Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Kiến thức bản địa của dân tộc Dao trong hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp ở tỉnh Yên Bái
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
DƢƠNG THỊ THANH VÂN
KIẾN THỨC BẢN ĐỊA CỦA DÂN TỘC DAO
TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT NÔNG, LÂM NGHIỆP
Ở TỈNH YÊN BÁI
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC
THÁI NGUYÊN - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
DƢƠNG THỊ THANH VÂN
KIẾN THỨC BẢN ĐỊA CỦA DÂN TỘC DAO
TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT NÔNG, LÂM NGHIỆP
Ở TỈNH YÊN BÁI
Chuyên ngành: ĐỊA LÍ HỌC
Mã ngành: 60.31.05.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. DƢƠNG QUỲNH PHƢƠNG
THÁI NGUYÊN - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN i http://www.lrc.tnu.edu.vn
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, các số liệu trích dẫn có
nguồn gốc rõ ràng. Kết quả trong luận văn chưa được công bố trong bất cứ công trình
nghiên cứu nào khác.
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2015
Tác giả luận văn
Dương Thị Thanh Vân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN ii http://www.lrc.tnu.edu.vn
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của Ban chủ nhiệm khoa Địa lí,
các Thầy, Cô giáo khoa Địa lí, trường Đại Học Sư Phạm Thái Nguyên đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin cảm ơn các cơ quan, Ban, ngành tỉnh Yên Bái và các cá nhân đã đã tạo
điều kiện và tận tình giúp đỡ tôi trong thời gian tiến hành nghiên cứu, thu thập tài liệu
và thực địa tại địa phương.
Tôi xin bảy tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành cảm ơn TS. Dương Quỳnh
Phương đã chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi rất tận tình trong suốt thời gian thực
hiện và hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, những người thân và bạn bè luôn động
viên, ủng hộ và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn.
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2015
Tác giả luận văn
Dương Thị Thanh Vân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN iii http://www.lrc.tnu.edu.vn
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN..........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................. ii
MỤC LỤC .................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...........................................................................iv
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU ...................................................................................v
DANH MỤC HÌNH VẼ..............................................................................................vi
MỞ ĐẦU.......................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài....................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài........................................................................................2
3. Mục tiêu, nhiệm vụ, giới hạn và phạm vi nghiên cứu...........................................5
4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu................................................................6
5. Những đóng góp của đề tài....................................................................................9
6. Cấu trúc của đề tài .................................................................................................9
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KIẾN THỨC BẢN ĐỊA CỦA
CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC..............................................................10
1.1. Cơ sở lí luận .....................................................................................................10
1.1.1. Tổng quan về dân tộc ................................................................................10
1.1.2. Tổng quan về KTBĐ.................................................................................13
1.2. Cơ sở thực tiễn..................................................................................................19
1.2.1. Khái quát về KTBĐ của các dân tộc ở Việt Nam.....................................19
1.2.2. Đôi nét về dân tộc Dao ở Việt Nam..........................................................20
Tiểu kết chương 1 .........................................................................................................27
Chƣơng 2. CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC DAO VÀ KIẾN THỨC BẢN ĐỊA
TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT NÔNG, LÂM NGHIỆP CỦA
TỈNH YÊN BÁI ............................................................................. 28
2.1. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên .........................................................................28
2.1.1. Vị trí địa lí .................................................................................................28
2.1.2. Điều kiện tự nhiên.....................................................................................29
2.1.3. Tài nguyên thiên nhiên..............................................................................32
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN iv http://www.lrc.tnu.edu.vn
2.2. Dân cư và thành phần dân tộc ..........................................................................37
2.2.1. Dân cư .......................................................................................................37
2.2.2. Thành phần dân tộc ...................................................................................39
2.3. Tổng quan về dân tộc Dao ở Yên Bái ..............................................................41
2.3.1. Tên gọi và nguồn gốc của dân tộc Dao.....................................................41
2.3.2. Địa bàn cư trú............................................................................................42
2.3.3. Phong tục tập quán của dân tộc Dao.........................................................44
2.4. Kiến thức bản địa trong hoạt động sản xuất nông nghiệp................................46
2.4.1. Trong hoạt động trồng trọt........................................................................46
2.4.2. Trong hoạt động chăn nuôi .......................................................................62
2.5. Kiến thức bản địa trong hoạt động lâm nghiệp ................................................67
2.5.1. Khai thác gỗ và các lâm sản ngoài gỗ.......................................................67
2.5.2. Hoạt động bảo vệ tài nguyên rừng ............................................................74
Tiểu kết chương 2 ........................................................................................................76
Chƣơng 3. NHỮNG BIẾN ĐỔI VỀ KTBĐ CỦA DÂN TỘC DAO Ở TỈNH
YÊN BÁI VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIỮ GÌN, PHÁT
HUY KTBĐ.................................................................................... 77
3.1. Những yếu tố tác động đến sự biến đổi của KTBĐ trong hoạt động sản xuất
nông, lâm nghiệp hiện nay của người Dao ở tỉnh Yên Bái .....................................77
3.1.1. Các nhân tố bên ngoài...............................................................................77
3.1.2. Nhân tố bên trong..................................................................................... 84
3.2. Những biến đổi của KTBĐ trong hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp hiện
nay của người Dao ở tỉnh Yên Bái ..........................................................................86
3.2.1. Những biến đổi trong hoạt động trồng trọt ...............................................86
3.2.2. Những biến đổi trong hoạt động chăn nuôi ..............................................95
3.2.3. Những biến đổi trong khai thác và bảo vệ rừng........................................97
3.3. Một số giải pháp nhằm giữ gìn và phát huy KTBĐ của dân tộc Dao ..............99
3.3.1. Giữ gìn và phát huy mặt tích cực của KTBĐ trong tập quán sản xuất và
sinh hoạt của dân tộc Dao tỉnh Yên Bái..............................................................99
3.3.2. Hỗ trợ cộng đồng bảo tồn KTBĐ của các dân tộc ..................................101
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN v http://www.lrc.tnu.edu.vn
3.3.3. Kết hợp kiến thức bản địa và kiến thức mới...........................................102
Tiểu kết chương 3 ......................................................................................................105
KẾT LUẬN...............................................................................................................106
CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN VĂN......................................................................................................108
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................109
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN iv http://www.lrc.tnu.edu.vn
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
BVMT Bảo vệ môi trường
ĐKTN Điều kiện tự nhiên
DTTS Dân tộc thiểu số
KHKT Khoa học kỹ thuật
KT - XH Kinh tế - xã hội
KTBĐ Kiến thức bản địa
PGS.PTS Phó giáo sư. Phó tiến sĩ
PTBV Phát triển bền vững
STT Số thứ tự
TNTN Tài nguyên thiên nhiên
TS Tiến sĩ
TSKH Tiến sĩ khoa học
UBND Ủy ban nhân dân
XHCN Xã hội chủ nghĩa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN v http://www.lrc.tnu.edu.vn
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 2.1. Số đơn vị hành chính có đến 31/12/2013 phân theo huyện/quận/thị
xã/thành phố thuộc tỉnh........................................................................... 28
Bảng 2.2. Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2013 phân theo huyện/quận/thị
xã/thành phố thuộc tỉnh........................................................................... 37
Bảng 2.3. Thành phần các dân tộc tỉnh Yên Bái năm 2009 ...................................... 39
Bảng 2.4. Dân tộc Dao của tỉnh Yên Bái phân theo huyện/thị xã/thành phố thuộc
tỉnh năm 2009.......................................................................................... 43
Bảng 2.5. Cơ cấu dân tộc Dao phân theo theo huyện/thị xã/ thành phố trong cộng
đồng các dân tộc tỉnh Yên Bái năm 2009 ............................................... 43
Bảng 2.6. Các xã có đông dân tộc Dao cư trú ............................................................ 44
Bảng 2.7. Tên gọi và đặc điểm của một số giống lúa nương địa phương của đồng
bào Dao Yên Bái ..................................................................................... 51
Bảng 3.1. Diện tích cây quế tại các huyện Văn Yên, huyện Trấn Yên và huyện
Văn Chấn của tỉnh Yên Bái giai đoạn 2005 - 2012 ................................ 92
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN vi http://www.lrc.tnu.edu.vn
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Yên Bái..................................................................30
Hình 2.2. Bản đồ phân bố dân cư tỉnh Yên Bái ..........................................................38
Hình 2.3. Bản đồ phân bố một số dân tộc tỉnh Yên Bái .............................................40
Hình 2.4. Biểu đồ thể hiện cơ cấu dân tộc Dao trên địa bàn tỉnh Yên Bái năm 2009.............44
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Kiến thức bản địa (KTBĐ) còn được gọi là tri thức bản địa hay kiến thức
truyền thống, kiến thức địa phương đã được khai thác trên phạm vi toàn cầu từ hàng
ngàn năm nay và được cộng đồng quốc tế nghiên cứu từ những thập niên cuối của thế
kỉ XX. Ngày nay, thế giới đã công nhận KTBĐ là nguồn tri thức có tính hữu dụng
cao trong sản xuất cũng như cuộc sống hàng ngày của con người và được xem là cơ
sở cho những sáng tạo kế tiếp của nhiều ngành khoa học khác nhau. Những kiến thức
này bao gồm trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, sinh học, trong sử dụng và quản
lý TNTN, chăm sóc sức khỏe con người, giáo dục và xóa đói giảm nghèo...
KTBĐ đã và đang được biết đến nhiều hơn, điều này đồng nghĩa với việc vai trò
của nó ngày càng được nhìn nhận đúng hơn. Tuy nhiên, có một thực tế là khi nhận thức
về giá trị của KTBĐ được nâng cao thì cũng là lúc những kiến thức này rơi vào tình
trạng bị đe dọa nghiêm trọng, chúng có nguy cơ bị mất đi không chỉ bởi sự tác động
của sự phát triển như vũ bão của KHKT và công nghệ hiện đại, mà còn bởi sự thiếu hụt
khả năng và điều kiện cần thiết để ghi nhận, đánh giá, bảo tồn và phát triển chúng của
cộng đồng thế giới.
Việt Nam có một nền văn hóa đa dạng mà thống nhất, đậm đà bản sắc từ cộng
đồng 54 dân tộc, trong đó những giá trị văn hóa của cộng đồng các dân tộc ít người
có vị trí quan trọng. Với điều kiện địa lí tự nhiên khác nhau, mỗi dân tộc đã tìm ra
phương thức ứng xử với tự nhiên khác nhau, hình thành nên những tập quán sản xuất
riêng biệt, góp phần tạo ra một kho tàng kiến thức dân gian đặc sắc và phong phú trên
nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên hiện nay những giá trị văn hóa truyền thống ấy đang dần bị
mai một, thậm chí là biến mất, hay những kiến thức truyền thống của đồng bào các
dân tộc chưa được sử dụng tương xứng với giá trị mà chúng có thể mang lại. Vì vậy
mà vấn đề nghiên cứu KTBĐ và bảo tồn nó đang trở thành một yêu cầu cấp thiết.
Yên Bái là một tỉnh miền núi thuộc vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, có đông
đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống như Tày, Mông, Dao, Thái, Mường,
Nùng. Mỗi dân tộc đều mang một bản sắc văn hóa riêng và rất độc đáo. Trong đó,
người Dao là dân tộc di cư đến Yên Bái đã tạo dựng được nền văn hóa truyền thống
đặc sắc, mang đậm dấu ấn của dân tộc vùng cao.
2
Đặc điểm nổi bật về KTBĐ của dân tộc Dao đó là trong thế ứng xử văn hóa với
môi trường tự nhiên, thể hiện qua các hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp. Họ luôn
vượt khó khăn, linh hoạt và tạo ra khả năng thích ứng văn hóa cao. Tuỳ theo từng
ĐKTN, môi trường sinh thái, người Dao đã tích lũy được một kho tàng rất phong phú
về kiến thức dân gian trong việc lựa chọn đất đai, địa hình canh tác và các giống cây
trồng, vật nuôi phù hợp.
Việc nghiên cứu KTBĐ trong hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp còn ẩn chứa
trong nền văn hoá của dân tộc Dao, từ đó phát huy tính tích cực và có sự kết hợp với
những kiến thức khoa học sẽ giữ một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc sử dụng và
quản lý TNTN cũng như việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ở khu vực
miền núi nói chung và của tỉnh Yên Bái nói riêng. Từ những lí do trên, tôi chọn
nghiên cứu đề tài “Kiến thức bản địa của dân tộc Dao trong hoạt động sản xuất
nông, lâm nghiệp ở tỉnh Yên Bái”.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
2.1. Trên thế giới
Tầm quan trọng của KTBĐ trong mọi lĩnh vực của đời sống con người ngày càng
được nhìn nhận đúng đắn hơn. Đã có rất nhiều các công trình khảo cứu về KTBĐ trên
thế giới và có những công trình đã được ứng dụng vào thực tế, tiêu biểu là trong các dự
án phát triển nông nghiệp nông thôn. O.D. Atteh (1992) đã “coi KTBĐ là chìa khóa cho
sự phát triển cấp địa phương” [39]. Ngân hàng thế giới là một trong các tổ chức quốc tế
đã tích cực ủng hộ các chương trình nghiên cứu KTBĐ nhằm tăng tính hiệu quả cho các
dự án phát triển nông thôn. Hiện nay trên thế giới có trên 3000 chuyên gia tại khoảng
124 nước hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu KTBĐ. Một mạng lưới quốc tế nghiên
cứu và sử dụng và sử dụng KTBĐ đã được thành lập năm 1987 thông qua Trung tâm
nghiên cứu KTBĐ phục vụ phát triển nông nghiệp (CIKARD) tại Đại học Iowa State,
Hoa Kỳ [39, tr. 40].
Ngoài mục đích làm tăng tính hiệu quả trong phát triển nông nghiệp và nông
thôn, quản lí bền vững TNTN và BVMT, nhiều quốc gia còn chú trọng khai thác
dạng tài nguyên này để phục vụ mục đích thương mại, mang lại hiệu quả kinh tế cao,
như trong lĩnh vực y học cổ truyền hay mỹ phẩm...
Năm 1998, tổ chức Ngân hàng thế giới (World Bank) đã thiết lập chương trình
“Tri thức bản địa cho sự phát triển” nhằm mục đích học tập từ các hệ thống tri thức địa