Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Lễ hội đền đức hoàng ở xã phúc thành, huyện yên thành, tỉnh nghệ an.
PREMIUM
Số trang
56
Kích thước
1.7 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1043

Lễ hội đền đức hoàng ở xã phúc thành, huyện yên thành, tỉnh nghệ an.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

KHOA LỊCH SỬ

----------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Đề tài:

LỄ HỘI ĐỀN ĐỨC HOÀNG Ở XÃ PHÚC THÀNH,

HUYỆN YÊN THÀNH, TỈNH NGHỆ AN

Sinh viên thực hiện : Phan Thị Hà

Chuyên ngành : Việt Nam học

Lớp : 12CVNH

Ngƣời hƣớng dẫn : TS. Trần Thị Mai An

Đà Nẵng, tháng 05/2016

2

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành tốt bài khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự cố gắng của bản

thân, tôi còn nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ của nhiều người. Nhân đây, tôi xin

gửi lời cảm ơn chân thành tới cô Trần Thị Mai An đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ

và đóng góp ý kiến cho tôi trong suốt thời gian thực hiện khóa luận.

Xin trân trọng cảm ơn các cán bộ thư viện và phòng quản lý di tích huyện

Yên Thành, Ban quản lý di tích đền Đức Hoàng đã giúp đỡ nhiệt tình, cung cấp tư

liệu cho tôi trong quá trình điền dã, tìm hiểu tư liệu về lễ hội đền Đức Hoàng.

Cảm ơn quý thầy cô trong khoa Lịch sử - Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng

đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành khóa luận này.

Trong quá trình thực hiện khóa luận, mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng nhưng

không thể tránh khỏi sai sót nhất định. Rất mong nhận được sự đóng góp của quý

thầy cô và các bạn để khóa luận được hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn !

Phan Thị Hà

3

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................................. 5

1. Lí do chọn đề tài........................................................................................................... 5

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................................... 6

3. Đối tượng, phạm vi và mục đích nghiên cứu............................................................... 7

3.1. Đối tƣợng nghiên cứu ............................................................................................... 7

3.2. Phạm vi nghiên cứu................................................................................................... 7

3.3. Mục đích nghiên cứu................................................................................................. 7

4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu.................................................................. 7

4.1. Nguồn tƣ liệu............................................................................................................. 7

4.2. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................... 7

4.2.1. Phƣơng pháp so sánh, phân tích, tổng hợp............................................................ 8

4.2.2. Phƣơng pháp dân tộc học ...................................................................................... 8

4.2.3. Phƣơng pháp quan sát trực tiếp............................................................................. 8

4.2.4. Phƣơng pháp thu thập tài liệu ............................................................................... 8

5. Đóng góp của khóa luận............................................................................................... 8

6. Bố cục của đề tài .......................................................................................................... 8

NỘI DUNG ...................................................................................................................... 9

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HUYỆN YÊN THÀNH, TỈNH NGHỆ AN VÀ KHÁI

QUÁT CHUNG VỀ LỄ HỘI............................................................................................. 9

1.1. Lịch sử hình thành huyện Yên Thành....................................................................... 9

1.2. Điều kiện tự nhiên................................................................................................... 11

1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội........................................................................................ 13

1.4. Văn hóa - dân cư ..................................................................................................... 14

1.5. Khái quát chung về lễ hội....................................................................................... 16

1.5.1. Khái niệm lễ hội ................................................................................................... 16

1.5.2. Đặc điểm của lễ hội.............................................................................................. 17

CHƢƠNG 2: LỄ HỘI ĐỀN ĐỨC HOÀNG Ở XÃ PHÚC THÀNH, HUYỆN YÊN

THÀNH, TỈNH NGHỆ AN.............................................................................................. 21

4

2.1. Khái quát về di tích đền Đức Hoàng....................................................................... 21

2.1.1. Lịch sử hình thành di tích..................................................................................... 21

2.2.2. Kiến trúc của đền Đức Hoàng ............................................................................. 25

2.2. Nội dung lễ hội........................................................................................................ 29

2.2.1. Sự hình thành và phát triển của lễ hội đền Đức Hoàng ...................................... 29

2.2.2. Thời gian và địa điểm diễn ra lễ hội.................................................................... 30

2.2.3. Tiến trình diễn ra lễ hội ....................................................................................... 30

2.2.4. Ý nghĩa của lễ hội đền Đức Hoàng ...................................................................... 35

CHƢƠNG 3: BẢO TỒN VÀ ĐỊNH HƢỚNG KHAI THÁC CÁC GIÁ TRỊ CỦA LỄ HỘI

ĐỀN ĐỨC HOÀNG ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH......................................................... 37

3.1. Các giá trị tiêu biểu của lễ hội................................................................................. 37

3.1.1. Giá trị lịch sử ....................................................................................................... 37

3.1.2. Giá trị văn hóa ..................................................................................................... 37

3.1.3. Giá trị tâm linh..................................................................................................... 39

3.1.4. Giá trị giáo dục .................................................................................................... 40

3.2. Thực trạng khai thác và bảo tồn các giá trị tại lễ hội đền Đức Hoàng hiện nay..... 40

3.3. Một số giải pháp trong công tác khai thác và bảo tồn các giá trị tại lễ hội đền Đức

Hoàng để phát triển du lịch ............................................................................................ 44

3.3.1. Cơ sở của việc đề xuất ......................................................................................... 44

3.3.2. Một số giải pháp................................................................................................... 45

TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................. 49

PHỤ LỤC....................................................................................................................... 51

5

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Việt Nam - đất nước với bốn ngàn năm văn hiến, không có một nền văn

minh rực rỡ hay những phát minh vĩ đại nhưng lại mang trong mình cả một nền

văn hóa phong phú và đa dạng với những bản sắc riêng, không pha tập, trộn lẫn.

Qua dòng chảy của thời gian, sự tác động của nền kinh tế, sự giao thoa với những

nền văn hóa ngoại lai khác, những giá trị văn hóa ấy dần lắng đọng lại, mai một đi

và mất dần. Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước đã đưa ra những chính sách

nhằm định hướng cho sự phát triển của văn hóa. Đảng đã khẳng định : “Xây dựng

nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc

đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội”.

Cũng chính vì thế mà nhiều loại hình văn hóa đặc trưng của dân tộc tưởng

đã phai nhạt dần đang được khôi phục lại. Và lễ hội, chính là một trong số đó bởi,

đó là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, là dịp để con người giao lưu cộng cảm, trao

truyền những đạo lý, tình cảm, mỹ tục và những khát vọng cao đẹp.

Yên Thành - vựa lúa của tỉnh Nghệ An, nơi mang trong mình những giá trị

văn hóa, lịch sử được lưu truyền qua nhiều thế hệ, nơi đất cổ với truyền thống lịch

sử, cách mạng và khoa bảng, nơi nổi bật với những phong tục tập quán, danh

thắng, lễ hội đặc sắc. Và một trong những lễ hội đặc sắc nhất đã trở thành niềm tự

hào của người dân nơi đây là lễ hội đền Đức Hoàng được tổ chức tại xã Phúc

Thành, để tưởng nhớ công lao của Sát Hải Đại Vương Hoàng Tá Thốn.

Là một người con của quê lúa, với mong muốn tìm hiểu rõ hơn những giá trị

truyền thống của quê hương nói chung và lễ hội đền Đức Hoàng nói riêng, cũng

như quảng bá hình ảnh của quê hương, khai thác tiềm năng du lịch của lễ hội, tôi

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!