duy trì một khoản dư như là một lớp đệm để đối phó với

những sự ngẫu nhiên không dự kiến trước được.

Đầu cơ: là gởi tiền với hy vọng kiếm lợi từ sự biến đổi giá của chứng khoán.

Các quyết định trong lĩnh vực quản trị tiền mặt có mục đích là cực đại hoá tiền quỹ

khả dụng và khả năng sinh lợi của tiền nhàn rỗi được đầu tư vào các khoản chứng

khoán để bán được một cách thích hợp. Nội dung cơ bản nghiên cứu trong lĩnh vực

này là biện pháp thu tiền nhanh với mục đích giảm bớt số vốn trôi nổi trong qúa trình

thu nợ, chuyển hoá tiền quỹ khả dụng. Biện pháp kiểm soát chi tiêu với mục tiêu tăng

vốn trôi nổi trong các nghiệp vụ thanh toán, tập trung các khoản thanh toán.

b. Quản trị khoản phải thu:

Quản trị khoản phải thu nhằm mục tiêu cơ bản là tìm ra giới hạn hợp lý cho

việc mở tín dụng và cách thức huy động các nguồn lực cho công tác thu nợ. Quyết

định liên quan đến công tác quản trị khoản phải thu bao gồm:

Xác định các tiêu chuẩn tín dụng.

Thời hạn tín dụng.

Thủ thuật đánh giá tín dụng.

Chính sách thu nợ.

Các quyết định này quan trọng đối với doanh số, lợi nhuận cũng như độ lớn của khoản

phải thu trong công ty. Như vậy, nhà quản trị tài chính cần phải hết sức thận trọng

trong công tác quản trị khoản phải thu.

Nhà quản trị tài chính luôn quan tâm là làm sao phải giảm tối đa các khoản phải thu ở

mức thấp nhất và tránh những mất mát ở mức cho phép có thể chấp nhận được, khách

hàng có thể làm cho chúng ta lâm vào tình cảnh và nguy cơ rủi ro về tài chính cao khi

họ cố tình kéo dài khoản nợ hoặc không chịu thanh toán, điều đó buột doanh nghiệp

phải phát sinh chi phí như:

Doanh nghiệp phải sử dụng nhiều nguồn lực hơn trong việc thu nợ.

Doanh nghiệp phải đầu tư nhiều hơn vào tài sản lưu động.

Do đó, doanh nghiệp phải đề ra một chính sách thu nợ mềm dẽo, hiệu quả để vừa tránh

xảy ra tình trạng làm mất lòng tin lẫn nhau vừa giảm tỉ lệ mất mát ở mức có thể chấp

nhận được.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!