Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Lễ hội đền vạn - cửa rào ở xã xá lượng, huyện tương dương, tỉnh nghệ an.
PREMIUM
Số trang
91
Kích thước
1.9 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1920

Lễ hội đền vạn - cửa rào ở xã xá lượng, huyện tương dương, tỉnh nghệ an.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

----------------

KHÓA LUÂN T ̣ ỐT NGHIÊP Đ̣ ẠI HỌC

NGÀNH CỬ NHÂN VĂN HÓA HỌC

Đề tài:

LỄ HỘI ĐỀN VẠN – CỬA RÀO Ở XÃ XÁ LƯỢNG, HUYỆN

TƯƠNG DƯƠNG, TỈNH NGHỆ AN

Người hướng dẫn:

Th.s. Hoàng Hoài Thương

Người thực hiện:

Nguyễn Thị Liên

Đà Nẵng, tháng 5/2013

1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu khoa học do tôi thực hiện dưới

sự hướng dẫn của ThS. Hoàng Hoài Thương. Những tài liệu sử dụng trong khóa

luận là trung thực, khách quan, được trích nguồn rõ ràng.

Nếu không đúng sự thật, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Đà Nẵng, ngày 16 tháng 5 năm 2013

Tác giả khóa luận

Nguyễn Thị Liên

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến Th.s Hoàng Hoài Thương đã tận

tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp này.

Xin trân trọng cảm ơn quý thầy cô giáo trong khoa Ngữ Văn - trường Đại Học

Sư Phạm – Đại Học Đà Nẵng đã cung cấp những kiến thức, tư liệu quý báu cho

chúng tôi trong suốt thời gian học tập và quá trình nghiên cứu này.

Xin cảm ơn các cô chú

, anh chi ̣Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Tương

Dương, tỉnh Nghệ An đãcung cấp tà

i liêu ṿ à

tao đi ̣ ều kiên gi ̣ úp tôi hoàn thành khóa

luân ṇ ày.

Cảm ơn gia đình, bạn bè đã cổ vũ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập

tại trường.

Tuy đã có những cố gắng nhất định, nhưng do thời gian và trình độ có hạn nên

chắc chắn luận văn này còn nhiều thiếu sót và hạn chế. Kính mong nhận được sự

góp ý của thầy cô và các bạn.

Đà Nẵng, ngày 16 tháng 5 năm 2013

Tác giả khóa luận

Nguyễn Thị Liên

MUC L ̣ UC̣

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề....................................................................................2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................4

4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................4

5. Bố cục đề tài...........................................................................................................4

CHƯƠNG 1. VÙNG ĐẤT VÀ CON NGƯỜI HUYỆN TƯƠNG DƯƠNG,

TỈNH NGHỆ AN.......................................................................................................5

1.1. Điều kiện tự nhiên ..............................................................................................5

1.1.1. Vị trí địa lý.....................................................................................................5

1.1.2. Địa hình.........................................................................................................5

1.1.3. Khí hậu..........................................................................................................6

1.1.4. Tài nguyên đất và khoáng sản .....................................................................7

1.1.5. Động – Thực vật............................................................................................8

1.1.6. Thủy văn........................................................................................................9

1.1.7. Giao thông.....................................................................................................9

1.2. Lịch sử phát triển vùng đất.............................................................................10

1.2.1. Thời kỳ Lý Nhật Quang..............................................................................10

1.2.2. Thời kỳ Trần Nhân Tông ...........................................................................11

1.2.3. Thời kỳ nghĩa quân Lam Sơn (nhà Lê).....................................................12

1.2.4. Thời kỳ Pháp thuộc đến nay.......................................................................13

1.3. Đặc điểm dân cư và đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội ...............................14

1.3.1. Đặc điểm dân cư .........................................................................................14

1.3.2. Đời sống kinh tế ..........................................................................................15

1.3.3. Đời sống văn hóa – xã hội..........................................................................16

1.4. Tiềm năng du lịch.............................................................................................17

CHƯƠNG 2. ĐỀN VẠN CỬA RÀO - DI TÍCH VÀ LỄ HỘI ............................19

2.1. Đôi nét khái quát về xã Xá Lượng, huyện Tương Dương ............................19

2.2. Tổng quan về di tích Đền Vạn - Cửa Rào ......................................................20

2.2.1. Lịch sử hình thành Đền Vạn - Cửa Rào ...................................................20

2.2.1.1. Tên gọi...................................................................................................20

2.2.1.2. Lịch sử xây dựng đền.............................................................................21

2.2.1.3. Sự kiện, nhân vật lịch sử .......................................................................22

2.2.2. Khảo tả di tích Đền Vạn – Cửa Rào ..........................................................30

2.2.2.1. Vị trí và địa điểm phân bố.....................................................................30

2.2.2.2. Kiến trúc Đền Vạn - Cửa Rào ...............................................................31

2.3. Lễ hội Đền Vạn Cửa Rào – nét đẹp văn hóa truyền thống ..........................36

2.3.1. Mục đích tổ chức lễ hội ..............................................................................36

2.3.2. Không gian và thời gian diễn ra lễ hội ......................................................37

2.3.3. Công tác chuẩn bị trước lễ hội...................................................................38

2.3.4. Diễn trình lễ hội Đền Vạn - Cửa Rào........................................................41

2.3.4.1. Phần lễ với những nghi lễ mang tín ngưỡng văn hóa dân tộc Thái......41

2.3.4.2. Phần hội với các hội thi và trò chơi dân gian truyền thống .................51

2.3.5. Mối quan hệ giữa phần lễ và phần hội......................................................61

CHƯƠNG 3. GIÁ TRỊ, HƯỚNG BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY LỄ HỘI

ĐỀN VẠN - CỬA RÀO ..........................................................................................62

3.1. Giá trị của lễ hội trong đời sống người dân...................................................62

3.1.1. Giá trị về văn hóa tâm linh.........................................................................62

3.1.2. Giá trị về lịch sử ...........................................................................................64

3.1.3. Giá trị vui chơi, giải trí trong nhân dân ....................................................65

3.1.4. Giá trị về du lịch..........................................................................................67

3.2. Hướng bảo tồn và phát huy lễ hội...................................................................68

3.2.1. Thực trạng công tác bảo tồn lễ hội ............................................................68

3.2.2. Đề xuất một số giải pháp giữ gìn và phát huy lễ hội.................................70

KẾT LUẬN..............................................................................................................72

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................74

PHỤ LỤC HÌNH ẢNH VỀ LỄ HỘI ĐỀN VẠN – CỬA RÀO

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Mùa xuân không chỉ là mùa khởi đầu của một năm mới, mùa của sự đoàn tụ,

sum vầy, đâm chồi nẩy lộc…mà còn là mùa của lễ hội - của lòng tri ân hành hương

về với cội nguồn quê hương. Thấm nhuần đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả

nhớ kẻ trồng cây”, lễ hội thể hiện tấm lòng của con cháu tới các bậc thần thánh linh

thiêng, những con người có công với đất nước, xóm làng. Là sợi dây vô hình gắn

kết người Việt ở bất cứ nơi nào, phản ánh khát vọng sống chân chính, nét đẹp của

đạo lý cổ nhân và chiều sâu trong tâm hồn người Việt. Lễ hội hình thành qua cách

đối nhân xử thế, giao tiếp với cộng đồng, tổ tiên và thánh thần thông qua các sự

tích, công trạng để tạo nên một chiếc cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, vượt qua mọi

khoảng cách không gian và thời gian trở thành nét văn hóa truyền thống của dân tộc

Việt Nam.

Mỗi vùng quê Việt Nam đều nằm trong dòng chảy văn hoá thống nhất nhưng

nó vẫn mang nét riêng biệt, đặc trưng của con người nơi đó tạo nên một bức tranh

văn hoá lễ hội Việt Nam phong phú và đa dạng. Tương Dương - miền sơn cước phía

tây nam xứ Nghệ cũng không nằm ngoài dòng chảy văn hóa của dân tộc và lễ hội

Đền Vạn - Cửa Rào là một mảnh ghép đa sắc màu trong bức tranh văn hóa lễ hội

phong phú và đa dạng ấy. Nó như một thành tố không thể thiếu trong đời sống của

người dân nơi đây. Qua đó, thể hiện lòng ngưỡng mộ và biết ơn vô hạn của nhân

dân ta đối với những người đã có công đánh đuổi giặc ngoại xâm, gìn giữ sự bình

yên cho tổ quốc. Lễ hội Đền Vạn là sự tri ân của thế hệ hôm nay với những người

có công với đất nước, là đạo lý ngàn đời của dân tộc ta, để các thế hệ nối tiếp nhau

phát huy truyền thống hào hùng của dân tộc. Đồng thời, tìm hiểu về di tích Đền Vạn

và lễ hội Đền Vạn - Cửa Rào là chúng ta tìm đến chìa khoá để giải mã phần nào đó

về con người và truyền thống văn hoá nơi đây.

Tìm hiểu, nghiên cứu về lễ hội Đền Vạn - Cửa Rào là cách để chúng ta quay

về quá khứ đấu tranh hào hùng của dân tộc và đi sâu vào văn hóa của các tộc người,

2

qua đó thấy được công lao to lớn của cha ông ta trong quá trình bảo vệ vùng đất và

tự hào thêm những nét văn hóa đặc sắc của quê hương mình. Đồng thời nó còn giúp

chúng ta hòa nhập vào đời sống văn hóa của các dân tộc nơi đây và từ đó rút ra

những nét đẹp về văn hóa tộc người ở Tương Dương.

Là một người con được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Tương Dương giàu

truyền thống văn hóa với hai dòng Nậm Nơn, Nậm Mộ. Tôi tự hào và hãnh diện khi

giới thiệu về những nét đẹp truyền thống văn hóa của quê hương mình đến với bạn

đọc trên khắp mọi miền tổ quốc. Qua đó góp phần nhỏ bé vào việc bồi dưỡng nhân

cách, khơi dậy trong thế hệ trẻ của người dân Tương Dương lòng tự hào về quê

hương xứ sở và ý thức giữ gìn, phát huy những truyền thống tốt đẹp ấy. Vì những lý

do trên, chúng tôi đã quyết định chọn đề tài “Lễ hội Đền Vạn - Cửa Rào ở xã Xá

Lượng, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An” làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận

tốt nghiệp của mình.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

“Đền Vạn - Cửa Rào, di tích và lễ hội” là vấn đề nghiên cứu hết sức mới

mẻ. Trong quá trình tìm hiểu, phân tích và chọn lọc, chúng tôi chưa thấy có một

công trình nào nghiên cứu trọn vẹn, có hệ thống, bao quát về vấn đề này. Tuy nhiên,

trong quá trình thu thập tài liệu chúng tôi đã tìm thấy một số công trình nghiên cứu

về Đền Vạn cũng như lễ hội Đền Vạn - Cửa Rào, nhưng vẫn đang dừng ở mức độ

nhỏ lẻ, chưa có tính hệ thống trên tư cách phạm vi như đề tài mà chúng tôi đang tiến

hành.

Cuốn sách Địa chí huyện Tương Dương, của tác giả Ninh Viết Giao, (Nxb

Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 2003), là một cuốn sách viết khá đầy đủ và chi tiết

về tất cả mọi mặt trong đời sống của huyện Tương Dương ngay từ những ngày đầu

tiên mới hình thành. Trong cuốn sách tác giả đã nghiên cứu hết sức tỉ mỉ trên tất cả

các phương diện từ lịch sử hình thành, tên gọi, dân cư, đời sống kinh tế, văn hóa, tín

ngưỡng,… Công trình này đã thống kê được hầu hết tất cả các làng xã, những tộc

người sinh sống, những truyền thống văn hóa đã tồn tại lâu đời ở nơi đây. Đặc biệt

tác giả cũng đã giới thiệu khá đầy đủ về bản Cửa Rào và ngôi Đền Vạn. Đền Vạn

3

thuộc bản Cửa Rào một, nằm ở tả ngạn sông Nậm Nơn, ngang với cửa sông Nậm

Mộ. Công trình nghiên cứu này đã góp phần quan trọng vào quá trình tìm hiểu và

nghiên cứu về Tương Dương cũng như lịch sử hình thành Đền Vạn - Cửa Rào.

Trong cuốn tạp chí Mường Xủng, do Vi Tân Hợi (sưu tầm và biên soạn),

(Nxb Sở Văn hóa - Thông tin Nghệ An, năm 2012), đây là cuốn tạp chí đã nói lên

được toàn cảnh sinh hoạt văn hóa và lịch sử hình thành vùng đất Tương Dương.

Trong đó, tác giả đã dành một mục riêng để viết về di tích và lễ hội Đền Vạn - Cửa

Rào và đặt tên là “Linh thiêng Đền Vạn - Cửa Rào”. Qua đó, tác giả đã khái quát

một cách chi tiết về quá trình hình thành, phát triển vùng đất Đền Cồn xưa và cho

tới Đền Vạn ngày nay. Từ kiến trúc, cảnh quan, vị thế cho đến lễ hội được tổ chức

hàng năm được tác giả khái quát toàn bộ rất tinh tế, thấy rõ được nét văn hóa tộc

người vùng núi Tương Dương Nghệ An.

Trong cuốn Giáo trình Quản lý lễ hội và sự kiện, do Cao Đức Hải (chủ biên),

Nguyễn Khánh Ngọc, (Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2010), đã cung cấp một

bộ công cụ cơ bản về quản lý lễ hội và sự kiện. Cuốn sách được chia làm ba

chương. Chương 1: “Những vấn đề chung về quản lý lễ hội và sự kiện”. Chương 2:

“Quản lý nhà nước đối với hoạt động lễ hội và sự kiện”. Chương 3: “Quy trình tổ

chức lễ hội và sự kiện”. Đặc biệt các tác giả đã đưa ra một dẫn chứng cụ thể bằng

một đề tài “Làng Cổ Mễ và lễ hội đền bà Chúa Kho ”, để chúng ta có thể hiểu rõ

hơn về phương thức quản lý lễ hội và sự kiện. Công trình này giúp chúng ta hiểu rõ

những vấn đề liên quan đến lễ hội, thông qua đó áp dụng vào việc tìm hiểu và

nghiên cứu thực tế tại lễ hội Đền Vạn - Cửa Rào.

Những công trình nghiên cứu nhỏ lẻ về đền Vạn cũng như lễ hội Đền Vạn -

Cửa Rào được nhiều tác giả và những hội khác nhau hợp tác tìm hiểu. Tiêu biểu là

tác giả Lê Bá Liễu với những công trình nghiên cứu của ông về miền tây Nghệ An

như: “Cơm lam Đò Ham”; “Những thiếu nữ Miền Tây”; “Truyền thuyết miếu thờ

con Hổ ba chân trên núi Kho Vàng”; “lễ hội Đền Vạn - Cửa Rào”.

Ngoài việc tham khảo những công trình nghiên cứu khoa học về di tích và lễ

hội Đền Vạn như đã nêu trên, trong khoá luận này tôi đặc biệt sử dụng nguồn tài

4

liệu thu thập được trong quá trình về cơ sở tại Phòng Văn hóa và Thông tin để thực

hiện chương trình thực tập cuối khóa hơn hai tháng do nhà trường đề ra như nguồn

tài liệu quan trọng chủ yếu. May mắn cho tôi là người con của quê hương Tương

Dương và thực tập đúng dịp diễn ra lễ hội vào ngày 20 đến 22 tháng giêng âm lịch.

Vì vậy tôi sẽ cố gắng hết sức để tái hiện lại một cách sinh động và đầy đủ nhất về lễ

hội Đền Vạn - Cửa Rào, đồng thời nêu bật văn hoá truyền thống và từ đó đề ra

những phương hướng gìn giữ, bảo vệ để lễ hội được trường tồn mãi với thời gian.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là di tích Đền Vạn - Cửa Rào và lễ hội

được tổ chức hàng năm tại đây.

Phạm vi nghiên cứu là di tích và lễ hội Đền Vạn - Cửa Rào ở xã Xá Lượng,

huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An.

4. Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình triển khai đề tài, tôi đã sử dụng những phương pháp nghiên

cứu chủ yếu sau:

- Phương pháp sưu tầm, khảo sát

- Phương pháp thống kê, lựa chọn và phân loại nguồn tài liệu

- Phương pháp so sánh và hệ thống

- Phương pháp điền dã

5. Bố cục đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài nghiên

cứu của tôi được chia làm những chương chính sau:

Chương 1. Vùng đất và con người Tương Dương - Nghệ An

Chương 2. Đền Vạn Cửa Rào - Di tích và lễ hội

Chương 3. Giá trị, hướng bảo tồn và phát huy lễ hội Đền Vạn - Cửa Rào

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!