Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Lịch sử Đoàn
MIỄN PHÍ
Số trang
27
Kích thước
228.7 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1006

Lịch sử Đoàn

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

LỜI TỰA

Sự phát triển vẻ vang của dân tộc ta từ khi có Đảng và Bác Hồ kính yêu đến nay

luôn gắn liền với những kỳ tích của các thế hệ thanh niên được vũ trang bằng lý tưởng

cách mạng cao đẹp.

Lịch sử Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và phong trào thanh niên nước ta

là lịch sử của đội quân xung kích luôn nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng; chiến đấu,

hy sinh oanh liệt; lao động sáng tạo, kiên cường, góp phần làm rạng rỡ non sông đất nước

ta.

Quá khứ hào hùng của các thế hệ đi trước là truyền thống tốt đẹp hướng dẫn các thế

hệ trẻ ngày nay đoàn kết phấn đấu thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đi

vào tương lai, sánh vai các cường quốc năm châu như mong muốn thiết tha của Bác Hồ

kính yêu.

Đọc lịch sử Đoàn, mọi cán bộ, đoàn viên thanh niên hãy tự soi mình để tự rèn luyện, phấn

đấu tốt hơn góp phần xứng đáng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

yêu quý của chúng ta.

PHẠM

VĂN ĐỒNG

MỞ ĐẦU

TUỔI TRẺ LÀ MÙA XUÂN CỦA XÃ HỘI

Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân

của xã hội

Câu nói của Bác Hồ trong bức thư gửi cho thanh thiếu niên nhân ngày Tết Độc lập

đầu tiên của dân tộc Việt Nam sau ngày Cách mạng thành công (1-1946) không chỉ nói lên

niềm tin vào thế hệ trẻ trong sự nghiệp xây dựng tương lai của đất nước mà còn nêu lên

một chân lý lịch sử về vai trò của các thế hệ trẻ đối với tiến trình phát triển của dân tộc

Việt Nam qua hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước.

Ngay ở buổi bình minh của lịch sử dân tộc ta, những truyền thuyết gắn liền với thời

đại các vua Hùng dựng nước đều biểu dương sức trẻ trong công cuộc chinh phục thiên

nhiên (Sơn Tinh - Thủy Tinh, Mai An Tiêm...), xây dựng đời sống, tập quán văn hóa (Lang

Liêu với sự tích bánh chưng, Chử Đồng Tử...) và đặc biệt trong sự nghiệp giữ nước. Câu

chuyện truyền thuyết về Thánh Gióng, cậu bé làng Phù Đổng tuổi nhỏ chí lớn đã gánh vác

việc nước, cưỡi ngựa sắt đánh giặc Ân bảo vệ Tổ quốc đã trở thành biểu tượng của ý chí

độc lập tự do cho dân tộc ta:

"Thiếu niên ta rất vẻ vang

Trẻ con Phù Đổng tiếng vang muôn đời.

Tuổi tuy chưa đến chín mười,

Ra tay cứu nước dẹp loài vô lương"

(Hồ Chí Minh - Lịch sử nước ta)

Chính sức trẻ của các thế hệ thanh thiếu niên của mọi thời đại trong lịch sử đã mang

lại sức mạnh cho dân tộc ta vượt qua mọi thử thách. Một ngàn năm đô hộ của nhà Hán

được chính sử nước ta chép lại như một đêm trường nô lệ, nhưng ở đó vẫn lóe sáng lên

những tấm gương nghĩa liệt của các thế hệ người Việt yêu nước chống lại ách thống trị và

âm mưu đồng hóa của ngoại bang. Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng bùng nổ vào giữa

thế kỷ đầu tiên sau Công nguyên (40-43) là ngọn cờ đầu của tuổi trẻ. Sử sách không nói

chính xác tuổi tác của Hai Bà khi dựng cờ tụ nghĩa, nhưng cuộc nổi dậy với lý tưởng:

"Một, xin rửa sạch mối thù

Hai, xin đem lại nghiệp xưa vua Hùng..."

(Thiên Nam ngũ lục)

đã thu hút đông đảo nhân dân tham gia mà sử sách hay các thần phả ở nhiều địa phương

còn lưu giữ được cho biết một đội ngũ rất đông đảo tên tuổi các vị tướng của Hai Bà tuổi

còn rất trẻ như Thánh Thiên, Lê Chân, Thiều Hoa, Xuân Nương, Cao Thị Liên, Nàng

Tía,v.v... tất cả đều ở độ tuổi đôi mươi.

Cuộc khởi nghĩa nhanh chóng lan rộng, nghĩa quân chiếm được 65 thành và Hai Bà

đóng đô ở Mê Linh, nhưng cuối cùng cũng thất bại sau khi nêu được khí tiết lẫm liệt của

một dân tộc sẵn sàng hy sinh để giành quyền tự chủ đối với giang sơn gấm vóc của các vua

Hùng để lại.

Hai thế kỷ sau, vào năm 246, một cuộc khởi nghĩa cũng do một thiếu nữ tuổi tròn hai

mươi có tên là Triệu Thị Trinh chỉ huy đã bùng nổ từ căn cứ Ngàn Nưa (của đất Cửu Chân,

nay thuộc Thanh Hóa) nêu cao ý chí quật khởi:

"Người ta sống trong hồng trần, như mầm cây ngọn cỏ, tươi héo chỉ trong nháy

mắt, từ thanh niên tới già cỗi nhanh chóng như bay. Cho nên không kể là trai hay gái, phải

lập công lớn để thơm ngàn năm, việc gì lại cúi đầu khom lưng làm tôi tớ cho kẻ khác...

Ta quyết cưỡi gió, đạp sóng, chém cá kình ngoài biển Đông, quét sạch bờ cõi, cứu

dân khỏi lầm than, chứ không thể cúi đầu khom lưng làm tì thiếp người".

Cũng như Hai Bà Trưng, cuộc khởi nghĩa của Triệu Thị Trinh cũng không thành,

người nữ anh hùng đã lên núi Nùng tuẫn tiết khi mới vừa 22 tuổi (năm 248) và được nhân

dân muôn đời tôn vinh là vua Bà, Bà Triệu...

Sau Bà Triệu, lịch sử những thế kỷ sau của dân tộc ta còn được viết tiếp với tên

tuổi của những người anh hùng cứu nước mà tiêu biểu là Lý Bí(2), người đã lãnh đạo nhân

dân chống ách đô hộ của nhà Lương. Cuộc khởi nghĩa nổ ra vào năm 541 đánh chiếm

Long Biên rồi liên tiếp đánh bại viện binh từ phương Bắc tới. Tháng 2 năm 544, Lý Bí

xưng vương là Lý Nam Đế lập ra nước Vạn Xuân.

Giúp Lý Nam Đế lập nên nghiệp lớn, cùng với những lão tướng như Phạm Tu còn

có nhiều vị tướng trẻ như Trương Hống, Trương Hát và người kế nghiệp là Triệu Quang

Phục làm nên kỷ nguyên độc lập đầu tiên của nước Vạn Xuân sau ngàn năm đô hộ của

phương Bắc. Vào thế kỷ thứ VIII, nối tiếp cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan nổi dậy

chống nền đô hộ của nhà Đường, ba anh em họ Phùng ở xứ Đường Lâm (Sơn Tây) là

Phùng Hưng, Phùng Hải, Phùng Dĩnh cùng ở tuổi 18 đã phất cờ khởi nghĩa vào năm 767.

Chiến đấu liên tục một phần tư thế kỷ, năm 791 nghĩa quân đã thu lại non sông gấm vóc

dựng nền tự chủ. Phùng Hưng được dân suy tôn là “Cha Mẹ” khi ông mới tròn 30 tuổi (Bố

Cái Đại Vương).

ở thế kỷ thứ X, một vị tướng trẻ là Ngô Quyền cũng ở tuổi 30 đã phò giúp Dương

Đình Nghệ đánh quân Nam Hán, rồi tự mình thống soái quân binh lập chiến công hiển

hách trên sông Bạch Đằng vào năm 938 tiêu diệt đại binh Nam Hán, giành nền tự chủ lâu

dài cho dân tộc ta, mở vương triều nhà Ngô khi ông mới bước vào tuổi 40. Cũng ở độ tuổi

tương tự, Lê Đại Hành mở ra triều Tiền Lê sau khi đã giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn sứ quân

rồi tự mình cầm quân đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của nhà Tống (981). Sự nghiệp

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!