Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Lấy lời khai bị hại là người dưới 18 tuổi theo luật Tố tụng hình sự Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
LÝ SINH ĐẠI
LẤY LỜI KHAI BỊ HẠI LÀ NGƢỜI DƢỚI 18
TUỔI THEO LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ
VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ
ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
LẤY LỜI KHAI BỊ HẠI LÀ NGƢỜI DƢỚI 18
TUỔI THEO LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ
VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự
Định hƣớng nghiên cứu
Mã số: 60380104
Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Huỳnh Tân Duy
Học viên: Lý Sinh Đại
Lớp: Cao học Luật hình sự – Khóa 32
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân. Mọi lý luận,
nghiên cứu trong luận văn do tôi tự tìm hiểu, phân tích dưới sự hướng dẫn của TS.
Lê Huỳnh Tấn Duy. Các số liệu, trích dẫn, ví dụ có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo độ
tin cậy, khách quan và chính xác. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan
này. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan trên của mình.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm
2022
Ngƣời cam đoan
Lý Sinh Đại
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BLTTHS : Bộ Luật Tố tụng hình sự
ĐTV : Điều tra viên
THTT : Tiến hành tố tụng
TTHS : Tố tụng hình sự
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1
CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ LẤY LỜI KHAI BỊ HẠI LÀ
NGƢỜI DƢỚI 18 TUỔI TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ....................................10
1.1. Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của lấy lời khai bị hại là ngƣời dƣới 18
tuổi trong tố tụng hình sự...................................................................................10
1.1.1. Khái niệm lấy lời khai bị hại là người dưới 18 tuổi.................................10
1.1.2. Đặc điểm của lấy lời khai bị hại là người dưới 18 tuổi ...........................15
1.1.3. Ý nghĩa của lấy lời khai bị hại là người dưới 18 tuổi ..............................18
1.2. Cơ sở của việc quy định về lấy lời khai bị hại là ngƣời dƣới 18 tuổi trong
tố tụng hình sự.....................................................................................................19
1.2.1. Cơ sở lý luận.............................................................................................20
1.2.2. Cơ sở thực tiễn..........................................................................................23
1.3. Nguyên tắc lấy lời khai bị hại là ngƣời dƣới 18 tuổi trong tố tụng hình
sự...........................................................................................................................26
1.3.1. Những nguyên tắc chung ..........................................................................26
1.3.2. Những nguyên tắc đặc thù........................................................................28
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1........................................................................................32
CHƢƠNG 2 QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VỀ LẤY
LỜI KHAI BỊ HẠI LÀ NGƢỜI DƢỚI 18 TUỔI VÀ THỰC TIỄN THỰC
HIỆN.........................................................................................................................33
2.1. Sơ lƣợc lịch sử các quy định về lấy lời khai bị hại là ngƣời dƣới 18 tuổi
trong tố tụng hình sự ..........................................................................................33
2.2. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành về lấy lời khai bị hại
là ngƣời dƣới 18 tuổi...........................................................................................37
2.2.1. Quy định về triệu tập bị hại là người dưới 18 tuổi để lấy lời khai...........37
2.2.2. Quy định về trình tự, thủ tục lấy lời khai bị hại là người dưới 18 tuổi....40
2.3. Thực tiễn lấy lời khai bị hại là ngƣời dƣới 18 tuổi ...................................48
2.3.1. Những kết quả đạt được trong lấy lời khai bị hại là người dưới 18 tuổi.48
2.3.2. Những hạn chế trong lấy lời khai bị hại là người dưới 18 tuổi và nguyên
nhân...........................................................................................................................52
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2........................................................................................68
CHƢƠNG 3 NHU CẦU, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA
PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VỀ LẤY LỜI KHAI BỊ HẠI LÀ NGƢỜI
DƢỚI 18 TUỔI VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN.............................69
3.1. Nhu cầu hoàn thiện quy định của pháp luật tố tụng hình sự về lấy lời
khai bị hại là ngƣời dƣới 18 tuổi và nâng cao hiệu quả thực hiện .................69
3.2. Giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật tố tụng hình sự về lấy lời
khai bị hại là ngƣời dƣới 18 tuổi .......................................................................71
3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện quy định của pháp luật tố tụng
hình sự về lấy lời khai bị hại là ngƣời dƣới 18 tuổi .........................................78
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3........................................................................................84
KẾT LUẬN..............................................................................................................85
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Người dưới 18 tuổi là đối tượng được pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia
đặc biệt quan tâm bảo vệ. Đảng và Nhà nước ta cũng luôn xây dựng một đường lối
nhất quán, xuyên suốt trong vấn đề bảo vệ trẻ em và người chưa thành niên, gần đây
nhất, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị 20/CT-TW ngày 5-11-2012 về việc “Tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em
trong tình hình mới” xác định đây là vấn đề có tính chiến lược, lâu dài, góp phần
quan trọng vào việc chuẩn bị và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
Hiện nay, chúng ta đang đứng trước một thực trạng đáng báo động là khi
kinh tế, xã hội và đất nước ngày càng phát triển thì ngày càng nhiều những tiêu cực
và tác động xấu ảnh hưởng đến sự phát triển của người dưới 18 tuổi. Đó là sự gia
tăng về các tệ nạn như ma túy, mại dâm trẻ em, buôn bán trẻ em và người chưa
thành niên hay thậm chí là những tội phạm về xâm phạm tình dục đối với người
dưới 16 tuổi,... Đây là những hành vi trái với luân thường đạo lý, trái với các
nguyên tắc, chủ trương và đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. Thêm vào
đó, khi những trẻ em nói trên tham gia vào quá trình tố tụng, với tư cách là bị hại
chúng hoàn toàn có thể phải chịu những tác động tiêu cực từ phía các cơ quan
THTT, báo chí, dư luận xã hội,... Có thể kể đến một số hoạt động tố tụng như giám
định pháp y, việc lấy lời khai của cơ quan điều tra hay thủ tục xét hỏi tại phiên tòa,...
Những hoạt động tố tụng ấy sẽ tác động nhiều đến tinh thần, tâm trạng của đứa trẻ
chưa kể đến sự tham gia của báo chí, sự bình phẩm của dư luận xã hội cũng có thể
khiến cho bị hại là người dưới 18 tuổi bị tổn thương nghiêm trọng. Vì thế, để bảo vệ
bị hại là người dưới 18 tuổi khỏi những tổn thương bởi tội phạm gây ra và chính từ
quá trình tham gia tố tụng, chúng ta cần có một thiết chế mạnh mẽ, một sự quan tâm
đúng mực đối với đối tượng này.
Ở Việt Nam, với tính chất nghiêm trọng và ngày càng phức tạp của tình hình
tội phạm liên quan đến người dưới 18 tuổi trong những năm gần đây đòi hỏi phải có
một khung pháp lý hoàn thiện, xử lý khéo léo để ngăn ngừa, giảm thiểu những tác
hại xấu đối với xã hội nhưng vẫn đảm bảo quyền tố tụng cơ bản, quyền con người
và quyền công dân của người dưới 18 tuổi. Đều này góp phần giúp nước ta có thể
hoàn thành mục tiêu xây dựng một nền tư pháp hiện đại, nhân văn theo hướng bảo
2
vệ quyền con người, quyền công dân, vấn đề bảo vệ bị hại – người trực tiếp bị thiệt
hại về thể chất, tinh thần và tài sản là người dưới 18 tuổi nói riêng trong pháp luật
luôn luôn cần phải được đề cao và tôn trọng.
Tuy nhiên, trên thực tế hoạt động lấy lời khai bị hại là người dưới 18 tuổi
vẫn còn nhiều những vướng mắc, bất cập. Bất cập trong chính những nguyên tắc
THTT; vẫn chưa có một đạo luật riêng về tư pháp người chưa thành niên; bất cập
trong việc xác định và đảm bảo những quyền đặc thù của bị hại nhất là trong hoạt
động điều tra, xét xử của các cơ quan THTT. Việc thu thập chứng cứ và hoạt động
lấy lời khai còn chưa hiệu quả, việc xác định bị hại và độ tuổi của bị hại còn nhiều
những khó khăn, việc chưa đồng bộ hóa các cơ quan chuyên trách đối với người
dưới 18 tuổi cũng là một rào cản lớn cho việc tiến hành các hoạt động tố tụng,...
Thêm vào đó, các quy định bảo vệ bị hại là người dưới 18 tuổi còn quy định sơ sài,
chưa được chú trọng và quan tâm đúng mức. Do đó, pháp luật TTHS phải có những
quy định, thủ tục riêng để áp dụng đối với người dưới 18 tuổi tham gia tố tụng.
Pháp luật Việt Nam luôn chú trọng đảm bảo thực hiện các quyền của người dưới 18
tuổi trong quá trình TTHS, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế mà Việt Nam đã
cam kết. Vì thế, cần có những nghiên cứu bổ sung nhằm hoàn thiện cơ chế thực thi
trong hoạt động lấy lời khai bị hại là người dưới 18 tuổi nhằm bảo đảm thực hiện
việc bảo vệ quyền bị hại là người dưới 18 tuổi ngày một tốt hơn, vững chắc hơn.
Chính vì vậy, nhận thấy được những khó khăn cần tháo gỡ của pháp luật Việt
Nam nói chung và pháp luật TTHS Việt Nam nói riêng về vấn đề bảo vệ bị hại là
người dưới 18 tuổi, cùng với đó cần trau dồi thêm việc nghiên cứu, hoàn thiện các
quy định của BLTTHS hiện hành trong mối tương quan, so sánh với một số chuẩn
mực quốc tế cũng như pháp luật một số nước để từ đó đưa ra kiến nghị sửa đổi, bổ
sung chế định lấy lời khai bị hại là người dưới 18 tuổi một cách hoàn thiện nhất,
bảo đảm thực thi các ngh a vụ quốc tế mà Việt Nam đã cam kết. Với những lý do
đó, học viên quyết định chọn đề tài “Lấy lời khai bị hại là người ư i tu i t o
luật tố tụng hình sự Việt Nam” để làm Luận văn thạc s luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Lấy lời khai bị hại là người dưới 18 tuổi là một hoạt động quan trọng trong
TTHS. Trong những năm qua, ở các mức độ khác nhau đã có những công trình
khoa học đề cập trực tiếp hoặc gián tiếp đến đề tài này hoặc trong các giáo trình,
sách chuyên khảo, bình luận khi nghiên cứu vấn đề lấy lời khai bị hại là người dưới
18 tuổi. Tiêu biểu, có các công trình nghiên cứu sau đây:
3
Nhóm sách, giáo trình, sách bình luận chuyên khảo tiêu biểu liên quan
đến đề tài nghiên cứu n ư:
- Nguyễn Ngọc Diệp (2019), “Bình luận các tội phạm có bị hại là người dưới
18 tuổi trong Bộ luật hình sự năm 2015 và sự tham gia tố tụng của họ”, sách
chuyên khảo, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội. Công trình phân tích, bình luận và
đánh giá những quy định của Bộ luật hình sự liên quan đến người bị hại dưới 18
tuổi và các quy định về thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi.
- Lê Huỳnh Tấn Duy (2018), “Hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam
đối với người dưới 18 tuổi trên cơ sở khung pháp lý của Liên hợp quốc”, Nhà xuất
bản Đại học Quốc gia. Cuốn sách này trình bày và phân tích chuyên sâu về khung
pháp lý tư pháp hình sự người chưa thành niên của Liên hợp quốc và Việt Nam,
trong đó tập trung chủ yếu vào những quy định của pháp luật TTHS điều chỉnh về
người bị buộc tội dưới 18 tuổi.
- Lê Huỳnh Tấn Duy (2017), “Tài liệu hướng dẫn học tập chuyên đề thủ tục
giải quyết vụ án hình sự đối với người dưới 18 tuổi trên cơ sở khung pháp lý của
Liên Hợp Quốc”, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
- Đinh Thị Mai (2014), “Quyền của người bị hại trong tố tụng hình sự Việt
Nam”, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội. Cuốn sách nghiên cứu chung về lý luận,
quyền của người bị hại trong TTHS Việt Nam, nghiên cứu so sánh lịch sử hình
thành và phát triển quyền của người bị hại trong hệ thống tư pháp hình sự thế giới
và Việt Nam; Đánh giá về thực trạng các quy định của pháp luật về quyền của
người bị hại và thực trạng thực hiện quyền của người bị hại ở Việt Nam từ đó đưa
ra các kiến nghị hoàn thiện pháp luật và giải pháp thúc đẩy, bảo đảm quyền của
người bị hại. Tuy nhiên tác giả nghiên cứu chung về quyền của người bị hại theo
luật TTHS năm 2003.
Các công trình nghiên cứu trên chỉ mới dừng lại ở việc phân tích, bình luận
các quy định của BLTTHS năm 2003 và BLTTHS năm 2015 về lấy lời khai người
bị hại mà chưa đề cập đến thực tiễn thi hành các quy định đó cũng như chưa giải
quyết các vấn đề mang tính lý luận về lấy lời khai bị hại là người dưới 18 tuổi.
Nhóm luận án, luận văn, khóa luận tốt nghiệp cử nhân tại Trường Đại
học Luật Thành phố Hồ Chí Minh tiêu biểu có liên quan đến đề tài:
- Lê Nguyên Thanh (2012), “Người bị thiệt hại do tội phạm gây ra trong tố
tụng hình sự Việt Nam”, Luận án tiến s Luật học, Trường Đại học Luật Thành
phố Hồ Chí Minh. Công trình nghiên cứu đã phân tích những vấn đề lý luận chung