Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Hoạt động lấy lời khai của người bị bắt, người bị tạm giữ trong luật tố tụng hình sự Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN HỒNG NGUYÊN
HOẠT ĐỘNG LẤY LỜI KHAI CỦA
NGƢỜI BỊ BẮT, NGƢỜI BỊ TẠM GIỮ
TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ
TP. HỒ CHÍ MINH - THÁNG 01 NĂM 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
HOẠT ĐỘNG LẤY LỜI KHAI CỦA
NGƢỜI BỊ BẮT, NGƢỜI BỊ TẠM GIỮ
TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự
Mã số: 60380104
Người hướng dẫn khoa học: TS. Võ Thị Kim Oanh
Học viên: Nguyễn Hồng Nguyên, lớp CHL22
TP. HỒ CHÍ MINH - THÁNG 01 NĂM 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi: Nguyễn Hồng Nguyên, học viên lớp Cao học luật khóa 22 (2014-
2016), được Hiệu trưởng Trường Đại học Luật TP.HCM quyết định phân
công, giao đề tài luận văn cao học về: “Hoạt động lấy lời khai của người bị
bắt, người bị tạm giữ trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam”. Tôi xin cam
đoan nội dung luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi, không có sự
sao chép, chiếm đoạt công trình của người khác thành luận văn của mình. Các
số liệu, thông tin sử dụng để phân tích, tổng hợp, thống kê trong đề tài được
thu thập từ các cơ quan chức năng có thẩm quyền, từ các nguồn tài liệu tham
khảo đáng tin cậy và chính xác.
NGƢỜI CAM ĐOAN
Nguyễn Hồng Nguyên
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BL TTHS : Bộ luật Tố tụng hình sự
CQĐT : Cơ quan điều tra
NBB, NBTG : Ngườị bị bắt, người bị tạm giữ
NBB : Người bị bắt
NBTG : Người bị tạm giữ
THTT : Tiến hành tố tụng
TTHS : Tố tụng hình sự
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. NHẬN THỨC CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG LẤY LỜI KHAI
CỦA NGƢỜI BỊ BẮT, NGƢỜI BỊ TẠM GIỮ ......................................................7
1.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa hoạt động lấy lời khai của ngƣời bị bắt, ngƣời bị
tạm giữ..................................................................................................................................7
1.1.1. Khái niệm hoạt động lấy lời khai của người bị bắt, người bị tạm giữ ................. 7
1.1.2. Đặc điểm hoạt động lấy lời khai của người bị bắt, người bị tạm giữ ................... 9
1.1.3. Ý nghĩa và mối quan hệ giữa hoạt động lấy lời khai của người bị bắt và người
bị tạm giữ ...........................................................................................................................11
1.2. Cơ sở quy định thủ tục lấy lời khai của ngƣời bị bắt, ngƣời bị tạm giữ
........................................................................................................................ 14
1.3. Nguyên tắc lấy lời khai của ngƣời bị bắt, ngƣời bị tạm giữ ..............................18
1.4. Quy định pháp luật tố tụng hình sự một số nƣớc về lấy lời khai của ngƣời bị
bắt, ngƣời bị tạm giữ ...................................................................................................... 22
CHƢƠNG 2. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VỀ HOẠT
ĐỘNG LẤY LỜI KHAI CỦA NGƢỜI BỊ BẮT, NGƢỜI BỊ TẠM GIỮ VÀ
THỰC TIỄN ÁP DỤNG ....................................................................................... 26
2.1. Quy định của pháp luật Tố tụng hình sự về lấy lời khai của ngƣời bị bắt,
ngƣời bị tạm giữ .................................................................................................... 26
2.1.1. Sơ lược sự hình thành và phát triển quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt
Nam về lấy lời khai của người bị bắt, người bị tạm giữ từ năm 1945 đến trước 2003
........................................................................................................................................26
2.1.2. Quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 về hoạt động lấy lời khai
của người bị bắt, người bị tạm giữ ................................................................. 29
2.1.3. Điểm mới của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về hoạt động lấy lời khai
của người bị bắt, người bị tạm giữ ................................................................. 35
2.1.4. Quy định của pháp luật Tố tụng hình sự về lấy lời khai của người bị bắt,
người bị tạm giữ dưới 18 tuổi ..................................................................................38
2.2. Thực tiễn về hoạt động lấy lời khai của ngƣời bị bắt, ngƣời bị tạm giữ ... 40
2.2.1. Khái quát kết quả đạt được ................................................................... 40
2.2.2. Những vi phạm trong quá trình lấy lời khai của người bị bắt, người bị tạm giữ
........................................................................................................................................49
2.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế về hoạt động lấy lời khai của người bị bắt,
người bị tạm giữ .......................................................................................................................... 53
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG LẤY LỜI
KHAI CỦA NGƢỜI BỊ BẮT, NGƢỜI BỊ TẠM GIỮ ....................................... 57
3.1. Nhu cầu về nâng cao hiệu quả lấy lời khai của ngƣời bị bắt, ngƣời bị tạm giữ
........................................................................................................................................57
3.1.1. Xuất phát từ yêu cầu cải cách tư pháp ................................................... 57
3.1.2. Xuất phát từ yêu cầu hội nhập quốc tế và vấn đề đảm bảo quyền con người
......................................................................................................................... 58
3.1.3. Xuất phát từ thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật trong hoạt động lấy
lời khai và yêu cầu phòng, chống tội phạm ...................................................... 62
3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả lấy lời khai của ngƣời bị bắt, ngƣời bị
tạm giữ......................................................................................................................64
3.2.1. Giải pháp về hoàn thiện pháp luật .................................................................64
3.2.2. Giải pháp khác ...............................................................................................69
KẾT LUẬN .............................................................................................................73
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chủ trương cải cách tư pháp được Đảng, Nhà nước ta khởi sướng từ hơn 15
năm qua, đã tác động lớn đối với việc áp dụng pháp luật và hoạt động lập pháp ở
Việt Nam nói chung, lập pháp tố tụng hình sự nói riêng. Tuân thủ các hoạt động tố
tụng để đảm bảo quyền con người trong tố tụng hình sự là mục tiêu không thể thiếu
trong tổng thể các mục tiêu của cải cách tư pháp “Xây dựng nền tư pháp trong sạch,
vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ
nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”1
, “xây dựng Nhà nước
trong sạch, vững mạnh, thực hiện quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công
dân”
2
. Bên cạnh các chế định khác trong pháp luật tố tụng hình sự, chế định lấy lời
khai người bị bắt, người bị tạm giữ có một vai trò quan trọng đối với sự đảm bảo
các mục tiêu cải cách tư pháp và đảm bảo quyền con người. Việc quan niệm, nhận
thức đúng các chủ thể trong tố tụng hình sự nói chung, chủ thể là-người bị bắt,
người bị tạm giữ nói riêng có quan hệ chặt chẽ với việc thực thi các hoạt động tố
tụng cũng như quyền tố tụng.
Ở góc độ pháp lý, quan niệm về lấy lời khai của người bị bắt, người bị tạm
giữ trong Bộ luật Tố tụng hình sự chưa được coi trọng như các hoạt động tố tụng
khác, cũng như chưa được quy định chặt chẽ trong các điều luật. Do đó, những
người tham gia tố tụng với tư cách là người bị bắt, người bị tạm giữ ít có cơ hội để
tự bảo vệ quyền lợi cũng như nhờ người khác bảo vệ quyền lợi chính đáng của họ.
Sau mỗi lần sửa đổi, bổ sung Bộ luật Tố tụng hình sự, các chế định liên quan đến
các hoạt động tố tụng như hỏi cung bị can, lấy lời khai người làm chứng,...ngày
càng được hoàn thiện đã từng bước khắc phục cơ bản tình trạng oan, sai trong tố
tụng hình sự, bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của con người ngay cả khi
họ thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, trong khi đó chế định về lấy lời khai người
bị bắt, người bị tạm giữ chưa được quan tâm đúng mức. Theo Bộ luật Tố tụng hình
sự 2003 tại Điều 71 quy định về lời khai của người bị bắt, bị tạm giữ: “Người bị
bắt, bị tạm giữ trình bày về những tình tiết liên quan đến việc họ bị nghi thực hiện
tội phạm”. Quy định này rất sơ sài, chưa chặt chẽ và cũng không có quy định nào
1 Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.
2 Nghị quyết số 48/NQ-TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống
pháp luật Việt Nam đến năm 2010.
2
để cụ thể hóa thực hiện Điều 71 như: chủ thể tiến hành, trình tự thủ tục, thời gian,
địa điểm tiến hành lấy lời khai người bị bắt, người bị tạm giữ như thế nào? trong khi
đó những quy định về lấy lời khai người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân
sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, hỏi cung bị can,... thì
được quy định rất chặt chẽ về trình tự, thủ tục thực hiện3
. Từ quy định tại Điều 71
nêu trên, dẫn đến thực tế các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng pháp luật không
thống nhất. Nhiệm vụ của Bộ luật Tố tụng hình sự được xác đinh rất rỏ “Bộ luật tố
tụng hình sự quy định trình tự, thủ tục khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành
án hình sự; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơ quan tiến
hành tố tụng; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của những người tiến hành tố
tụng; quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng, của các cơ quan, tổ
chức và công dân; hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự, nhằm chủ động phòng
ngừa, ngăn chặn tội phạm, phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý công minh,
kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội”4
.
Mặt khác, thời gian qua ở rất nhiều địa phương để xảy ra không ít vụ án bức
cung, nhục hình dẫn đến oan, sai gây bức xúc trong dư luận. Vấn đề này, trong quá
trình lấy ý kiến sửa đổi Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, đã có nhiều cuộc hội thảo,
nhiều ý kiến chuyên gia để tìm ra nguyên nhân, điều kiện dẫn đến các vụ án oan, sai
do hành vi bức cung, nhục hình. Trong đó, đa số ý kiến cho rằng hành vi bức cung,
nhục hình dẫn đến các vụ án oan sai chủ yếu nằm ở giai đoạn “hỏi cung bị can” và
đề xuất giải pháp để khắc phục tình trạng chống bức cung, nhục hình ở giai đoạn
hỏi cung bị can như bố trí máy ghi âm, ghi hình ở buồng hỏi cung, cho luật sư tham
gia,...mà chưa dự liệu đến những vấn đề này có thể xảy ra ở giai đoạn lấy lời khai
người bị bắt, người bị tạm giữ là rất cao.
Ở góc độ lý luận, các nhà nghiên cứu tuy đã có nhận thức được sự liên quan
giữa chế định về lấy lời khai người bị bắt, người bị tạm giữ đối với quá trình cải
cách tư pháp và bảo vệ quyền con người. Tuy nhiên, vấn đề này chưa được nghiên
cứu chuyên sâu, vì vậy, về mặt nhận thức chưa có sự thống nhất để có thể định
hướng cho hoạt động lập pháp cũng như hoạt động thực tiễn ở Việt Nam.
Ở góc độ thực tiễn cho thấy, nguyên nhân và điều kiện thực hiện hành vi bức
cung, nhục hình dẫn đến các vụ án oan, sai không chỉ nằm ở giai đoạn hỏi cung bị
can mà còn xuất phát từ giai đoạn tiền hỏi cung bị can, đó là hoạt động lấy lời khai
3 Xem: Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, từ Điều 129 đến Điều 137.
4 Xem Điều 1 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003.
3
người bị bắt, người bị tạm giữ. Đặc biệt trong một số vụ án, thì biên bản lấy lời khai
của người bị bắt, người bị tạm giữ có ý nghĩa rất quan trọng mang tính định hướng
cho quá trình giải quyết vụ án, đây cũng là một trong những căn cứ quan trọng để
Cơ quan điều tra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và cũng làm căn cứ trong
hồ sơ vụ án để Viện kiểm sát phê chuẩn quyết định khởi tố bị can cũng như áp dụng
các biện pháp ngăn chặn (điển hình nhất là các vụ án trộm, cướp giật, cố ý gây
thương tích, gây rối trật tự công cộng, tiêu thụ tiền giả...). Do đó, chủ thể tiến hành
lấy lời khai người bị bắt, người bị tạm giữ phải thể hiện lời nhận tội trong biên bản
ghi lời khai, đây là điều kiện dễ dẫn đến các trường hợp bức cung, nhục hình, làm
sai lệch hồ sơ vụ án.
Trong thời gian tới, để đáp ứng yêu cầu minh bạch hoá thủ tục tố tụng hình
sự, bảo đảm ngày càng tốt hơn thực thi quyền con người, việc nghiên cứu nâng cao
hiệu quả áp dụng các quy định của pháp luật về hoạt động lấy lời khai người bị bắt,
người bị tạm giữ là vấn đề có tính lý luận và thực tiễn cao. Với nhận thức như vậy,
tôi chọn vấn đề: “Hoạt động lấy lời khai của người bị bắt, người bị tạm giữ trong
Luật Tố tụng hình sự Việt Nam” làm đề tài luận văn cao học của mình.
2. Kết quả khảo sát lịch sử nghiên cứu đề tài
Trong thời gian qua, việc nghiên cứu các chế định thuộc hoạt động khởi tố
điều tra nói chung luôn được sự quan tâm của các nhà khoa học, học giả như một số
công trình nghiên cứu về hoạt động lấy lời khai người bị hại, lấy lời khai người làm
chứng hoặc hỏi cung bị can, đã rút ra được nhiều vấn đề từ lý luận, thực tiễn. Các
công trình này đã tập trung giải quyết các vần đề như hoàn thiện các quy định pháp
luật cũng như tháo gở những vướng mắc trong thực tiễn từ các hoạt động lấy lời
khai cũng như hỏi cung bị can đối với một số chủ thể tham gia tố tụng. Tuy nhiên,
qua khảo sát việc nghiên cứu về hoạt động lấy lời khai của người bị bắt, người bị
tạm giữ chưa được quan tâm, chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu về nâng cao hiệu quả
lấy lời khai người bị tạm giữ đối với một số loại tội phạm; nghiên cứu về nhận thức
của Điều tra viên khi lấy lời khai người bị tạm giữ; hoàn thiện các quy định của
pháp luật về biện pháp lấy lời khai người bị tạm giữ...Mà chưa có đề tài nào nghiên
cứu một cách hệ thống toàn diện các vấn đề về lý luận, thực tiễn, pháp lý đối với
hoạt động lấy lời khai người bị bắt, người bị tạm giữ. Những đề tài được công bố có
thể liệt kê như sau:
- Đề tài khoa học cấp cơ sở: “giải pháp nâng cao hiệu quả lấy lời khai người
bị tạm giữ trong điều tra các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia ở Tây Nguyên” của