Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Lịch sử Đoàn chương 5
MIỄN PHÍ
Số trang
10
Kích thước
112.6 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
785

Lịch sử Đoàn chương 5

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

CHƯƠNG V

KIÊN CƯƠNG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC, LÀM

THẤT BẠI ÂM MƯU ĐÁNH NHANH THẮNG NHANH CỦA ĐỊCH

Trước dã tâm xâm lược của thực dân Pháp, Đảng triệu tập khẩn cấp Hội nghị Ban

Thường vụ Trung ương mở rộng, họp trong 2 ngày 18 và 19-12-1946 tại làng Vạn Phúc

(Hà Đông) quyết định phát động toàn dân cầm vũ khí đứng lên chống thực dân Pháp xâm

lược, bảo vệ nền độc lập, tự do vừa giành được.

Ngày 19-12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.

Người nói: “Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng

nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa.

Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không

chịu làm nô lệ... Hỡi đồng bào!... là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp

để cứu Tổ quốc...”

Đáp lời kêu gọi cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh, theo đường lối kháng chiến

đúng đắn do Đảng vạch ra, thanh niên cả nước cùng toàn dân nhất tề đứng lên giết giặc

cứu nước.

Đêm 19-12-1946, cuộc chiến đấu của thanh niên và nhân dân nước ta nổ ra ở Thủ đô Hà

Nội và các thành phố, thị xã như: Hải Phòng, Hải Dương, Vinh, Huế, Đà Nẵng...

Tại Thủ đô Hà Nội, với lòng căm thù giặc sôi sục, với ý chí bất khuất, kiên cường,

quân dân và thanh niên thành phố đã tấn công mãnh liệt vào quân cướp nước, 20 giờ ngày

19-12-1946, công nhân nhà máy điện được lệnh phá máy, tắt đèn. Giờ cứu nước đã điểm,

toàn thành phố nổ súng. Từ các pháo đài Láng, Xuân Tão, Xuân Canh, Đào Xuyên, Đoàn

pháo binh Thủ đô nã đại bác vào các trại lính Pháp. Các lực lượng vệ quốc quân, công an

xung phong, tự vệ chiến đấu, đồng loạt tiến công các vị trí của giặc. Thanh niên tự vệ chặt

cây, nổ mìn, ngả cột điện, đánh đổ toa xe lửa, xe điện, nhân dân khuân vác giường, tủ, bàn

ghế ra đường làm chướng ngại vật chặn quân thù. Tiếng súng, lựu đạn, bom, mìn, tiếng hô

xung phong, tiếng loa phát thanh của tự vệ, tiếng hát của đoàn quân cảm tử... tất cả hòa

quyện thành bản anh hùng ca của nhân dân Hà Nội trong đêm đầu toàn quốc kháng chiến,

phản ánh ý chí sắt thép của tuổi trẻ Thủ đô: “Hà Nội mồ chôn giặc Pháp”, “Thề sống chết

với Thủ đô”.

Sau những giờ phút hoảng loạn, giặc Pháp điên cuồng phản kích. Các đoàn chiến xa

dẫn đầu hàng nghìn lính bộ binh lồng lộn chia làm nhiều ngả tiến đánh nơi làm việc của

Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Bắc Bộ phủ, trụ sở Bộ Quốc phòng, Bộ tổng chỉ huy tự vệ chiến

đấu, Nhà hát Lớn thành phố, nhà đấu xảo, nhà ga, cầu Long Biên và nhiều vị trí khác.

Cuộc chiến đấu giữa ta và giặc nổ ra khắp nơi. Đoàn viên, thanh niên trong lực lượng vũ

trang đóng ở Hà Nội cùng hàng vạn tuổi trẻ Thủ đô đã anh dũng đi đầu trong cuộc chiến

đấu sống mái với quân thù, nêu tấm gương sáng ngời về tinh thần xả thân vì độc lập, tự do.

Tại Bắc Bộ phủ, một đại đội Vệ quốc quân và 20 thanh niên tự vệ nêu quyết tâm

“Chúng tôi còn, Bắc Bộ phủ còn”. Các chiến sĩ đã anh dũng đẩy lùi nhiều đợt tấn công của

300 lính Pháp có 18 xe tăng yểm trợ, tiêu diệt 150 tên, đốt cháy 4 xe tăng. Chiều ngày 20 -

12, nhiệm vụ bảo vệ của đại đội đã hoàn thành. Theo lệnh của cấp trên, chính trị viên Lê

Gia Định cho bộ đội rút quân để bảo toàn lực lượng chuẩn bị chiến đấu lâu dài. Một mình

anh ở lại chốt giữ vị trí. Quân địch mở các đợt tấn công mới. Lê Gia Định đã đập kíp bom

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!