Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Kiến thức bản địa trong sản xuất nông nghiệp của dân tộc Mông ở huyện Mèo Vạc tỉnh Hà Giang
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
ĐẶNG BÍCH THỦY
KIẾN THỨC BẢN ĐỊA TRONG SẢN XUẤT
NÔNG NGHIỆP CỦA DÂN TỘC MÔNG Ở
HUYỆN MÈO VẠC TỈNH HÀ GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍHỌC
THÁI NGUYÊN - 2016
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
ĐẶNG BÍCH THỦY
KIẾN THỨC BẢN ĐỊA TRONG SẢN XUẤT
NÔNG NGHIỆP CỦA DÂN TỘC MÔNG Ở
HUYỆN MÈO VẠC TỈNH HÀ GIANG
Chuyên ngành: Địa lí học
Mã số: 60.31.05.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍHỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Dương Quỳnh Phương
THÁI NGUYÊN - 2016
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
trong luận văn là trung thực chưa được công bố trong bất cứ công trình nghiên
cứu nào khác.
Thái nguyên, tháng 4 năm 2016
Tác giả luận văn
Đặng Bích Thủy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Dương Quỳnh Phương đã
chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi rất tận tình trong suốt thời gian thực hiện và
hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của Ban chủ nhiệm khoa
Địa lí, các Thầy, Cô giáo khoa Địa lí, trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái
Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên
cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin cảm ơn các cơ quan, Ban, ngành huyện Mèo Vạc và các cá nhân
đã tạo điều kiện và tận tình giúp đỡ tôi trong thời gian nghiên cứu, thu thập tài
liệu và thực địa tại địa phương.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, những người thân và bạn bè luôn động
viên, ủng hộ và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận
văn.
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2016
Tác giả luận văn
Đặng Bích Thủy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................ii
MỤC LỤC ..........................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT....................................................................iv
DANH MỤC CÁC BẢNG..................................................................................v
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ............................................................................vi
MỞ ĐẦU.............................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài ..............................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề...............................................................................2
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................5
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ..........................................................................6
5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu..........................................................7
6. Những đóng góp của luận văn.........................................................................9
7. Cấu trúc của luận văn ....................................................................................10
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KIẾN THỨC BẢN
ĐỊA CỦA CÁC DÂN TỘC .............................................................................10
1.1. Cơ sở lí luận................................................................................................10
1.1.1. Tổng quan về dân tộc ............................................................................10
1.1.2. Tổng quan về kiến thức bản địa.............................................................15
1.2. Cơ sở thực tiễn............................................................................................22
1.2.1. Khái quát về KTBĐ của các dân tộc ở Việt Nam ...............................22
1.2.2. Đôi nét về dân tộc Mông ở Việt Nam....................................................24
Tiểu kết chương 1..............................................................................................29
Chương 2. CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC MÔNG Ở HUYỆN MÈO VẠC
TỈNH HÀ GIANG VÀ KIẾN THỨC BẢN ĐỊA TRONG SẢN XUẤT
NÔNG NGHIỆP...............................................................................................30
2.1. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên....................................................................30
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
iv
2.1.1. Vị trí địa lí............................................................................................30
2.1.2. Điều kiện tự nhiên ...............................................................................30
2.2. Dân cư và thành phần dân tộc ....................................................................35
2.2.1. Dân cư..................................................................................................35
2.2.2. Thành phần dân tộc..............................................................................33
2.3. Đặc điểm cấu trúc cộng đồng và bản sắc văn hóa dân tộc Mông ở
huyện Mèo Vạc..................................................................................................38
2.3.1. Tên gọi và nguồn gốc của dân tộc Mông ............................................38
2.3.2. Địa bàn cư trú ......................................................................................40
2.3.3. Phong tục tập quán của dân tộc Mông ................................................40
2.4. Tri thức bản địa trong hoạt động sản xuất nông nghiệp.............................48
2.4.1. Trong hoạt động trồng trọt ..................................................................48
2.4.2. Trong hoạt động chăn nuôi..................................................................69
2.5. Đánh giá chung về kiến thức bản địa của người Mông ở huyện Mèo Vạc..........76
Tiểu kết chương 2..............................................................................................77
Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIỮ GÌN, PHÁT HUY
KIẾN THỨC BẢN ĐỊA TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA
DÂN TỘC MÔNG Ở HUYỆN MÈO VẠC TỈNH HÀ GIANG..................79
3.1. Cơ sở để đưa ra các giải pháp bảo tồn và phát huy kiến thức bản địa
của dân tộc Mông ở Mèo Vạc tỉnh Hà Giang....................................................79
3.1.1. Nhiệm vụ và định hướng phát triển của tỉnh Hà Giang đối với
đồng bào dân tộc Mông .................................................................................79
3.1.2. Vai trò của KTBĐ và sự cần thiết phải giữ gìn, phát huy kiến thức
bản địa của các dân tộc ..................................................................................82
3.1.3. Một số thay đổi về KTBĐ của dân tộc Mông ở Mèo Vạc ..................84
3.1.4. Các yếu tố tác động đến sự thay đổi của kiến thức bản địa ................90
3.2. Một số giải pháp nhằm giữ gìn, phát huy kiến thức bản địa trong sản
xuất nông nghiệp của dân tộc Mông ở huyện Mèo Vạc tỉnh Hà Giang............97
3.2.1. Một số giải pháp chung nhằm giữ gìn và phát huy kiến thức bản địa......97
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
v
3.2.2. Một số giải pháp cụ thể nhằm giữ gìn và phát huy kiến thức bản
địa trong sản xuất nông nghiệp của dân tộc Mông huyện Mèo Vạc ...........103
Tiểu kết chương 3............................................................................................106
KẾT LUẬN.....................................................................................................108
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................111
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
CNH-HĐH Công nghiệp hóa -hiện đại hóa
ĐDSH Đa dạng sinh học
DTTS Dân tộc thiểu số
KTBĐ Kiến thức bản địa
KHKT Khoa học kĩ thuật
KT - XH Kinh tế - xã hội
PTBV Phát triển bền vững
TNTN Tài nguyên thiên nhiên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2015 phân theo xã của
huyện Mèo Vạc ...............................................................................35
Bảng 2.2. Thành phần các dân tộc huyện Mèo Vạc tỉnh Hà Giang năm 2015 ......36
Bảng 2.3. Lịch thời vụ (truyền thống) .............................................................52
Bảng 3.1. Lịch thời vụ (có sự thay đổi so với lịch thời vụ truyền thống) .......84
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
vi
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang.......................33
Hình 2.2. Biểu đồ thể hiện cơ cấu các dân tộc huyện Mèo Vạc năm 2015....37
Hình 2.3. Bản đồ phân phân bố dân cư và cơ cấu dân tộc huyện Mèo Vạc..........38
Hình 3.1. Sơ đồ Kiến thức bản địa trong các dự án phát triển .....................103
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Kiến thức bản địa (KTBĐ) hiện đang là một trong những vấn đề được rất
nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm. KTBĐ có vai trò quan trọng đối với sự
phát triển kinh tế xã hội của đất nước nói chung, đặc biệt là các dân tộc thiểu số
(DTTS) nói riêng và đóng góp cho sự phong phú, đa dạng của nền văn dân tộc
của mỗi vùng miền, địa phương. KTBĐ đã được hình thành qua nhiều thế kỉ,
nhiều thế hệ. Sự sản sinh ấy vẫn còn được tiếp diễn trong các xã hội hiện nay ở
trong các cộng đồng nhất định và trong một bối cảnh mới.
Mèo Vạc là một huyện miền núi vùng cao của tỉnh Hà Giang - mảnh đất
địa đầu tổ quốc, là nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Mông. Đây là
huyện có địa hình khá phức tạp, chủ yếu của là núi đá vôi, độ cao trung bình
1.150m so với mực nước biển, độ dốc trung bình là 250
- 350
, điều kiện sinh hoạt
và sản xuất của người dân gặp rất nhiều khó khăn, đây cũng là một trong những
địa phương mà người Mông chọn làm nơi định cư đầu tiên khi di cư từ Trung
Quốc đến Việt Nam. Để duy trì cuộc sống lâu dài trên vùng núi cao, người Mông
đã sớm thích nghi và sáng tạo ra những phương thức sản xuất nông nghiệp hết
sức độc đáo, đồng thời cũng xác lập được một hệ thống nông nghiệp hoàn chỉnh
bao gồm: trồng trọt, chăn nuôi, khai thác nguồn lợi tự nhiên, làm nghề phụ gia
đình và trao đổi hàng hóa.
Hiện nay, trước sự phát triển của đời sống và tiến bộ khoa học kĩ thuật những
kiến thức bản địa đang dần bị mất đi giá trị vốn có của nó trong hoạt động sản xuất
nông nghiệp của người dân. Do đó, trong bối cảnh đất nước đang hướng tới sự phát
triển bền vững cần có những giải pháp hữu hiệu nhằn giữ gìn và phát huy những giá
trị văn hóa truyền thống đó của đồng bào dân tộc Mông ở Mèo Vạc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
2
Nghiên cứu về kiến thức bản địa của các dân tộc thiểu số nói chung và của
dân tộc Mông ở huyện Mèo Vạc nói riêng đang là vấn đề cần thiết và đáng được
lưu tâm. Gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa đó vừa là yêu cầu cấp bách
vừa có ý nghĩa lâu dài. Với những lí do trên tôi quyết định chọn đề tài: “Kiến
thức bản địa trong sản xuất nông nghiệp của dân tộc Mông ở huyện Mèo Vạc
tỉnh Hà Giang”. Nhằm tìm hiểu về những kiến thức bản địa của dân tộc Mông
đồng thời đưa ra những giải pháp giữ gìn và phát huy, góp phần làm phong phú
hơn cho nền văn hóa dân tộc.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Trên thế giới
Kiến thức bản địa mang tính đặc thù cho mỗi khu vực, mỗi cộng đồng nhất
định. Nó dựa trên những kinh nghiệm được tích lũy, thừa kế từ người này qua người
khác, đời này qua đời khác. Kiến thức bản địa được phản ánh trong những bài dân
ca, câu chuyện, truyền thuyết, và những thực hành văn hóa của người bản địa. Đôi
khi nó được bảo tồn dưới dạng trí nhớ, nghi thức, lễ thức hay điệu múa. Đôi khi nó
được lưu giữ dưới dạng những vật dụng được lưu truyền từ đời cha sang đời con,
hay từ mẹ cho con gái. Do tri thức bản địa gắn bó với cuộc sống của người dân và
được trải nghiệm trong lịch sử nên đa số tri thức bản địa là những tri thức liên quan
đến môi trường, cách thức sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt.
Trên thế giới, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về KTBĐ trong quản
lí, sử dụng tài nguyên và khẳng định việc phát triển bền vững (PTBV) nguồn tài
nguyên phải dựa vào tri thức địa phương. Kết quả nghiên cứu của Ruguelito M.
Pastores và Romeo E. SanBuenaventura đã chỉ ra rằng những người dân bản xứ
đóng góp rất lớn và giữ vai trò đặt biệt quan trọng trong việc tìm hiểu và lựa chọn
những loài cây có đặc tính sinh thái và sinh học phù hợp với địa phương.
Chương trình nghị sự 21 (Agenda 21) là một văn kiện đồ sộ gồm 40
chương đã đưa ra các giải pháp PTBV chung cho toàn thế giới trong thế kỷ XXI.