Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Lễ hội đền đồng bằng xã an lễ, huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình
PREMIUM
Số trang
108
Kích thước
1.6 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1547

Lễ hội đền đồng bằng xã an lễ, huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ĐÀ NẴNG

KHOA LỊCH SỬ

LỄ HỘI ĐỀN ĐỒNG BẰNG TẠI XÃ AN LỄ, HUYỆN QUỲNH PHỤ

TỈNH THÁI BÌNH

SINH VIÊN THỰC HIỆN : NGUYỄN QUANG THƢỞNG

LỚP : KHÓA 14 CỬ NHÂN VIỆT NAM HỌC

GV HƢỚNG DẪN : TĂNG CHÁNH TÍN

Đà Nẵng, tháng 04 năm 2018

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này ngoài sự cổ gắng của bản thân,

tôi còn nhận đƣợc sự hƣớng dẫn giúp đỡ của nhiều ngƣời. Nhân đây, tôi xin gửi

lời cảm ơn chân thành tới thầy Tăng Chánh Tín đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ

và đóng góp ý kiến cho tôi trong suốt thời gian thực hiện khóa luận.

Xin trân trọng cảm ơn các cán bộ phƣờng văn hóa xã An Lễ, Ban quản lý di

tích đền Đồng Bằng đã giúp đỡ nhiệt tình, cung cấp tƣ liệu cho tôi trong quá trình

điền dã, tìm hiểu lễ hội đền Đồng Bằng.

Cảm ơn quý thầy cô trong khóa Lịch Sử - Trƣờng Đại học Sƣ phạm Đà

Nẵng đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành khóa luận này. Đồng cảm ơn các bạn

đã trao đổi, đóng góp ý kiến để tôi hoàn thành khóa luận này.

Trong quá trình thực hiện khóa luận, mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng song

không thể không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Rất mong đƣuọc sự đóng

góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn khóa luận đƣợc hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn!

Đà Nẵng, tháng 4 năm 2018

Sinh Viên: Nguyễn Quang Thƣởng

Trƣờng Đại Học Sƣ Phạm

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU............................................................................................................... 1

1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 6

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................ 7

3. Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................... 8

4. Đối tƣợng và phạm vi đề tài.............................................................................. 8

5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu....................................................... 9

5.1. Nguồn tài liệu................................................................................................. 9

5.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 9

5.2.1. Phương pháp luận....................................................................................... 9

5.2.2. Phương pháp lịch sử logic .......................................................................... 9

5.2.3. Phương pháp thu thập tài liệu..................................................................... 9

5.2.4. Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp................................................. 9

5.2.5. Phương pháp quan sát trực tiếp.................................................................. 9

6. Đóng góp của khóa luận.................................................................................. 10

7. Bố cục của đề tài ............................................................................................. 10

NỘI DUNG......................................................................................................... 11

CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN

ĐẾN ĐỀ TÀI...................................................................................................... 11

1.1. Tổng quan về lễ hội...................................................................................... 11

1.1.1. Khái niệm lễ hội ........................................................................................ 11

1.1.2. Đặc điểm của lễ hội................................................................................... 12

1.1.2.1. Tính “Thiêng”........................................................................................ 12

1.1.2.2. Tính cộng đồng....................................................................................... 12

1.1.2.3. Tính địa phương ..................................................................................... 12

1.1.2.4. Tính cung đình........................................................................................ 12

1.1.2.5. Tính đương đại....................................................................................... 13

1.1.2.6. Tính diễn xướng...................................................................................... 13

1.1.2.7. Nghệ thuật tạo hình, trang trí ................................................................ 13

1.2. Lễ hội ở Việt Nam........................................................................................ 14

1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển ........................................................... 14

1.2.2. Một số đặc trưng, giá trị cơ bản ............................................................... 16

1.2.3. Những lễ hội tiêu biểu ............................................................................... 21

1.2.4. Thực trạng lễ hội và công tác quản lý lễ hội ............................................ 26

1.3. Khái quát về xã An Lễ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình......................... 28

1.3.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên.................................................................. 28

1.3.2. Đôi nét về lịch sử hình thành, phát triển................................................... 29

1.3.3. Điều kiện kinh tế xã hội............................................................................. 31

1.3.4. Đặc điểm văn hóa, dân cư......................................................................... 33

CHƢƠNG 2. LỄ HỘI ĐỀN ĐỒNG BẰNG – MỘT LỄ HỘI ĐỘC ĐÁO

CỦA TỈNH THÁI BÌNH .................................................................................. 35

2.1. Di tích lịch sử đền Đồng Bằng..................................................................... 35

2.1.1. Vị trí địa lý................................................................................................. 35

2.1.2. Lịch sử hình thành..................................................................................... 36

2.2.3. Đối tượng thờ phụng ................................................................................. 37

2.2.4. Giá trị của di tích ...................................................................................... 43

2.2.4.1. Giá trị lịch sử ......................................................................................... 43

2.2. Lễ hội đền Đồng Bằng................................................................................. 54

2.2.1. Thời gian, không gian của lễ hội............................................................... 55

2.2.2. Công tác chuẩn bị lễ hội............................................................................ 57

2.2.3. Phần lễ - Các nghi lễ chính trong lễ đền Đồng Bằng................................ 58

2.2.4. Phần hội - Các trò chơi dân gian trong lễ hội........................................... 67

2.2.5. Nghệ thuật diễn xướng dân gian .............................................................. 72

2.2.6. Vai trò, giá trị của lễ hội đền Đồng Bằng ................................................. 77

2.2.6.1. Về văn hóa .............................................................................................. 77

2.2.6.2. Về tâm linh.............................................................................................. 78

2.2.6.3. Về kinh tế, du lịch ................................................................................... 80

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT HUY

GIÁ TRỊ CỦA LỄ HỘI ĐỀN ĐỒNG BẰNG NHẰM MỤC ĐÍCH PHÁT

TRIỂN DU LỊCH .............................................................................................. 82

3.1. Ý nghĩa và mục tiêu của công tác bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội đối với du

lịch. ...................................................................................................................... 82

3.2. Công tác quản lý các hoạt động tại lễ hội..................................................... 84

3.2.1. Bên trong đền............................................................................................. 84

3.2.2. Bên ngoài đền ............................................................................................ 86

3.3. Các hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại lễ hội ............................................... 87

3.3.1. Kinh doanh ẩm thực .................................................................................. 87

3.3.2. Kinh doanh hàng lưu niệm, đặc sản .......................................................... 88

3.3.3. Các loại hình kinh doanh khác .................................................................. 89

3.4. Hệ thống cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ du khách ....................... 90

3.5. Công tác bảo vệ môi trƣờng của lễ hội ........................................................ 90

3.6. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị của lễ hội đền Đồng Bằng

nhằm mục đích phát triển du lịch........................................................................ 91

3.6.1. Giải pháp về nghiên cứu và tôn vinh ........................................................ 91

3.6.2. Giải pháp bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị lễ hội................................ 92

3.6.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý ........................................ 93

3.6.4. Giải pháp đầu tư đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng, dịch vụ phục vụ du

khách ................................................................................................................... 94

3.6.5. Giải pháp bảo vệ môi trường, giữ gìn trật tự an ninh lễ hội .................... 95

3.6.6. Giải pháp quảng bá, truyền thông ............................................................ 97

KẾT LUẬN ........................................................................................................ 99

TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 101

PHỤ LỤC

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế - xã hội của đất nƣớc,

đời sống của con ngƣời Việt Nam ngày đƣợc nâng cao, kéo theo đó là sự gia

tăng về nhu cầu tham gia sinh hoạt, hƣởng thụ văn hóa tinh thần.

Lễ hội là một loại hình sinh hoạt văn hóa tinh thần độc đáo, phong phú,

đa dạng đáp ứng đƣợc những nhu cầu cần thiết của con ngƣời. Sau những

ngày tháng lao động vất vả mệt nhọc, đến với những dịp lễ hội là lúc con

ngƣời tìm lại chính mình, đƣợc tịnh tâm, đƣợc hòa đồng, cộng cảm với tất cả

trong một không gian, không khí linh thiêng nhƣ vậy. Tham dự vào lễ hội,

con ngƣời sẽ cảm thấy thanh thản hơn, nhẹ nhàng hơn. Đến với lễ hội cũng là

dịp để con ngƣời đƣợc giao hòa, gần gũi với thần linh hơn, kính trọng, cảm tạ

và cầu xin những điều may mắn sẽ đến với bản thân, gia đình và bạn bè. Chính

bởi lẽ đó mà lễ hội nói chung, lễ hội truyền thống nói riêng ngày nay càng

thu hút đƣợc sự quan tâm đông đảo của mọi ngƣời. Và lễ hội đền Đồng

Bằng, xã An Lễ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình là một trong những lễ hội

truyền thống đã để lại những ấn tƣợng sâu đậm đến đông đảo mọi ngƣời.

Mảnh đất Quỳnh Phụ- Thái Bình là nơi có nhiều lễ hội diễn ra nhƣ hội

làng An Thái, hội A Sào, lễ hội đền Trần ở An Vũ… Trong đó lễ hội đền

Đồng Bằng là lễ hội nổi tiếng, khai hội chính thức từ ngày 20 đến ngày 26

tháng Tám âm lịch hàng năm với quy mô lớn, sinh động và linh thiêng đã thu

hút hàng vạn ngƣời trong tỉnh và khách thập phƣơng về dự.

Lễ hội đền Đồng Bằng đáp ứng đƣợc nhu cầu đi tìm hạnh phúc của con

ngƣời thông qua niềm tin tôn giáo. Đây còn là dịp để củng cố và phát triển

mối quan hệ cá nhân - gia đình - công đồng - quốc gia trên cơ sở một hệ giá trị

dân tộc. Đặc biệt, lễ hội đền Đồng Bằng còn làm cho diện mạo của đời sống

văn hóa của địa phƣơng thêm sinh động, đa dạng và là nguồn lực quan trọng

cho phát triển kinh tế xã hội.

Bên cạnh những mặt tích cực thì lễn hội đền Đồng Bằng còn tồn tại

những hạn chế nhƣ sự thiếu đa dạng về nội dung, chƣa thỏa mãn đƣợc nhu cầu

thẩm mỹ, vấn đề vệ sinh môi trƣờng, vấn đề lợi dụng lễ hội để kiếm lời bất

chính, và các tệ nạn xã hội nhƣ cờ bạc, lừa đảo, móc túi, ăn xin…

Từ thực tế trên, việc quan tâm tìm hiểu, đánh giá đúng thực trạng lễ hội,

đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản

lý hoạt động lễ hội, bảo tồn, phát huy và khai thác hết giá trị của lễ hội đền

Đồng Bằng nhằm mục đích phát triển du lịch là vấn đề đặc biệt quan trọng.

Đồng thời, với ý thức trách nhiệm của một ngƣời con của quê hƣơng

Quỳnh Phụ, Thái Bình trƣớc một di sản quý báu của cha công; tôi đã mạnh

dạn chọn đề tài : “Lễ hội đền Đồng Bằng xã An Lễ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh

Thái Bình” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Trong kho tàng các giá trị văn hóa Việt Nam, lễ hội truyền thống là một di

sản tinh thần vô giá mà ông cha ta đã để lại. Lễ hội là một hình thức sinh hoạt

văn hóa của cộng đồng thể hiện đầy đủ bản sắc, giá trị văn hóa của một vùng

quê nói riêng và dân tộc nói chung. Theo thống kê 2009, hiện cả nƣớc Việt Nam

có 7.966 lễ hội; trong đó có 7.039 lễ hội dân gian (chiếm 88,36%), 332 lễ hội

lịch sử (chiếm 4,16%), 544 lễ hội tôn giáo (chiếm 6,28%), 10 lễ hội du nhập từ

nƣớc ngoài (chiếm 0,12%), còn lại là lễ hội khác (chiếm 0,5%). Trong những

năm qua đã có rất nhiều tác giả đã nghiên cứu về lễ hội Việt Nam. Trƣớc hết

phải kể đến nhƣ Lê Hồng Lý, Lê Trung Vũ (2005), “ Lễ hội Việt Nam”, Nhà

xuất bản Văn hóa- Thông tin và Hoàng Lƣơng (2002), “Lễ hội truyền thống của

các dân tộc Việt Nam khu vực phía Bắc”, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà

Nội, tác giả đã cung cấp một cách có hệ thống lý thuyết và đặc điểm chủ yếu của

lễ hội truyền thống các dân tộc Việt Nam khu vực phía Bắc. Công trình phải kể

đến nữa là Nhiều tác giả (2002), “ Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam”, Nhà

xuất bản Văn hóa dân tộc, với cái nhìn tổng quan về lễ hội cổ truyền gắn với

vùng văn hóa, đã có đƣợc ý nghĩa lý luận và thực tiễn nhất định, đóng góp có

hiệu quả vào việc sƣu tầm, nghiên cứu lễ hội cố truyền văn hóa dân gian và dân

tộc…

Lễ hội đền Đồng Bằng ở xã An lễ huyện Quỳnh Phụ là một lễ hội tâm

linh lớn, có truyền thuyết liên quan đến công lao giữ nƣớc của Vua cha Bát Hải

Đồng Đình (Long cung hoàng tử Giao Long). Lễ hội là một món ăn tinh thần

không thể thiếu của ngƣời dân Xã An Lễ và khách du lịch thập phƣơng. Vì vậy

lễ hội đã thu hút khá nhiều nhà nghiên cứu văn hóa, nghiên cứu lịch sử về đây

tìm hiều và đã có nhiều công trình, bài nghiên cứu có liên quan đến vấn đề này.

Lễ hội đền Đông Bằng đã xuất hiện trong một số các bài viết đăng trên các báo,

tạp chí của Thái Bình nhƣ bài viết (02/12/2014), “Đền Đồng Bằng – nơi lưu giữ

những giá trị văn hóa truyền thống cần được bảo tồn và phát huy” Cổng thông

tin điện tử Thái Bình. Đã giới thiệu cũng nhƣ cung cấp thông tin về lịch sử hình

thành và khái quát các hoạt động diễn rat rang lễ hộ và giá trị văn hóa, kiến trúc

của đền Đồng Bằng đến bạn đọc. Tuy nhiên tác phẩm này mới chỉ đề cập một

cách chung chung về lễ hội chƣa đi sâu vào nghiên cứu lễ hội và vấn đề khai

thác bảo tồn các giá trị lịch sử - văn hóa của lễ hội.

Do đó, tuy không phải là một để tài mới, song khóa luận này, tôi đi sâu tìm

hiểu cụ thể nguồn gốc hình thành, qúa trình phát triển, các bƣớc tiến hành trong

lễ hội… và đặc biệt là vấn đề khai thác và bảo tồn các giá trị lịch sử - văn hóa

của lễ hội để sử dụng vào việc phát triển du lịch tại lễ hội.

3. Mục tiêu nghiên cứu

- Khóa luận tìm hiểu về di tích lịch sử và lễ hội đền Đồng Bằng.

- Khảo sát và đánh giá về công tác quản lý và thực trạng phát triển du lịch

tại đền Đông Bằng

- Đồng thời đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả phát triển du

lịch tại đền Đồng Bằng.

4. Đối tƣợng và phạm vi đề tài

- Đối tượng:

- Di tích lịch sử và lễ hội đền Đồng Bằng; công tác tổ chức, quản lý lễ hội

và phát triển du lịch tại đền Đồng Bằng.

- Phạm vi nghiên cứu:

Lễ hội đền Đồng Bằng xã An Lễ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.

5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu

5.1. Nguồn tài liệu

Nguồn tài liệu đƣợc lấy từ các phƣơng tiện thông tin đại chúng. Các tài liệu

cũng đƣợc lấy từ các tạp chí và các sách vở nghiên cứu.

5.2. Phương pháp nghiên cứu

Để cho nội dung phong phú và sát với thực tế, tôi đã kết hợp nhiều phƣơng

pháp nghiên cứu nhƣ:

Phƣơng pháp quan sát thực tiễn: quan sát thực tế công tác tín dụng, các

nghiệp vụ quy trình tín dụng tại chi nhánh để có cái nhìn thực tiễn và tổng quan

Phƣơng pháp thu thập thông tin: thu nhập thông tin cần thiết về tín dụng tại chi

nhánh, đồng thời thu thập thêm thông tin trên báo, internet…

Phƣơng pháp phân tích, so sánh số liệu theo chỉ tiêu tuyệt đối và tƣơng đối

và so sánh.

5.2.1. Phương pháp luận

Đây là đề tài liên quan đến đời sống văn hóa tình thân, tâm linh của con

ngƣời và việc phát triển du lịch. Do vậy tôi dựa trên quan điểm của Đảng về văn

hóa và việc vận dụng văn hóa dân tộc để phát triển du lịch.

5.2.2. Phương pháp lịch sử logic

Thông qua phƣơng pháp này đề phân tích có cái nhìn đúng đắn hơn các vấn

đề có liên quan đến lịch sử của một vùng đất, những tài liệu, câu chuyện có liên

quan đến lịch sử dân tộc.

5.2.3. Phương pháp thu thập tài liệu

Sử dụng phƣơng pháp này vào việc thu thập các tài liệu có liên quan đến lễ

hội. các tài liệu có liên quan tới đề tài đƣợc thu thập từ nhiều nguồn khác nhau

5.2.4. Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp

Tiến hành so sánh đối chiếu các tài liệu, số liệu… sau đó phân tích và tổng

hợp các tài liệu dựa trên mục đích nghiên cứu làm cơ sở cho việc hoàn thành

khóa luận.

5.2.5. Phương pháp quan sát trực tiếp

Vận dụng phƣơng pháp này để quan sát công trình kiến trúc của di tích.

Đồng thời tôi sử dụng phƣơng pháp này vào việc quan sát công việc chuẩn bị lễ

hội của chính quyền và ngƣời dân, diễn trình của lễ hội, các trò chơi, cuộc thi

diễn ra ở lễ hội…

6. Đóng góp của khóa luận

Góp phần tìm hiểu một lễ hội truyền thống ở quê hƣơng – Lễ hội Đền

Đồng Bằng. Kết quả nghiên cứu về lễ hội giúp hiểu rõ hơn về lễ hội, giá trị

truyền thống, văn hóa của một vùng đất mình đang sống, tinh thần cố kết cộng

đồng đƣợc thể hiện qua nhiều sinh hoạt văn hóa trong lễ hội. Trên cơ sở đó giúp

nhìn nhận một các khách quan nhất thực trạng khai thác và bảo tồn các giá trị

văn hóa lịch sử - văn hóa của lễ hội. Đề xuất một số giải pháp để phát triển du

lịch tại lễ hôi Đền Đồng Bằng.

7. Bố cục của đề tài

CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN

ĐẾN ĐỀ TÀI

CHƢƠNG 2. LỄ HỘI ĐỀN ĐỒNG BẰNG – MỘT LỄ HỘI ĐỘC ĐÁO CỦA

TỈNH THÁI BÌNH

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ

TRỊ CỦA LỄ HỘI ĐỀN ĐỒNG BẰNG NHẰM MỤC ĐÍCH PHÁT TRIỂN DU

LỊCH

KẾT LUẬN

DANH MỤC THAM KHẢO

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!