Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Lịch sử Đoàn chương 7
MIỄN PHÍ
Số trang
15
Kích thước
118.9 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1495

Lịch sử Đoàn chương 7

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

CHƯƠNG VII

THANH NIÊN MIỀN BẮC THAM GIA KHẮC PHỤC HẬU QUẢ CHIẾN TRANH,

KHÔI PHỤC VÀ THÀNH PHỐ KINH TẾ, VĂN HÓA, XÃ HỘI

Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng nhưng hậu quả của chiến tranh và chế độ chiếm

đóng của thực dân Pháp để lại cho nhân dân ta hết sức nghiêm trọng: 14 vạn hecta ruộng

đất bị hoang hóa, những công trình thủy lợi quan trọng nhất bị tàn phá, hơn 10 vạn trâu bò

bị giết, gần 1 triệu đồng bào không có nhà ở và việc làm, thương nghiệp bị đình đốn.

Chính sách ngu dân của thực dân Pháp đã ảnh hưởng nguy hại đến trình độ văn hóa, giáo

dục, khoa học kỹ thuật,v.v... của nhân dân. Bệnh sốt rét, đau mắt hột, ho lao,v.v... là những

căn bệnh hoành hành ở nhiều vùng. Nạn đói, nạn thất nghiệp, gái mại dâm và các tệ nạn xã

hội khác phổ biến ở các vùng bị tạm chiếm cũ. Trong khi đó kẻ thù của chúng ta tuy đã

thất bại thảm hại trên mặt trận quân sự nhưng vẫn chưa từ bỏ dã tâm thôn tính nước ta một

lần nữa. Chúng dùng mọi âm mưu thâm độc để phá hoại miền Bắc. Bằng thủ đoạn lừa gạt,

đe dọa và cưỡng ép những người đã tham gia ngụy quân, ngụy quyền, đồng bào theo đạo

Thiên chúa, một số người trong giai cấp tư sản, nhân viên và công nhân kỹ thuật di cư vào

Nam hòng gây rối loạn xã hội cho miền Bắc, tạo cho bọn ngụy quân, ngụy quyền ở miền

Nam có thêm chỗ dựa về chính trị, xã hội và nguồn dự trữ quân số. Chúng đã cung cấp tiền

của, phương tiện cho bọn phản động gây ra những vụ phá rối trật tự trị an như ở Bùi Chu

(Nam Định), Phát Diệm (Ninh Bình), Ba Làng (Thanh Hóa), Lưu Mỹ (Nghệ An),v.v...

Chúng còn xúi giục và khuyến khích bọn phản động và thổ phỉ nổi dậy hoạt động phá hoại

ở các tỉnh biên giới phía Bắc. Trước khi rút quân ra khỏi các vùng chiếm đóng, chúng đã

tháo dỡ mang đi hoặc phá hoại hàng nghìn tấn máy móc, thiết bị, dụng cụ sản xuất, nguyên

vật liệu,v.v... nhằm gây khó khăn trong sản xuất và hoạt động kinh tế ở miền Bắc.

Nhận rõ vai trò và trách nhiệm của tuổi trẻ và của tổ chức Đoàn, trước yêu cầu của nhiệm

vụ cách mạng mới, hàng chục vạn cán bộ, đoàn viên và thanh niên miền Bắc đã hăng hái đi

dầu thực hiện các nhiệm vụ trung tâm về kinh tế, xã hội.

Tổ chức Đoàn các cấp đã tuyển lựa nhiều cán bộ, đoàn viên, thanh niên ở các vùng tự do

nhât là trong lực lượng thanh niên xung phong bổ sung vào các đội hành chính tiếp quản

các thành phố, thị xã và các vùng bị địch tạm chiếm. Trung ương Đoàn trực tiếp cử 300

cán bộ, đoàn viên và đoàn viên thanh niên xung phong vào tiếp quản thủ đô Hà Nội. Với

tinh thần trách nhiệm cao, các cán bộ đoàn viên và thanh niên chúng ta đã xuống tận các xí

nghiệp, bến cảng, nhà ga, kho tàng,v.v... mà địch đang chiếm giữ, phối hợp với thanh niên

và công nhân tại chỗ đấu tranh buộc địch phải thi hành nghiêm chỉnh những điều khoản mà

các bên đã ký kết trong Hiệp định Giơnevơ, không được tháo dỡ, phá hoại và vận chuyển

máy móc thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật khác để giữ vững sản xuất. Riêng thanh niên công

nhân Hà Nội đã cất giữ được hơn 15 tấn máy móc thiết bị, 33 xe ô tô và đã buộc địch

chuyển từ Hải Phòng trả lại hàng chục tấn máy móc, 4 đầu máy xe lửa. Đêm 20 tháng 9

năm 1954, đội tự vệ thanh niên ga Hàng Cỏ gồm 44 người dã kịp thời phát hiện chủ ga cho

tháo gỡ máy móc để chuyển xuống Phải Phòng. Anh chị em đã ngăn chặn được hành vi đó

của địch. Thanh niên tự vệ Nhà máy xe lửa Gia Lâm gồm 33 người đã phân công canh gác

ngày đêm, bảo vệ nhà xưởng máy móc, nguyên vật liệu, kiên quyết chống mọi hình thức

phá hoại của địch, chống cưỡng ép công nhân di cư vào Nam, giữ vững sản xuất. Thanh

niên tự vệ Nhà máy xe lửa Gia Lâm còn phân công đội viên treo cờ, biểu ngữ, cổ vũ nhân

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!