Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Lịch sử Đoàn chương 2
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
CHƯƠNG II:
ĐẤU TRANH CHỐNG KHỦNG BỐ, KHÔI PHỤC LẠI PHONG TRÀO, CHỐNG
BỌN PHẢN ĐỘNG THUỘC ĐỊA ĐÒI CƠM ÁO, HÒA BÌNH, TỰ DO, DÂN CHỦ
Sau cao trào Xô viết - Nghệ Tĩnh, cách mạng nước ta bị đế quốc, phong kiến đàn áp,
khủng bố hết sức khốc liệt. Hàng vạn cán bộ, đảng viên, đoàn viên và quần chúng yêu
nước bị chém giết, tù đày. Nhiều cơ sở Đảng, cơ sở Đoàn tan vỡ. Tuy nhiên, những chiến
sĩ cách mạng còn lại vẫn kiên cường hoạt động bất chấp gươm súng của kẻ thù. Trong tình
hình đó Ban Chấp hành Trung ương lâm thời của Đảng đã công bố Chương trình hành
động của Đảng và các Chương trình hành động của các tổ chức quần chúng của Đảng,
trong đó có Chương trình hành động của Đoàn Thanh niên Cộng Sản. Đây là một bước
ngoặt quan trọng trong việc củng cố Đoàn cả về mặt nhận thức và thực tiễn. Nhờ vậy đến
những năm 1933-1934, các cơ sở Đảng, cơ sở Đoàn dần dần được khôi phục.
Đại hội lần thứ nhất của Đảng (3-1935) là một sự kiện lịch sử quan trọng đánh dấu hệ
thống tổ chức Đảng và phong trào cách mạng của quần chúng đã được phục hồi.
Đối với Đoàn Thanh niên Cộng sản, Đại hội đã nhận định: Cơ sở của Đoàn ở Nam Kỳ đã
được khôi phục, ở Trung Kỳ và Bắc Kỳ đội ngũ của Đoàn đang được chỉnh đốn, nhiều cơ
sở mới của Đoàn được tổ chức lại. Tại các tỉnh miền núi ở Bắc Kỳ và Lào - Đoàn đã thu
hút thêm nhiều đoàn viên thuộc các dân tộc ít người và cả người Hoa. Đại hội đã nêu rõ:
Nhiệm vụ chính của Đoàn là phải củng cố và mở rộng tổ chức, đặc biệt là ở những vùng
quan trọng như các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền,v.v... Phải dùng các hình thức công khai và
bán công khai, bí mật lập ra các tổ chức có tính phổ thông như Hội thể thao, Câu lạc bộ,
Hội đọc sách báo, Hội cứu tế vv... để tập hợp thanh niên.
Sự phục hồi tổ chức Đảng, các đoàn thể quần chúng trong đó có Đoàn Thanh niên Cộng
sản đã tạo điều kiện cho Đảng và Đoàn bước vào một thời kỳ đấu tranh mới.
Tháng 7 năm 1935, Đại hội lần thứ VII Quốc tế Cộng sản họp ở Mátxcơva từ ngày 25
tháng 7 đến ngày 20 tháng 8 năm 1935.
Xuất phát từ sự phân tích bản chất, âm mưu, thủ đoạn và nguy cơ của chủ nghĩa phát xít
đối với cách mạng thế giới. Đại hội đã vạch rõ kẻ thù nguy hiểm nhất của nhân dân thế
giới lúc này không phải là chủ nghĩa tư bản hoặc chủ nghĩa đế quốc nói chung mà là chủ
nghĩa phát xít. Nhiệm vụ trước mắt của giai cấp công nhân quốc tế chưa phải là đấu tranh
đánh đổ chủ nghĩa tư bản, xây dựng chủ nghĩa xã hội mà là đấu tranh giành dân chủ và hòa
bình, bảo vệ Liên Xô.
Tháng 5-1935 Mặt trận nhân dân Pháp được thành lập bao gồm Đảng Cộng sản, Đảng Xã
hội, Đảng cấp tiến, Tổng Liên đoàn Lao động thống nhất và các đoàn thể quần chúng khác.
Trong cuộc bầu cử Quốc hội tháng 5 năm 1936, Mặt trận nhân dân giành được đa số phiếu
và tháng 6 năm 1936, Chính phủ phái tả lên cầm quyền ở Pháp.
Chính phủ này thực chất vẫn là cơ quan chấp hành ý chí của giai cấp tư sản Pháp, nhưng
trước sức mạnh đấu tranh của quần chúng đoàn kết trong Mặt trận nhân dân, một số yêu
sách về xã hội - kinh tế trong cương lĩnh của Mặt trận đã được thực hiện.
Căn cứ vào những diễn biến của tình hình thế giới và trong nước, quán triệt và vận dụng
nghị quyết của Quốc tế Cộng sản vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể ở Việt Nam và để thực sự
phối hợp giữa cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới, nhất là cách mạng Pháp, tháng
7 năm 1936 Hội nghị Trung ương Đảng đã định ra đường lối, phương pháp tổ chức và đấu
tranh cách mạng trong thời kỳ mới.
Nhiệm vụ trước mắt của Đảng và nhân dân ta lúc này là tập trung mũi nhọn đấu tranh