Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Kinh tế du lịch huyện Sóc Sơn, Hà Nội (1986 - 2016)
PREMIUM
Số trang
98
Kích thước
3.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
858

Kinh tế du lịch huyện Sóc Sơn, Hà Nội (1986 - 2016)

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

––––––––––––––––––––––––––

ĐỖ THỊ HẢI YẾN

KINH TẾ DU LỊCH HUYỆN SÓC SƠN, HÀ NỘI

(1986 - 2016)

Ngành: LỊCH SỬ VIỆT NAM

Mã số: 8.22.90.13

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Thị Quế Loan

THÁI NGUYÊN - 2018

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết

quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, chưa từng được công bố trong các công

trình khác. Những thông tin, quan điểm mà tác giả kế thừa của những công trình đi

trước đều được trích dẫn nguồn cụ thể.

Thái nguyên, ngày…..tháng……năm 2018

Người thực hiện

Đỗ Thị Hải Yến

ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của nhiều cơ

quan, tập thể và cá nhân.

Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS. TS Nguyễn Thị Quế Loan

- người đã hướng dẫn tận tình chỉ bảo tôi trong việc xác định đề tài, phương pháp

nghiên cứu, gợi ý các nội dung và sửa chữa luận văn, giúp tôi hoàn thành nhiệm vụ

học tập.

Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới:

- Các thầy cô giáo trong khoa Lịch sử - trường Đại học sư phạm - Đại học Thái

Nguyên, những người đã dạy tôi suốt hai năm học.

- Ban Giám hiệu, các đồng nghiệp trường THPT Đa Phúc, huyện Sóc Sơn, Hà

Nội - nơi tôi đang công tác, đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi tham gia theo học cao

học khóa 2016 - 2018.

- Các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, cán bộ và người dân của huyện Sóc Sơn đã

giúp đỡ, cung cấp tài liệu cho tôi hoàn thành luận văn.

Cảm ơn gia đình, người thân, những người bạn đã khích lệ, động viên để tôi

thực hiện luận văn này.

Luận văn là kết quả bước đầu của quá trình nghiên cứu khoa học, song do điều

kiện năng lực và thời gian hạn chế, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tác

giả mong được sự góp ý của các thầy cô để công trình thêm hoàn thiện.

Thái nguyên, ngày…..tháng……năm 2018

Người thực hiện

Đỗ Thị Hải Yến

iii

MỤC LỤC

Lời cam đoan ..................................................................................................................i

Lời cảm ơn .....................................................................................................................ii

Mục lục ........................................................................................................................ iii

Danh mục các chữ viết tắt.............................................................................................iv

Danh mục các bảng........................................................................................................v

MỞ ĐẦU.......................................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài....................................................................................................1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .....................................................................................2

3. Mục đích, đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................5

4. Phạm vi nghiên cứu................................................................................................6

5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu ...........................................................6

6. Đóng góp của đề tài ...............................................................................................7

7. Bố cục của luận văn ...............................................................................................7

Chương 1: CÁC NGUỒN TÀI NGUYÊN VÀ ĐIỀU KIỆN ĐỂ PHÁT

TRIỂN DU LỊCH CỦA HUYỆN SÓC SƠN .............................................................8

1.1. Các nguồn tài nguyên cho phát triển du lịch của huyện Sóc Sơn.......................8

1.1.1. Nguồn tài nguyên tự nhiên ...........................................................................8

1.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn ......................................................................11

1.2. Điều kiện để phát triển du lịch ở huyện Sóc Sơn..............................................18

1.2.1. Đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về du lịch và việc chỉ đạo

thực hiện của huyện Sóc Sơn ...............................................................................18

1.2.2. Cơ sở hạ tầng phục vụ trong du lịch...........................................................22

1.2.3. Điều kiện dân cư và kinh tế.......................................................................26

Tiểu kết chương 1 ........................................................................................................30

Chương 2: HOẠT ĐỘNG KINH TẾ DU LỊCH HUYỆN SÓC SƠN (1986 - 2016) ....31

2.1. Các dịch vụ du lịch ở huyện Sóc Sơn ...............................................................31

2.1.1. Cơ sở lưu trú...............................................................................................31

iv

2.1.2. Cơ sở phục vụ ăn uống...............................................................................35

2.1.3. Các dịch vụ thương mại .............................................................................36

2.2. Các loại hình du lịch của huyện Sóc Sơn..........................................................39

2.2.1. Du lịch văn hóa, lịch sử - tâm linh .............................................................39

2.2.2. Du lịch lễ hội ..............................................................................................47

2.2.3. Du lịch sinh thái cộng đồng........................................................................52

2.2.4. Du lịch tuyến kết hợp .................................................................................52

Tiểu kết chương 2 ........................................................................................................54

Chương 3: TÁC ĐỘNG CỦA KINH TẾ DU LỊCH ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN

KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN SÓC SƠN.................................................................55

3.1. Tác động kinh tế................................................................................................55

3.1.1. Góp phần tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Sóc Sơn ....................55

3.1.2. Tạo động lực cho các ngành kinh tế khác phát triển..................................56

3.1.3. Kinh tế du lịch góp phần quảng bá sản vật và sản xuất địa phương ..........58

3.1.4. Khuyến khích nhu cầu du lịch nội địa........................................................60

3.1.5. Góp phần tăng ngân sách địa phương ........................................................61

3.2. Tác động xã hội.................................................................................................62

3.2.1. Giải quyết việc làm cho lao động địa phương............................................62

3.2.2. Góp phần giải quyết tình trạng đói nghèo của nhân dân địa phương.........64

3.2.3. Góp phần nâng cao dân trí..........................................................................67

3.2.4. Góp phần ổn định chính trị - xã hội ...........................................................68

3.2.5. Góp phần phát huy giá trị văn hóa dân tộc.................................................68

3.3. Một số khuyến nghị nhằm phát triển kinh tế du lịch của huyện Sóc Sơn.........69

Tiểu kết chương 3 ........................................................................................................71

KẾT LUẬN.................................................................................................................73

TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................77

PHỤ LỤC

iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Viết là Đọc là

ATVSTP An toàn vệ sinh thực phẩm

CSLT Cơ sở lưu trú

CSVC – KT Cơ sở vật chất - kĩ thuật

CNH – HĐH Công nghiệp hóa - hiện đại hóa

ĐHĐB Đại hội đại biểu

HS – SV Học sinh - sinh viên

KTDL Kinh tế du lịch

Nxb Nhà xuất bản

TDTT Thể dục thể thao

TTLL Thông tin liên lạc

UBND - HĐND Uỷ ban nhân dân - Hội đồng nhân dân

VHTTDL Văn hóa thể thao du lịch

v

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Dự án/ quy hoạch thực hiện tại Sóc Sơn từ 1996 đến 2006........................20

Bảng 2.1: Tổng hợp lượng khách đến du lịch ở Sóc Sơn giai đoạn 2012 - 2015........31

Bảng 2.2: Thời gian lưu trú của khách du lịch tại Sóc Sơn.........................................32

Bảng 2.3: Danh sách một số khách sạn/ nhà nghỉ trên địa bàn Sóc Sơn.....................33

Bảng 2.4: Cơ sở lưu trú tại huyện Sóc Sơn giai đoạn 2012 - 2015 .............................34

Bảng 2.5: Doanh thu buồng từ du lịch của huyện Sóc Sơn giai đoạn 2012 - 2016.....34

Bảng 2.6: Doanh thu từ kinh doanh ăn uống của Sóc Sơn giai đoạn 2012 - 2016......36

Bảng 2.7: Doanh thu hoạt động dịch vụ thương mại khác phục vụ du lịch huyện

Sóc Sơn giai đoạn 2012-2015 ....................................................................38

Bảng 2.8: Đánh giá của du khách về dịch vụ du lịch tại huyện Sóc Sơn ....................38

Bảng 3.1: Biểu mẫu thống kê nhân lực du lịch huyện Sóc Sơn .................................63

Bảng 3.2: Số hộ nghèo những xã có hoạt động du lịch ở huyện Sóc Sơn qua một

số năm.........................................................................................................66

vi

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Tháng 12 năm 1986, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản

Việt Nam đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện trên mọi lĩnh vực trọng tâm là đổi mới

kinh tế, từng bước xoá bỏ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, chuyển sang nền

kinh tế hạch toán kinh doanh cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước theo định

hướng xã hội chủ nghĩa. Chủ trương đổi mới của Đảng và Nhà nước với mục tiêu

khai thác mọi tiềm năng của đất nước, giải phóng năng lực sản xuất, cải thiện đời sống

nhân dân, ổn định tình hình kinh tế - xã hội. Từ đây, nền kinh tế Việt Nam bắt đầu có

những chuyển biến tích cực, trong đó có ngành Du lịch.

Tuy nhiên, du lịch có bước phát triển với vị thế của một ngành kinh tế mang

tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa kể từ năm 1992 khi đất nước hội nhập với

khu vực và quốc tế, Đảng và Nhà nước xác định Du lịch là một ngành kinh tế mũi

nhọn nhằm tạo động lực thúc đẩy những điều kiện để hội nhập kinh tế. Để tăng cường

hiệu lực quản lí nhà nước về du lịch, ngày 26/10/1992, Chính phủ đã ban hành Nghị

định số 05/CP về việc thành lập Tổng cục Du lịch trên cơ sở bộ máy của Tổng cục

Du lịch và Cục Chuyên gia.

Cùng với chính sách mở cửa và hội nhập của đất nước, nhận thức về du lịch đã

có những thay đổi căn bản. Vai trò ngành kinh tế mũi nhọn của du lịch luôn được thể

hiện trong văn kiện của các kì Đại hội Đảng, khẳng định đẩy mạnh phát triển du lịch,

tạo bước đột phá để phát triển vượt bậc khu vực dịch vụ, góp phần thực hiện mục tiêu

đưa Việt Nam sớm thoát ra khỏi tình trạng kém phát triển.

Để phát triển ngành Du lịch, việc khai thác tiềm năng du lịch của mỗi địa

phương có hiệu quả đem lại giá trị kinh tế là cần thiết. Sóc Sơn - huyện ngoại

thành của thành phố Hà Nội có nhiều lợi thế để phát triển du lịch. Huyện có

khoảng 5.000 ha rừng với những cảnh quan đẹp, các di tích lịch sử văn hóa, lễ

hội, tiêu biểu là di tích quốc gia đền Sóc và lễ hội Gióng đền Sóc - Di sản phi vật

thể đại diện của nhân loại. Bên cạnh đó, hệ thống giao thông đến Sóc Sơn thuận

lợi cho du khách đến du lịch.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!