Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
82
Kích thước
1.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1649

Hoạt động lấy lời khai người làm chứng trong tố tụng hình sự Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

HOẠT ĐỘNG LẤY LỜI KHAI NGƯỜI LÀM CHỨNG

TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật hình sự & Tố tụng hình sự

GVHD: TS. VÕ THỊ KIM OANH

HỌC VIÊN: VÕ MAI PHƯƠNG TRANG

KHOÁ: 22 MSHV: 1422040275

Thành phố Hồ Chí Minh, 2018

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân. Mọi lý luận, nghiên

cứu trong luận văn do tôi tự tìm hiểu, phân tích. Các số liệu, trích dẫn, ví dụ có nguồn

gốc rõ ràng, đảm bảo độ tin cậy, khách quan và chính xác. Các kết quả này chưa được

công bố trong bất cứ nghiên cứu nào khác

Người cam đoan

VÕ MAI PHƯƠNG TRANG

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................................ 1

CHƯƠNG 1: NHẬN THỨC CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG LẤY LỜI KHAI

NGƯỜI LÀM CHỨNG .................................................................................................5

1.1 Khái niệm về hoạt động lấy lời khai người làm chứng..............................................5

1.1.1 Định nghĩa người làm chứng và hoạt động lấy lời khai người làm chứng..... 5

1.1.2 Đặc điểm của hoạt động lấy lời khai người làm chứng................................ 12

1.1.3 Nhiệm vụ của hoạt động lấy lời khai người làm chứng ................................ 15

1.1.4 Cơ sở quy định hoạt động lấy lời khai người làm chứng.............................. 18

1.2 Sơ lược về sự hình thành và phát triển quy định lấy lời khai người làm chứng

trong điều tra vụ án hình sự từ năm 1988 đến trước khi ban hành Bộ luật Tố tụng

Hình sự năm 2015 ................................................................................................. 22

1.3 Hoạt động lấy lời khai người làm chứng trong pháp luật tố tụng hình sự của một

số quốc gia trên thế giới......................................................................................... 26

CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT THỰC ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG LẤY LỜI KHAI

NGƯỜI LÀM CHỨNG VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG..............................................29

2.1 Quy định pháp luật về triệu tập người làm chứng và thực tiễn áp dụng ............... 29

2.1.1 Quy định pháp luật về triệu tập người làm chứng ........................................ 29

2.1.2 Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về triệu tập người làm chứng........... 36

2.2 Quy định pháp luật về trình tự, thủ tục lấy lời khai người làm chứng và thực tiễn

áp dụng ................................................................................................................. 40

2.2.1 Quy định pháp luật về trình tự, thủ tục lấy lời khai người làm chứng.......... 40

2.2.2 Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về trình tự, thủ tục lấy lời khai

người làm chứng..................................................................................................... 48

2.3 Quy định lấy lời khai người làm chứng dưới 18 tuổi và thực tiễn áp dụng .......... 50

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG LẤY LỜI

KHAI NGƯỜI LÀM CHỨNG....................................................................................55

3.1 Nhu cầu nâng cao hiệu quả hoạt động lấy lời khai người làm chứng trong tố

tụng hình sự Việt Nam........................................................................................... 55

3.1.1 Xuất phát từ nhu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm............................... 55

3.1.2 Xuất phát từ những hạn chế trong quy định của pháp luật........................... 57

3.1.3 Xuất phát từ những vướng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp luật.............. 60

3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động lấy lời khai người làm chứng

trong thời gian tới.................................................................................................. 62

3.2.1 Giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về hoạt động lấy lời khai

người làm chứng..................................................................................................... 62

3.2.2 Giải pháp khác .............................................................................................. 67

KẾT LUẬN...................................................................................................................72

DANH MỤC THAM KHẢO

PHỤ LỤC

1

LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong mỗi vụ án hình sự, người làm chứng là chủ thể đóng vai trò rất quan

trọng, góp phần giúp cơ quan tiến hành tố tụng tìm ra sự thật khách quan của vụ án,

xuất phát từ lời khai của họ. Lời khai của người làm chứng là một trong những

nguồn chứng cứ lâu đời và phổ biến nhất trên thế giới. Lịch sử lập pháp của nước ta

và các nước khác đã ghi nhận lời khai của người làm chứng là chứng cứ thiết yếu và

đáng tin cậy trong tố tụng hình sự, giúp vụ án hình sự được sáng tỏ bởi lẽ người làm

chứng là người biết được sự thật khách quan, nắm được diễn biến của vụ án hình

sự, hoàn cảnh phạm tội, nhân thân người phạm tội, người bị hại cũng như những

tình tiết khác có liên quan đến việc giải quyết vụ án hình sự. Và để giải quyết đúng

đắn nhất vụ án hình sự đòi hỏi quá trình lấy lời khai người làm chứng phải được

thực hiện có hiệu quả, trong đó bên cạnh việc khai thác tốt sự hiểu biết của người

làm chứng về những tình tiết trong vụ án thì cơ quan tiến hành tố tụng phải tuân thủ

chặt chẽ những quy định của pháp luật về đảm bảo quyền và lợi ích của người làm

chứng, khuyến khích họ yên tâm hợp tác với cơ quan điều tra.

Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003 quy định về hoạt động lấy lời khai người

làm chứng, hoàn thiện hơn về quyền của người làm chứng và những biện pháp bảo

đảm tố tụng cho các quyền đó. Những quy định về người làm chứng và hoạt động

lấy lời khai người làm chứngđã được các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng và đạt

được những thành quả to lớn. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm thì những quy

định đó vẫn còn chưa cụ thể, hoạt động lấy lời khai chưa phát huy đúng với vai trò

vốn có trong quá trình giải quyết vụ án hình sự dẫn đến nhiều thiếu sót trong hoạt

động lấy lời khai người làm chứng, điển hình như: không khai thác hết hiểu biết của

người làm chứng để chứng minh vụ án; nhiều vụ án tiến hành lấy lời khai người làm

chứng nhiều lần gây lãng phí công sức, thời gian và kinh phí; một số trường hợp lấy

lời khai không đúng theo quy định của pháp luật hình sự,… Bên cạnh đó, mặc dù

pháp luật có ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật quy định việc bảo vệ

người làm chứng, tuy nhiên do chưa có cơ chế cụ thể được quy định trong Bộ luật

Tố tụng Hình sự nên việc áp dụng các quy định về bảo vệ người làm chứng còn

chưa chủ động, chặt chẽ và hiệu quả, tác động xấu đến tâm lý, suy nghĩ của người

làm chứng, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình điều tra, làm rõ vụ án.

2

Vì những lý do trên, Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 ra đời nhằm hoàn

thiện, thống nhất những quy định của pháp luật nói chung và hoạt động lấy lời khai

người làm chứng nói riêng; khắc phục những hạn chế, thiếu sót trong quá trình áp

dụng trên thực tiễn. Bên cạnh đó, cùng với việc đẩy mạnh hội nhập quốc tế, tham

gia vào các công ước quốc tế như công ước về quyền con người, công ước về chống

tra tấn, bức cung,… chúng ta cần phải nhìn nhận một cách chính xác về vị thế và

vai trò của người làm chứng, qua đó củng cố những quy định trong hoạt động lấy

lời khai người làm chứng để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích của họ.

Việc nghiên cứu hoạt động lấy lời khai người làm chứng trong quy định mới

của Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 so với Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003 và

thực tiễn áp dụng nhằm nâng cao nhận thức, góp phần hoàn thiện hệ thống lý luận

về hoạt động lấy lời khai người làm chứng. Khi có những cơ sở pháp lý phù hợp để

hoàn thiện hơn các quy định về lấy lời khai người làm chứng thì việc lấy lời khai

người làm chứngsẽ mang lại hiệu quả tích cực hơn, qua đó góp phần nâng cao công

tác đấu tranh phòng chống tội phạm trong tình hình hiện nay. Đồng thời tạo ra cơ sở

để nhìn nhận, so sánh và dự liệu hiệu quả áp dụng quy định mới của Bộ luật Tố tụng

Hình sự năm 2015 trên thực tế trong hoạt động lấy lời khai người làm chứng, góp

phần nâng cao hiệu quả giải quyết vụ án hình sự.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Một số bài viết nghiên cứu có liên quan đến người làm chứng và hoạt động

lấy lời khai người làm chứng trong tố tụng hình sự tiêu biểu trong thời gian qua như

sau:

- “Về lời khai của người làm chứng trong vụ án hình sự” của tác giả Trần

Quang Tiệp trên Tạp chí Khoa học pháp lý số 4/2005.

- “Hoàn thiện quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự nhằm bảo vệ người làm

chứng khi tham gia tố tụng” của tác giả Nguyễn Hải Ninh trên Tạp chí Luật học

tháng 12/2011.

- “Bảo vệ người làm chứng và quyền miễn trừ làm chứng trong Tố tụng hình

sự” của tác giả Nguyễn Thái Phúc trên Tạp chí Khoa học pháp lý số 3/2007.

- “Vấn đề nhân chứng trong vụ án hình sự” của tác giả Phạm Văn Tỉnh trên

Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 8/2003.

3

- “Đảm bảo quyền con người trong tố tụng hình sự Việt Nam” của tác giả

Phạm Thị Hương Thủy, Tài liệu hội thảo đề tài khoa học cấp Bộ “Đảm bảo quyền

con người trong tố tụng hình sự Việt Nam”, 2006.

- “Hoạt động lấy lời khai người làm chứng trong tố tụng hình sự Việt Nam”

của tác giả Bùi Hữu Danh, luận văn Thạc sĩ, 2013.

Phần lớn các công trình nghiên cứu bên trên chỉ đề cập đến một khía cạnh

nhất định trong chế định người làm chứng như địa vị pháp lý của người làm chứng,

bảo vệ quyền con người hay cơ chế bảo vệ quyền và lợi ích của người làm chứng

khi tham gia tố tụng. Hiện nay, có rất ít công trình nghiên cứu hoàn chỉnh và toàn

diện về hoạt động lấy lời khai người làm chứng cũng như thực tiễn áp dụng, nêu

được những khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân để từ đó đề xuất các giải pháp và

nâng cao hiệu quả hoạt động này trên thực tiễn. Bên cạnh đó, việc Bộ luật Tố tụng

hình sự năm 2015 ra đời đã mang lại nhiều thay đổi về hoạt động lấy lời khai người

làm chứng nói riêng. Vì thế, bằng luận văn này, tác giả tiếp tục nghiên cứu chuyên

sâu, làm rõ các vấn đề về mặt lý luận của hoạt động lấy lời khai người làm chứng,

phân tích rõ khái niệm, nhiệm vụ, đặc điểm của hoạt động này trong tố tụng hình

sự. Từ đó, phân tích cụ thể các mặt của quy định pháp luật thực định về hoạt động

lấy lời khai người làm chứng và thực tiễn áp dụng thời gian qua. Trên cơ sở đó, rút

ra những thiếu sót, hạn chế của pháp luật thực định và thực tiễn áp dụng trong điều

tra hình sự để đề xuất hoàn thiện và kiến nghị các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt

động trong thời gian tới.

3. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu đề tài “Hoạt động lấy lời khai của người làm chứng trong tố tụng

hình sự Việt Nam” một cách toàn diện và khoa học. Qua đó cung cấp những lý luận

nền tảng, phục vụ cho công tác nghiên cứu pháp luật đồng thời cung cấp cơ sở pháp

lý để áp dụng trên thực tiễn, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đề tài “Hoạt động lấy lời khai của người làm chứng trong tố tụng hình sự

Việt Nam” tập trung nghiên cứu làm rõ các vấn đề pháp lý liên quan đến người làm

chứng và hoạt động lấy lời khai người làm chứng được quy định trong Bộ luật Tố

tụng Hình sự năm 2003 và Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015; phân tích những bất

cập, hạn chế của quy định pháp luật tố tụng hình sự 2015 trong hoạt động lấy lời

4

khai; đề xuất những giải pháp theo hướng hoàn thiện, góp phần nâng cao hiệu quả

công tác đấu tranh phòng chống tội phạm. Để đề tài được hoàn thiện và có hiệu quả,

tác giả tập trung nghiên cứu, phân tích cụ thể hoạt động lấy lời khai người làm

chứng trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự.

5. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được tiến hành nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật

biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin. Bên cạnh đó còn sử dụng tổng hợp các

phương pháp nghiên cứu khoa học như so sánh (giữa Bộ luật Tố tụng Hình sự năm

2003 và Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015), phân tích những quy định mới, nhận

xét tình hình thực tiễn, thống kê số liệu từ thực tiễn, … để làm sáng tỏ những vấn đề

lý luận và thực tiễn của đề tài.

6. Bố cục của luận văn

- Chương 1: Nhận thức chung về hoạt động lấy lời khai người làm chứng.

- Chương 2: Pháp luật thực định về hoạt động lấy lời khai người làm chứng

và thực tiễn áp dụng.

- Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động lấy lời khai người làm

chứng.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!