Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Làng nghề truyền thống nước mắm cửa khe xã bình dương, huyện thăng bình tỉnh quảng nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
PHAN THỊ THANH TUYỀN
LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG
NƯỚC MẮM CỬA KHE XÃ BÌNH DƯƠNG,
HUYỆN THĂNG BÌNH TỈNH QUẢNG NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ VIỆT NAM HỌC
Đà Nẵng - Năm 2022
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
PHAN THỊ THANH TUYỀN
LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG
NƯỚC MẮM CỬA KHE XÃ BÌNH DƯƠNG,
HUYỆN THĂNG BÌNH TỈNH QUẢNG NAM
Chuyên ngành: Việt Nam học
Mã số: 8310630
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN THỊ MAI AN
Đà Nẵng - Năm 2022
iv
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i
TRANG THÔNG TIN TIẾNG VIỆT......................................................................... ii
TRANG THÔNG TIN TIẾNG ANH......................................................................... iii
MỤC LỤC .................................................................................................................... iv
DANH MỤC CHỮ VIÊT TẮT................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................................... vii
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu..............................................................................................2
3. Mục đích nghiên cứu ..........................................................................................3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................4
5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................4
6. Đóng góp của luận văn .......................................................................................4
7. Bố cục của luận văn ............................................................................................4
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU.....6
1.1. Cơ sở lý luận.............................................................................................................6
1.1.1. Khái niệm về làng nghề và làng nghề truyền thống .....................................6
1.1.2. Vai trò của làng nghề ....................................................................................8
1.1.3. Các giá trị của làng nghề ............................................................................11
1.2. Tổng quan về làng Cửa Khe ở xã Bình Dương, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam
.......................................................................................................................................12
1.2.1. Đặc điểm tự nhiên.......................................................................................12
1.2.2. Lịch sử hình thành và phát triển .................................................................14
1.2.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội............................................................................17
1.2.4. Đặc điểm dân cư - văn hóa .........................................................................19
Tiểu kết Chương 1 .........................................................................................................24
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG
NƯỚC MẮM CỬA KHE Ở XÃ BÌNH DƯƠNG, HUYỆN THĂNG BÌNH, TỈNH
QUẢNG NAM..............................................................................................................26
2.1. Thực trạng phát triển làng nghề truyền thống nước mắm Cửa Khe.......................26
2.1.1. Cảnh quan của làng nghề ............................................................................26
2.1.2. Tín ngưỡng thờ cúng và các lễ hội .............................................................26
2.1.3. Quy mô, hình thức tổ chức sản xuất của làng nghề....................................33
2.1.4. Văn hóa ứng xử trong làng nghề ................................................................37
v
2.1.5. Sản phẩm làng nghề và quy trình sản xuất nghề nước mắm truyền thống .....43
2.1.6. Tình hình phát triển và hoạt động thương mại của làng nghề ....................48
2.2. Đánh giá thuận lợi, khó khăn trong phát triển làng nghề truyền thống nước mắm Cửa
Khe ở xã Bình Dương, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam ..........................................51
2.2.1. Thuận lợi.....................................................................................................51
2.2.2. Khó khăn.....................................................................................................53
Tiểu kết chương 2..........................................................................................................55
CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ
TRUYỀN THỐNG NƯỚC MẮM CỬA KHE Ở XÃ BÌNH DƯƠNG, TỈNH
QUẢNG NAM..............................................................................................................56
3.1. Định hướng của Nhà nước và địa phương về phát triển làng nghề truyền thống ..56
3.2. Một số giải pháp phát triển làng nghề truyền thống nước mắm Cửa Khe ở xã Bình
Dương, huyện Thăng Bình ...........................................................................................62
3.2.1. Nhóm giải pháp hỗ trợ của cơ quan quản lý .............................................62
3.2.2. Nhóm giải pháp đối với nội tại làng nghề .................................................70
Tiểu kết chương 3..........................................................................................................78
KẾT LUẬN ..................................................................................................................80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................82
PHỤ LỤC ................................................................................................................. PL1
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (Bản sao)
vi
DANH MỤC CHỮ VIÊT TẮT
HĐND : Hội đồng nhân dân
HTX : Hợp tác xã
KT-XH : Kinh tế - xã hội
NLMT : Năng lượng mặt trời
UBND : Ủy ban nhân dân
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng
Tên bảng Trang
1.1 Hiện trạng sử dụng đất xã Bình Dương năm 2021 14
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Quảng Nam là nơi có nhiều làng nghề truyền thống được hình thành và phát triển
từ nhiều đời nay. Trải qua hàng trăm, hàng ngàn năm, nghề và làng nghề đã tồn tại và
phát triển ở đây như một phần không thể tách rời lịch sử mỗi làng quê, thôn xóm của
vùng đất này. Các làng nghề đã tồn tại và giữ vai trò hết sức quan trọng. Một mặt góp
phần giải quyết thời gian lao động nông nhàn, tạo việc làm tăng thu nhập nâng cao đời
sống vật chất, tinh thần cho người lao động. Mặt khác, bảo tồn và phát huy các giá trị
văn hóa, bản sắc văn hóa địa phương.
Trong số những làng nghề truyền thống ở Quảng Nam, làng nghề nước mắm
Cửa Khe tại xã Bình Dương, huyện Thăng Bình có lịch sử tồn tại hơn 100 năm, đã
tạo ra những sản phẩm nổi tiếng qua câu ca dao bao đời nay: “Nhất mắm Cửa Khe,
nhì chè An Phú”. Với quy trình làm mắm đòi hỏi sự khắt khe về nguyên liệu và kinh
nghiệm lâu năm của người làm nghề cùng với phương pháp thủ công truyền thống
để tạo nên sản phẩm đậm đà, tinh chất; nước mắm Cửa Khe không chỉ là một gia vị
không thể thiếu trong các bữa ăn gia đình mà còn trở thành biểu tượng văn hóa riêng
của làng quê xứ Quảng.
Đã nhiều thế kỷ đi qua với bao nét đậm nhạt của màu thời gian, làng nghề làm
mắm truyền thống ở làng Cửa Khe vẫn tồn tại và phát triển. Những thế hệ người cao
tuổi của làng, dẫu qua bao khó khăn thăng trầm, vẫn truyền nhau ngọn lửa nghề của cha
ông để lại và duy trì những nét sinh hoạt tín ngưỡng văn hóa tâm linh cộng đồng. Đây
không chỉ là gạch nối giữa con người và thần linh, giữa con người với con người, giữa
truyền thống và hiện đại mà còn là cơ sở cho sự tiếp tục gắn bó của các cộng đồng cư
dân đang sinh sống trên mảnh đất này.
Ngày nay, cùng với quá trình công nghiệp hóa, sự phát triển của kinh tế thị trường,
hàng trăm người dân Cửa Khe đành bỏ làng đến nơi ở mới, nhường đất cho các dự án
du lịch. Một không gian văn hóa được tạo dựng và trao truyền nhiều thế hệ đang đứng
trước nguy cơ dần biến mất. Nghề làm nước mắm truyền thống đang đứng trước nhiều
thách thức, cạnh tranh từ nước mắm công nghiệp. Đặc biệt, hầu hết các lao động làng
nghề không còn mấy mặn mà với nghề truyền thống tại địa phương và đang có xu hướng
2
chuyển dịch sang làm việc ở lĩnh vực khác. Chính vì vậy, việc duy trì và bảo tồn nghề
làm nước mắm truyền thống cùng với các giá trị văn hóa đã trở thành yêu cầu cấp thiết.
Chính vì thế, tôi chọn vấn đề Làng nghề truyền thống nước mắm Cửa Khe ở xã Bình
Dương, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam làm đề tài tốt nghiệp ngành Việt Nam
học của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu
Làng nghề, làng nghề truyền thống Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Nam nói
riêng là chủ đề hấp dẫn thu hút nhiều học giả quan tâm nghiên cứu và tìm hiểu. Vì vậy,
đã có nhiều sách, công trình khoa học nghiên cứu về làng nghề trên cả nước đã được
công bố ở mọi góc cạnh, như:
- “Làng nghề thủ công truyền thống ở Việt Nam” của tác giả Bùi Văn Vượng,
2002, nhà xuất bản (Nxb) Văn hóa dân tộc, Hà Nội. Đây là công trình giới thiệu một
cách tổng quan về các làng nghề truyền thống ở Việt Nam, với nhiều thông tin có giá
trị tham khảo cao.
- “Phát triển làng nghề truyền thống ở nông thôn Việt Nam trong quá trình Công
nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH,HĐH)” của tác giả Trần Minh Yến, 2003 NXB Khoa
học xã hội, Hà Nội. Đây là công trình nghiên cứu mang tính tổng quan và đặc biệt nhấn
mạnh về vai trò của làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa của đất nước ta hiện nay.
- Đề tài “Nghiên cứu tiêu thụ sản phẩm của một số làng nghề huyện Việt Yên, tỉnh
Bắc Giang” đã đề cập đến khó khăn về vấn đề tiêu thụ sản phẩm ngành nghề của một
số làng nghề trên địa bàn huyện, phân tích và hướng những yếu tố ảnh hưởng đến tình
hình tiêu thụ, từ đó định hướng những giải pháp góp phần đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm
của làng nghề;
- Đề tài “Nghiên cứu áp dụng mô hình xử lý chất thải cho các hộ sản xuất đá mỹ
nghệ tại Non Nước” của Tiến sĩ Vương Nam Đàn, 2006; đề tài đã đánh giá thực trạng ô
nhiễm môi trường ở khu vực làng nghề Non Nước, điều kiện môi trường lao động, tình
trạng sức khỏe người lao động, từ đó đề xuất các biện pháp, mô hình xử lý chất thải,
đảm bảo an toàn vệ sinh lao động và bảo vệ môi trường tại các cơ sở sản xuất trong khu
vực làng nghề.
- Đề tài “Nghiên cứu phát triển làng nghề Quảng Ngãi” của Tiến sĩ Hồ Minh Kỳ,
3
năm 2011; đề tài đã khai thác và cung cấp các thông tin liên quan đến vấn đề nguyên
liệu, thị trường, sản phẩm, nguồn nhân lực, môi trường,… đề xuất các chính sách hỗ trợ
và các giải pháp phát triển làng nghề.
- Đề tài “Phát huy vai trò của làng nghề trong sự nghiệp xây dựng nông thôn
mới tỉnh Quảng Nam”của tác giả Nguyễn Thanh Tài, năm 2012; đề tài thực hiện
nhằm đề xuất các nhóm giải pháp phát triển bền vững làng nghề, phát huy vai trò
làng nghề trong sự nghiệp xây dựng nông thôn mới hiện nay và trong tương lai của
tỉnh Quảng Nam.
- Những công trình nghiên cứu về xã Bình Dương và làng nghề nước mắm Cửa
Khe ở xã Bình Dương, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.
Đến nay có 2 công trình viết về xã Bình Dương, công trình thứ nhất là “Lịch sử
Đảng bộ của xã Bình Dương” (1997); công trình thứ hai là đề tài: "Hát bả trạo trong
lễ hội cầu ngư ở Quảng Nam", của ông Xa Văn Hùng nguyên cán bộ Phòng Văn hóa
- Thông tin, huyện Thăng Bình, là một nhạc sĩ, nhà nghiên cứu văn hóa đã có nhiều
tâm huyết trong việc nghiên cứu, sưu tầm các loại hình văn hóa, văn nghệ dân gian.
Tất cả các công trình nghiên cứu trên dù lớn hay nhỏ cũng đã góp phần giúp cho
mọi người hiểu thêm về làng nghề truyền thống cũng như các giá trị văn hóa của của nó,
nâng cao ý thức bảo tồn và phát huy các giá trị làng nghề. Tuy nhiên, riêng với làng
nghề nước mắm Cửa Khe trên địa bàn xã Bình Dương, huyện Thăng Bình thì hầu như
chưa có một công trình nào đề cập đến dưới góc nhìn nghiên cứu khoa học, chỉ có các
bài viết giới thiệu về sản phẩm nước mắm Cửa Khe trên một số tạp chí và báo viết, báo
mạng của vùng miền Trung, địa phương Quảng Nam. Đây thật sự là một thách thức
không nhỏ đối với bản thân tôi trong quá trình nghiên cứu, nhưng với vị trí là một người
con của quê hương Quảng Nam, tôi mong muốn sự nghiên cứu bước đầu này của mình
về làng nghề nước mắm Cửa Khe sẽ đóng góp vào việc thu thập, hệ thống hóa lại các
tài liệu về làng nghề Cửa Khe nói chung, cũng như đề ra các giải pháp để giữ gìn, phát
huy nghề truyền thống, vốn văn hóa làng nghề truyền thống Cửa Khe tại địa phương
Quảng Nam.
3. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu về thực trạng phát triển làng nghề truyền thống nước mắm truyền thống
tại làng Cửa Khe huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam và đề xuất các giải pháp phát triển