Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Lễ hội đền lương văn chánh (xã hòa trị huyện phú hòa tỉnh phú yên)
PREMIUM
Số trang
74
Kích thước
1.6 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1363

Lễ hội đền lương văn chánh (xã hòa trị huyện phú hòa tỉnh phú yên)

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

----------------

KHÓA LUÂN T ̣ ỐT NGHIÊP Đ̣ ẠI HỌC

NGÀNH CỬ NHÂN VĂN HÓA HỌC

Đề tài:

LỄ HỘI ĐỀN LƯƠNG VĂN CHÁNH XÃ HÒA TRI

HUYỆN PHÚ HÒA TỈNH PHÚ YÊN

Người hướng dẫn:

ThS. Hoàng Thị Mai Sa

Người thực hiện:

Ngô Thị Băng Tâm

Đà Nẵng, tháng 5/2013

2

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Lễ hội là hoạt động phản ánh rõ nét nhất những sinh hoạt văn hoá của cộng

đồng cư dân trong không gian cụ thể và là môi trường thuận lợi để lưu giữ những

giá trị truyền thống xuyên suốt theo biến thiên của thời gian. Lễ hội là bộ phận

không thể thiếu trong những hoạt động sinh hoạt văn hóa cộng đồng đặc sắc trong

đời sống tinh thần người Việt, nơi hội tụ và lưu giữ các loại hình văn hóa nghệ

thuật, các trò chơi, nghi lễ thể hiện nét hồn hoa và tín ngưỡng dân gian của dân tộc.

Trải dài trên mỗi vùng miền đất nước có rất nhiều lễ hội, tất cả chúng

thường không rập khuôn mà có những nét sáng tạo và độc đáo riêng. Lễ hội đền

Lương Văn Chánh - Phú Yên là lễ hội như vậy, nó khoác trên mình dáng hình và

tâm thức riêng của vùng đất 400 năm lịch sử, được hình thành và phát triển bởi

những con người nặng nghĩa nặng tình nơi làng quê xứ Nẫu.

Trên mảnh đất đã đi qua từng đau thương lịch sử, từng sướng khổ buồn vui,

bây giờ trở về bình yên bên dòng sông Ba nặng mối tình thủy chung son sắt, làm sao

nói hết nỗi lòng đang thức dậy giữa nhịp đập thanh xuân của một đất nước đang

vươn mình trỗi dậy ẩn chứa trong mình vẻ đẹp hoang sơ tiềm ẩn.

Để tỏ lòng tôn vinh, biết ơn vị Thành hoàng và thế hệ cha ông ban đầu đã khai

biên mở cõi và để văn hóa người dân Phú Yên được tôn vinh trên đài văn hóa dân

tộc. Là tiền đề để bao thế hệ con cháu mai sau hiểu được giá trị nhân văn cao cả từ lễ

hội từ đó có được lòng tự hào quê hương, đất nước luôn gìn giữ truyền thống tốt đẹp

của bao lớp tiền nhân đã có công gầy dựng nên mảnh đất trù phú và yên bình như

ngày nay.

Hơn hết xuất phát từ sự tự hào về dân tộc, trong tôi luôn ghi nhớ công ơn của

các vị tiền hiền đã mang gươm đi mở cõi, để thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn,

hơn hết với mong muốn tìm hiểu rõ hơn về văn hóa quê hương từ đó góp phần giữ

3

gìn và phát huy các giá trị văn hóa. Bài luận sẽ là tài liệu về văn hóa thu nhỏ của

vùng đất Phú Yên có thể giúp bạn đọc hiểu hơn về vùng đất, con người xứ Nẫu

chúng tôi quyết định chọn đề tài “Lễ hội đền Lương Văn Chánh (xã Hòa Trị,

huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên)” như chút ân tình gửi cố nhân.

Lễ hội đền Lương Văn Chánh bức tranh văn hóa đầy màu sắc hàm chứa

nhiều giá trị văn hoá lịch sử được kết tinh từ bao đời nay và đã trở thành món ăn

tinh thần không thể thiếu đối với người dân xứ Nẫu mỗi độ xuân về.

2. Lịch sử vấn đề

Lễ hội truyền thống Việt Nam là lĩnh vực được rất nhiều học giả trong và

ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng lễ hội là một

loại hình văn hoá, là nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống tinh thần của

nhân dân. Qua sinh hoạt văn hóa lễ hội, con người muốn gửi gắm tình cảm, mong

ước của mình đối với thần linh có được một năm mưa thuận gió hòa, vật thịnh an

sinh, đồng thời thời gian tổ chức, diễn ra lễ hội là cơ hội lớn, thể hiện sự cố kết

cộng đồng, đặc biệt là hướng thế hệ sau đạt đến những giá trị chân - thiện - mỹ mà

cha ông ta đã tạo dựng.

Mỗi quyển sách cung cấp cho ta một cái nhìn toàn diện về lễ hội Việt Nam

ví như cuốn: “Hành trình lễ hội Việt Nam” của nhà xuất bản Đồng Nai, cuốn sách

trình bày một cách đầy đủ và chi tiết về những lễ hội của 54 dân tộc anh em sinh

sống trên 63 tỉnh thành của đất nước Việt Nam. Sách là bức tranh phác họa toàn

cảnh về lễ hội Việt Nam, trong đó những giá trị văn hóa, truyền thống dân tộc được

khắc họa rõ nét.

Cuốn “Lễ hội dân gian Việt Nam” dưới sự nghiên cứu và sưu tầm của

Vương Tuyển, được xuất bản bởi nhà xuất bản Văn hóa dân tộc, sách nghiên cứu

về sự hình thành, ý nghĩa và những đặc trưng của lễ hội, ngoài ra sách còn đề cập

đến một số lễ hội dân gian tiêu biểu như lễ hội đền Hùng, lễ hội chọi trâu, lễ hội

4

Bạch Hạc cùng với một số trò chơi dân gian như nấu cơm, đi cà kheo, thả diều, ô

quan…

Tuy nhiên các đầu sách nghiên cứu về lễ hội Việt Nam chưa có cuốn sách

nào đề cập đến lễ hội ở Tỉnh Phú Yên.

Nói đến Phú Yên và các lễ hội truyền thống ở Phú Yên thì có khá nhiều

công trình nghiên cứu như: “Phú Yên miền đất ước vọng” của tác giả Trần Huyền

Ân xuất bản năm 2004 đã giới thiệu khái quát vùng đất Phú Yên: lược sử hình

thành, những nét cơ bản về tự nhiên, kinh tế, sau đó là phần tương đối cụ thể về đất

nước và con người: các di tích, thắng cảnh, các nhân vật lịch sử và một số lễ hội

tiêu biểu như lễ hội đầm Ô Loan, lễ hội nghinh ông. Cuốn “Đất Phú trời Yên” của

Trần Sĩ Huệ hay Trần Huyền Ân đã trình bày một cách khái quát về điều kiện tự

nhiên, khí hậu, sông ngòi, con người cùng với đặc điểm văn hóa vùng đất Phú Yên.

Với bài viết được in trên tạp chí Xưa và nay với tựa đề “Phú Yên vùng đất của lễ

hội” ra số 104, của tác giả Nguyễn Hữu Bình xuất bản năm 2003, trong bài viết tác

giả đẫ nói đến các lễ hội đặc sắc của tỉnh từ miền núi đến các huyện ven biển, nơi

đâu cũng có lễ hội.

Nói đến Thành hoàng Lương Văn Chánh ở Phú Yên có một số công trình

nghiên cứu như “Lương Văn Chánh thân thế và sự nghiệp” của Ủy ban nhân dân

tỉnh Phú Yên. Bài viết về ông của tác giả Trần Viết Ngạc với tựa đề “Lương Văn

Chánh người khai phá đất Phú Yên” được in trên tạp chí Xưa và nay, số ra 106.

Không chỉ vậy Lương Văn Chánh còn được nhắc đến như một vị thần của

đất Phú Yên trong cuốn “Tìm hiểu về nghi thức lễ tục ở Phú Yên” của tác giả

Dương Thái Nhơn và Hòa Thượng Thích Nguyên Đức được xuất bản vào tháng 10

năm 2012.

Khi chọn đề tài Lễ hội đền Lương Văn Chánh xã Hòa Trị huyện Phú Hòa

tỉnh Phú Yên làm khóa luận tốt nghiệp cho mình, tôi đã tìm hiểu rất kỹ trên các

5

nguồn sách đã nghiên cứu về Phú Yên và Lương Văn Chánh từ trước tới nay chưa

có cuốn sách nào nghiên cứu về lễ hội đền Lương Văn Chánh một cách hệ thống

và toàn diện.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng mà chúng tôi tập trung nghiên cứu trong đề tài này là lễ hội đền

Lương Văn Chánh - Phú Yên, cụ thể là tìm hiểu lịch sử hình thành, các nghi lễ

truyền thống, các giá trị về mặt văn hóa và những biến đổi của nó trong giai đoạn

hiện nay rồi từ đó đưa ra một số giải pháp để phát huy tối đa các giá trị của lễ hội.

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là đi sâu nghiên cứu vị trí, vai trò, sức ảnh

hưởng của lễ hội đền Lương Văn Chánh trong đời sống tinh thần của cư dân xã

Hòa Trị, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên nói riêng và người dân vùng đất xứ Nẫu nói

chung.

4. Mục đích nghiên cứu

- Khảo tả một cách hệ thống, cụ thể, chi tiết lễ hội đền Lương Văn Chánh.

- Chỉ ra những yếu tố đặc sắc của lễ hội thờ nhân thần “người thực việc

thực” so với các lễ hội có đối tượng thờ phụng khác tại địa phương nói riêng, cả

nước nói chung.

- Chỉ ra những giá trị văn hóa trong lễ hội đền Lương Văn Chánh, đồng thời

đề cập đến những biến đổi của việc tổ chức lễ hội này trong những năm qua, nhất

là trước sự thay đổi của thời cuộc, sự thay đổi của điều kiện kinh tế, văn hóa, xã

hội tại địa phương.

- Qua nghiên cứu, chúng tôi đưa ra một số giải pháp góp phần giữ gìn và

phát huy bản sắc văn hóa của vùng đất Phú Yên được thể hiện qua lễ hội đền

Lương Văn Chánh.

5. Phương pháp nghiên cứu

6

Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên

cứu sau:

- Phương pháp nghiên cứu liên ngành của văn hóa học kết hợp với phương

pháp lịch sử

- Phương pháp sưu tầm, phân tích và tổng hợp tài liệu

- Phương pháp điền dã, khảo sát thực địa

- Phương pháp so sánh đồng đại và lịch đại

- Phương pháp phỏng vấn hồi cố, ghi hình, ghi âm,…

6. Bố cục đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung đề tài được triển khai trong 3

chương, cụ thể như sau:

Chương 1: Khái quát về vùng đất Phú Yên

Chương 2: Lễ hội đền Lương Văn Chánh

Chương 3: Giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị lễ hội đền Lương

Văn Chánh

Và cuối cùng là tài liệu tham khảo và phụ lục.

NỘI DUNG

7

Chương 1: Khái quát về vùng đất Phú Yên

1.1. Điều kiện tự nhiên

Phú Yên là một tỉnh nằm ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ, nằm ở vị trí từ

12039’10’’ đến 13045’20’’ vĩ Bắc và từ 108039’45’’ đến 109029’20’’ kinh Đông.

Chiều Bắc – Nam chỗ dài nhất, từ phía Đông đèo Cù Mông kéo thẳng vào

dãy Hòn Ông đến giáp Khánh Hòa là 96 km. Phía Tây kéo nối liền hai ranh giới, đi

qua núi La Hiên và Buôn Hai Riêng là 76km, ở cực Tây chiều Bắc Nam chỉ có 1 -

2 km.

Phía Bắc Phú Yên giáp tỉnh Bình Định, ranh giới trên Quốc lộ 1A tại cây số

1243,292. Phía Nam giáp tỉnh Khánh Hòa, ranh giới trên Quốc lộ 1A tại cây số

1366,546. Quốc lộ 1A đi qua Phú Yên dài 123km. Phía Đông tỉnh Phú Yên giáp

biển Đông với bờ biển dài 180km. Phía Tây giáp hai tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk.

Diện tích toàn tỉnh là 5.045km2

, chiếm hơn 1,52% diện tích cả nước Việt

Nam. Trong đó diện tích đồi núi chiếm 70% diện tích toàn tỉnh. Núi phía Tây là

sườn phía Đông của dãy Trường Sơn vì vậy địa hình của tỉnh thấp dần từ Tây sang

Đông. Ngoài ra còn có những nhánh núi tách ra chạy theo hướng Tây – Đông, tạo

thành những ngọn đèo hiểm trở đồng thời cắt miền thung lũng sông Ba kéo dài từ

KonTum, Pleiku xuyên qua Phú Yên đến biển. Núi rừng Phú Yên có nhiều loại gỗ

quý như: Cẩm lai, giáng hương, cam xe, trắc, sao, bằng lăng. Mặt khác Phú Yên

còn có nhiều cây thuốc quý, chỉ tính riêng huyện Sông Hinh đã phát hiện được 514

loại cây làm thuốc, trong đó có 491 loại cây có trong danh mục thuốc

Đặc điểm chung của đồng bằng Phú Yên là tính chất chân núi ven biển. Các

nhánh núi đâm ngang ra biển của Trường Sơn Nam đã ngăn cách dải đồng bằng

này thành rất nhiều cánh đồng nhỏ hẹp thông với nhau qua một số đèo thấp. Những

đồng bằng này nguyên là những vũng nhỏ, cạn được phù sa các sông lấp dần.

Ngoài đặc điểm chia cắt từng khúc từ Bắc chí Nam, đồng bằng ven biển Phú Yên

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!