Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Làng nghề truyền thống tranh tre dừa xã cẩm thanh – hội an
PREMIUM
Số trang
69
Kích thước
2.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1997

Làng nghề truyền thống tranh tre dừa xã cẩm thanh – hội an

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA LỊCH SỬ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Đề tài: Làng nghề truyền thống tranh tre dừa

xã Cẩm Thanh – Hội An

Sinh viên thực hiện : Hoàng Thị Thu Huyền

Chuyên ngành : Việt Nam học

Lớp : 17CVNH1

Người hướng dẫn : Th.S Tăng Chánh Tín

Đà Nẵng, tháng 01 năm 2021

1

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành được bài khóa luận tốt nghiệp đề tài Làng nghề truyền thống

tranh tre dừa xã Cẩm Thanh, Hội An này, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và

sâu sắc đến đến Ban giám hiệu, thầy cô khoa Lịch Sử Trường Đại học Sư phạm Đà

Nẵng đã tạo điều kiện cho em tham gia làm bài khóa luận.

Đặc biệt, xin được cảm ơn thầy Tăng Chánh Tín đã trực tiếp hướng dẫn, dìu

dắt, giúp đỡ em với những chỉ dẫn tài liệu khoa học quý giá trong suốt quá trình triển

khai nghiên cứu và hoàn thành khóa luận. Nhờ sự hỗ trợ vô cùng nhiệt tình và quan

tâm của thầy, em đã hoàn thành tốt nhất có thể khoá luận này. Đây là một dấu mốc

quan trọng trong chặng đường sinh viên của em suốt 4 năm tại mái trường Đại học Sư

Phạm - ĐHĐN, cũng là trải nghiệm vô cùng quý giá cho em để có thể vững bước trên

những chặng đường tiếp theo. Một lần nữa xin trân trọng cảm ơn thầy!

Cuối cùng, em xin được gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã cùng đông hành

với em trong suốt thời gian vừa qua để em có thêm động lực, mục tiêu phấn đấu để

hoàn thành tốt công việc của mình và bài khoá luận thuận lợi.

Với điều kiện thời gian cũng như kinh nghiệm, kiến thức còn hạn chế bài khóa luận

này không thể tránh được những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo đóng

góp ý kiến, cảm thông của các thầy cô để bài khóa luận được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn.

Đà Nẵng, ngày tháng năm 2021

Sinh viên

Hoàng Thị Thu Huyền

2

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN

PHẦN MỞ ĐẦU.........................................................................................................4

1. Lí do chọn đề tài .....................................................................................................4

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.....................................................................................5

3. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu .........................................................7

3.1. Nguồn tư liệu ....................................................................................................7

3.2. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................8

4. Mục đích nghiên cứu..............................................................................................8

5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.........................................................................9

5.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................9

5.2. Phạm vi nghiên cứu..........................................................................................9

6. Đóng góp của đề tài................................................................................................9

7. Cấu trúc của đề tài .................................................................................................9

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ LÀNG NGHỀ, LÀNG NGHỀ TRUYỀN

THỐNG.....................................................................................................................11

1.1. Một số khái niệm cơ bản...................................................................................11

1.1.1. Khái niệm làng nghề ...................................................................................11

1.1.2. Khái niệm về làng nghề truyền thống.........................................................11

1.2. Tiêu chí công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống13

1.2.1. Tiêu chí công nhận nghề truyền thống ......................................................13

1.2.2. Tiêu chí công nhận làng nghề ....................................................................13

1.2.3. Tiêu chí công nhận làng nghề truyền thống..............................................13

1.3 Đặc điểm và vai trò của làng nghề truyền thống.............................................13

1.3.1. Đặc điểm của làng nghề truyền thống........................................................13

1.3.2. Vai trò của làng nghề truyền thống ............................................................15

Tiểu kết chƣơng 1.....................................................................................................18

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG

TRANH TRE DỪA XÃ CẨM THANH, HỘI AN ................................................19

2.1 Tổng quan làng tranh tre dừa xã Cẩm Thanh, Hội An..................................19

2.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên của làng nghề ..........................................19

2.1.2. Đặc điểm về kinh tế, xã hội .........................................................................20

2.2. Sự hình thành và đặc điểm của làng nghề ......................................................22

2.2.1. Sự hình thành và những bước thăng trầm của làng nghề........................22

2.2.2. Đặc điểm của làng nghề ..............................................................................26

2.3. Nguyên, vật liệu của nghề làm tre dừa............................................................29

2.4. Kĩ thuật chế tác và sản phẩm...........................................................................30

3

2.5. Mặt hàng chủ lực hiện nay...............................................................................33

2.6. Thực trạng nghề tranh tre dừa ở Cẩm Thanh hiện nay ...............................35

2.7. Khả năng phát triển du lịch làng nghề .............................................................36

2.7.1. Thực trạng du lịch tại Cẩm Thanh.............................................................36

2.7.2. Các giá trị tài nguyên du lịch kết hợp.........................................................37

2.8 Thực trạng khai thác phục vụ phát triển du lịch tại làng nghề truyền thống .44

2.9. Tác động của du lịch tới làng nghề truyền thống.............................................45

Tiểu kết chƣơng 2.....................................................................................................48

CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG

TRANH TRE DỪA XÃ CẨM THANH, HỘI AN ................................................49

3.1. Cơ sở đề ra giải pháp ........................................................................................49

3.1.1. Hệ thống chính sách của thành phố Hội An về bảo tồn và phát triển làng

nghề ..............................................................................................................49

3.1.2. Một số thuận lợi và khó khăn .....................................................................49

3.2. Giải pháp bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống tranh tre dừa Cẩm

Thanh..................................................................................................................51

3.2.1. Đẩy mạnh công tác quy hoạch và bảo tồn làng nghề ................................51

3.2.2. Giải pháp về đa dạng hóa mẫu mã, tìm đầu ra cho sản phẩm ..................51

3.2.3. Đầu tư vốn để xây dựng, cải tạo, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở

vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển làng nghề và sản phẩm du lịch làng

nghề ..............................................................................................................53

3.2.4. Giải pháp đa dạng hoá sản phẩm du lịch làng nghề .................................53

3.2.5. Tăng cường các hoạt động quảng bá, quảng cáo cho sản phẩm du lịch

làng nghề truyền thống ...............................................................................53

3.2.6. Phát triển nguồn nhân lực tại các làng nghề truyền thống ......................54

3.2.7. Giải pháp bảo vệ môi trường.......................................................................55

3.2.8. Giải pháp giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống của làng nghề .....56

Tiểu kết chƣơng 3.....................................................................................................58

KẾT LUẬN...............................................................................................................59

TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................61

PHỤ LỤC HÌNH ẢNH ............................................................................................63

4

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Việt Nam là một đất nước nhiệt đới khí hậu ôn hòa, con người chất phác, thiên

nhiên ưu đãi với nhiều loài động thực vật quý hiếm đa dạng về chủng loại, phong phú

về số lượng. Nền kinh tế nước ta chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, cư dân Việt Nam có

nhiều thời gian rảnh rỗi ngoài thời vụ chính.

Vốn cần cù chịu thương chịu khó và có đôi bàn tay tài hoa, ngay từ xa xưa

người việt cổ đã biết tận dụng những nguyên liệu sẵn có ấy để tạo ra nhiều sản phẩm

thủ công có giá trị sử dụng cao, mang đậm tính nghệ thuật phục vục cho đời sống hàng

ngày. Làng nghề chính là một nét đặc trưng của nông thôn Việt Nam. Khắp mọi miền

trên tổ quốc đâu đâu cũng có làng nghề thủ công, mỗi làng nghề lại sản xuất một mặt

hàng thủ công truyền thống khác nhau, mang tính đơn nhất… Và Việt Nam là một

trong những quốc gia có nghề tranh tre dừa phát triển bậc nhất trên thế giới. Nhiều làng

nghề tranh tre dừa có lịch sử tới hàng trăm năm.

Mỗi làng nghề tranh tre dừa lại chứa đựng nhiều nét tinh hoa, tinh tế riêng, mang

bản sắc riêng. Nghề tranh tre dừa là nghề truyền thống gắn liền với hoạt động sản xuất

và đời sống của người nông dân từ nhiều đời nay. Tuy nhiên, những công trình nghiên

cứu cụ thể chi tiết về nghề này vẫn còn rất ít.

Sự phát triển làng nghề có vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế nước ta. Phát

triển làng nghề là một trong những giải pháp quan trọng thúc đẩy tăng trưởng và phát

triển kinh tế, ổn định tình hình chính trị, xã hội. Trong những năm gần đây Đảng và

Nhà nước đã có nhiều chủ trương khuyến khích tạo điều kiện đế các làng nghề được

khôi phục và phát triển. Thực hiện chủ trương đó các địa phương đã phát triển các cụm

công nghiệp làng nghề, làng nghề truyền thống và làng nghề mới. Cùng với sự phát

triển của các làng nghề trong cả nước, làng nghề tranh tre dừa ở xã Cẩm Thanh – Hội

An cũng được chính quyền địa phương quan tâm, cũng có nhiều hộ dân đam mê với

nghề vẫn tiếp tục duy trì nghề lâu đời của gia đình để ngày càng phát triển và lan tỏa

hình ảnh của sản phẩm thủ công mỹ nghệ của địa phương ra cả nước và toàn thế giới.

Thành phố Hội An là một đô thị cổ nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc vùng

đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, Việt Nam. Đô thị cổ Hội An ngày nay là một

điển hình đặc biệt về cảng thị truyền thống ở Đông Nam Á được bảo tồn nguyên vẹn

và chu đáo.

Một trong những vùng quê thuộc thành phố Hội An, Cẩm Thanh có những giá

trị đặc sắc về văn hóa và cảnh quan thiên nhiên. Tuy nhiên, vùng đất này vẫn chưa

phát triển đúng với tiềm năng và thế mạnh của mình.

Trong những năm qua, bên cạnh mặt tích cực, việc phát triển làng nghề tranh

tre dừa truyền thống cũng gặp không ít khó khăn. Đây cũng là vấn đề, thực trạng

5

chung của rất nhiều ngành nghề truyền thống hiện nay. Thực tế này đang làm suy giảm

đến chất lượng và sự đa dạng của sản phẩm tranh tre dừa truyền thống, làm ảnh hưởng

đến khả năng phát triển kinh tế của khu vực trong tương lai. Vì vậy, chúng ta phải nhìn

nhận lại cách thức phát triển làng nghề truyền thống hiện tại, để có những đánh giá

chính xác cũng như đề ra những xu hướng phát triển nghề truyền thống mới nhằm thực

hiện mục tiêu phát triển làng nghề thủ công truyền thống tại Hội An.

Xuất phát từ những nguyên nhân trên, chúng tôi xin chọn đề tài “Làng nghề

truyền thống tranh tre dừa xã Cẩm Thanh, Hội An” để nghiên cứu và tìm ra giải

pháp. Mặt khác, từ mong muốn cá nhân muốn được hỗ trợ một phần nhỏ bé công sức

giúp cộng đồng địa phương phát triển lại nghề truyền thống bao đời của cha ông ta để

lại, một phần góp phần lan tỏa hình ảnh và giá trị của làng nghề truyền thống đến các

thế hệ trẻ trong và ngoài nước biết đến . Bên cạnh đó cũng nâng cao nhận thức về phát

huy, giữ gìn và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Xã Cẩm Thanh Thành phố Hội An với lợi thế đặc biệt về vị trí địa lí, tài nguyên

thiên nhiên và di sản văn hóa đã có sự phát triển nhanh chóng về kinh tế nói chung và

du lịch nói riêng. Du lịch phát triển đã tạo điều kiện làm sống dậy và phát triển các

làng nghề thống tại Hội An, trong đó có nghề tranh tre dừa. Trong định hướng phát

triển của tỉnh về những năm gần đây nêu rõ về chủ trương phát huy tiềm năng du lịch

kết hợp văn hóa và các làng nghề truyền thống xung quanh vùng một cách mạnh mẽ

nhất.

Sở hữu cảnh quan thiên nhiên đa dạng cùng những giá trị lịch sử, văn hóa bản

địa, thành phố Hội An thực sự có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế một cách mạnh

mẽ, mà phát triển làng nghề truyền thống cũng đang rất được chú trọng. Đó cũng là

hướng đi bền vững mà tỉnh chú trọng nhằm phát triển kinh tế, bảo tồn và phát huy bản

sắc văn hóa, đồng thời cải thiện sinh kế cho người dân.

Nghiên cứu về làng nghề truyền thống ở Việt Nam nói chung và làng nghề ở

Hội An nói riêng là một chủ đề nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu,

chuyên gia trong và ngoài nước. Một số công trình có đề cập đến vấn đề này như:

Cuốn “Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại

hóa” của tác giả Mai Thế Hờn, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội (2003) đã chú tâm

nghiên cứu về làng nghề truyền thống trước thách thức phát triển nhanh chóng của quá

trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Trên Tạp chí Di sản văn hóa số 4 (2003) tác giả Lê Thị Minh Lý có bài viết

“Làng nghề và việc bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể” đã nêu được tầm quan

trọng trong việc gìn giữ và bảo tồn các giá trị văn hóa vốn là di sản dân tộc, như việc

lưu truyền bí quyết nghề nghiệp trong phạm vi làng xã hay những giá trị tinh thần đậm

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!