Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Lấy lời khai người làm chứng trong tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Ninh Thuận
PREMIUM
Số trang
68
Kích thước
1.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1669

Lấy lời khai người làm chứng trong tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Ninh Thuận

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BAN ĐIỀU HÀNH CÁC CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẶC BIỆT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT

CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ

NIÊN KHÓA: 2010 – 2014

ĐỀ TÀI:

LẤY LỜI KHAI NGƢỜI LÀM CHỨNG TRONG TỐ TỤNG

HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TỈNH NINH THUẬN

SINH VIÊN THỰC HIỆN: VÕ MAI PHƢƠNG TRANG

MSSV : 1055030373

NGƢỜI HƢỚNG DẪN : TS. VÕ THỊ KIM OANH

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2014

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU

CHƢƠNG 1: NHẬN THỨC CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG LẤY LỜI KHAI

NGƢỜI LÀM CHỨNG TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ ............................................1

1.1 Khái niệm về hoạt động lấy lời khai người làm chứng ......................................1

1.1.1 Khái niệm người làm chứng và hoạt động lấy lời khai người làm chứng.....1

1.1.2 Đặc điểm của hoạt động lấy lời khai người làm chứng .....................................7

1.1.3 Nhiệm vụ hoạt động lấy lời khai người làm chứng .............................................8

1.1.4 Đặc điểm về nhận thức và tâm lý người làm chứng trong hoạt động lấy

lời khai người làm chứng........................................................................................................ 10

1.2 Sơ lược về sự hình thành và phát triển quy định lấy lời khai người làm

chứng từ 1945 đến trước 2003....................................................................................13

1.3 Hoạt động lấy lời khai người làm chứng theo quy định pháp luật của một số

quốc gia.......................................................................................................................17

CHƢƠNG 2: QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT THỰC ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG LẤY

LỜI KHAI NGƢỜI LÀM CHỨNG VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TỪ TỈNH

NINH THUẬN..............................................................................................................20

2.1 Quy định pháp luật thực định về triệu tập và dẫn giải người làm chứng và

thực tiễn áp dụng từ tỉnh Ninh Thuận.........................................................................20

2.1.1 Về triệu tập người làm chứng................................................................................. 20

2.1.2 Về dẫn giải người làm chứng ................................................................................. 24

2.1.3 Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về hoạt động triệu tập, dẫn giải

người làm chứng từ tỉnh Ninh Thuận .................................................................................. 26

2.2 Quy định pháp luật thực định về trình tự, thủ tục lấy lời khai người làm

chứng và thực tiễn áp dụng từ tỉnh Ninh Thuận.........................................................30

2.2.1 Về trình tự, thủ tục lấy lời khai người làm chứng............................................. 30

2.2.2 Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về trình tự, thủ tục lấy lời khai

người làm chứng từ tỉnh Ninh Thuận .................................................................................. 35

2.3 Lấy lời khai người làm chứng dưới 16 tuổi......................................................37

CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG LẤY LỜI

KHAI NGƢỜI LÀM CHỨNG TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ

THỰC TIỄN TỈNH NINH THUẬN...........................................................................41

3.1 Nhu cầu nâng cao hiệu quả hoạt động lấy lời khai Người làm chứng trong

Tố tụng hình sự Việt Nam ..........................................................................................41

3.1.1 Xuất phát từ những vướng mắc trong áp dụng pháp luật............................... 41

3.1.2 Xuất phát từ những hạn chế trong thực tiễn áp dụng quy định của pháp

luật trong hoạt động lấy lời khai .......................................................................................... 44

3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động lấy lời khai người làm chứng.....45

3.2.1 Giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về hoạt động lấy lời khai NLC . 46

3.2.2 Các giải pháp khác.................................................................................................... 51

DANH MỤC THAM KHẢO

DANH MỤC VIẾT TẮT

1. BLHS BỘ LUẬT HÌNH SỰ

2. BLTTHS BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ

3. BCA BỘ CÔNG AN

4. BTP BỘ TƯ PHÁP

5. THTT TIẾN HÀNH TỐ TỤNG

6. TTHS TỐ TỤNG HÌNH SỰ

7. TANDTC TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

8. VKSNDTC VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

9. Tr TRANG

10. NXB NHÀ XUẤT BẢN

11. NLC NGƯỜI LÀM CHỨNG

12. VAHS VỤ ÁN HÌNH SỰ

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Ngày nay, Việt Nam đang từng bước đẩy mạnh hội nhập, tăng cường hợp tác

quốc tế để thúc đẩy cải cách kinh tế theo hướng phát triển bền vững. Với đường lối

chủ trương này, trong những năm gần đây nước ta đã đạt được nhiều thành tựu đáng

kể trong công cuộc phát triển kinh tế, xã hội. Song song với sự phát triển đó là hệ

quả của mặt trái kinh tế thị trường mà tình hình tội phạm ngày càng diễn biến phức

tạp là một trong những hệ quả nghiêm trọng nhất. Sự gia tăng không ngừng số

lượng và mức độ nguy hiểm của tội phạm đã dẫn đến nhiều khó khăn cho công tác

điều tra và đấu tranh phòng chống tội phạm, đặc biệt là trong quá trình chứng minh

tội phạm khi mà hoạt động lấy lời khai người làm chứng còn nhiều hạn chế và bất

cập vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Do vậy, việc nâng cao hiệu quả công tác đấu

tranh phòng chống tội phạm là yêu cầu cấp thiết cần phải được đặt ra. Trong đó,

việc phối hợp chặt chẽ với người làm chứng để chứng minh tội phạm là vô cùng

quan trọng. Xuất phát từ bối cảnh trên, Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 (BLTTHS)

được thông qua đã có nhiều sửa đổi bổ sung phù hợp với thực tiễn tình hình tội

phạm hơn so với Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988. Các cơ quan tiến hành tố tụng

đã vận dụng những quy định của pháp luật vào hoạt động lấy lời khai người làm

chứng và thu được những kết quả to lớn. Tuy nhiên, những quy định sửa đổi của

pháp luật về người làm chứng và hoạt động lấy lời khai người làm chứng vẫn chưa

cụ thể, chưa phát huy được vai trò của người làm chứng trong quá trình giải quyết

vụ án hình sự dẫn đến nhiều thiếu sót trong hoạt động lấy lời khai người làm chứng

hoặc không khai thác hết hiểu biết của người làm chứng để chứng minh vụ án, điển

hình như: nhiều vụ án tiến hành lấy lời khai người làm chứng nhiều lần gây lãng

phí công sức, thời gian và kinh phí; một số trường hợp lấy lời khai không đúng theo

quy định của pháp luật hình sự,… Ngoài ra, hiện nay hệ thống pháp luật nước ta vẫn

còn thiếu cơ chế và quy định để đảm bảo quyền lợi cho người làm chứng. Thực tế,

người làm chứng thường rất e dè hoặc sợ phiền phức khi tham gia tố tụng và thường

trốn tránh việc làm chứng gây khó khăn cho quá trình điều tra và làm rõ vụ án.

Vì những lý do trên, việc nghiên cứu nhằm góp phần hoàn thiện hoạt động lấy

lời khai người làm chứng là một trong những vấn đề cấp thiết. Khi có những cơ sở

pháp lý phù hợp để hoàn thiện hơn các quy định về lấy lời khai người làm chứng thì

việc lấy lời khai người làm chứng sẽ mang lại hiệu quả tích cực hơn, qua đó góp

phần nâng cao công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trong tình hình hiện nay.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Đề tài nghiên cứu về người làm chứng và hoạt động lấy lời khai người làm

chứng trong tố tụng hình sự đã được đề cập đến trong một số giáo trình, bài viết, tạp

chí khoa học, pháp lý cũng như các công trình nghiên cứu khoa học khác. Tuy

nhiên, phần lớn các bài viết, công trình nghiên cứu trên chỉ đề cập đến một khía

cạnh nhất định trong chế định người làm chứng. Hiện nay, có rất ít công trình

nghiên cứu một cách hoàn chỉnh và toàn diện lý luận và thực tiễn áp dụng quy định

pháp luật về hoạt động lấy lời khai người làm chứng cũng như đề xuất các giải pháp

nâng cao hiệu quả hoạt động này trong thực tế.

Một số bài viết nghiên cứu có liên quan đến người làm chứng và hoạt động lấy

lời khai người làm chứng trong tố tụng hình sự tiêu biểu như sau:

- “Về lời khai của người làm chứng trong vụ án hình sự” của tác giả Trần

Quang Tiệp trên Tạp chí Khoa học pháp lý số 4/2005.

- “Hoàn thiện quy định của Bộ Luật Tố tụng hình sự nhằm bảo vệ người làm

chứng khi tham gia tố tụng” của tác giả Nguyễn Hải Ninh trên Tạp chí Luật

học tháng 12/2011.

- “Bảo vệ người làm chứng và quyền miễn trừ làm chứng trong Tố tụng hình

sự” của tác giả Nguyễn Thái Phúc trên Tạp chí Khoa học pháp lý số 3/2007.

- “Đảm bảo quyền con người trong tố tụng hình sự Việt Nam” của tác giả

Phạm Thị Hương Thủy, Tài liệu hội thảo đề tài khoa học cấp Bộ “Đảm bảo

quyền con người trong tố tụng hình sự Việt Nam”, 2006.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!