Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
94
Kích thước
1.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1547

Kiểm tra, đánh giá chứng cứ theo luật tố tụng hình sự Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ ÁNH TUYẾT

KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CHỨNG CỨ

THEO LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CHỨNG CỨ

THEO LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự

Định hướng nghiên cứu

Mã số: 8380103

Người hướng dẫn khoa học : Ts. Lê Nguyên Thanh

Học viên : Nguyễn Thị Ánh Tuyết

Lớp : Cao học Luật, khóa 30

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số

liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực.

Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công

trình nghiên cứu nào khác.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Thị Ánh Tuyết

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BLHS : Bộ luật hình sự

BLTTHS : Bộ luật tố tụng hình sự

CQĐT : Cơ quan điều tra

ĐTV : Điều tra viên

HĐXX : Hội đồng xét xử

KSV : Kiểm sát viên

TAND : Tòa án nhân dân

VKS : Viện kiểm sát

VKSND : Viện kiểm sát nhân dân

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................1

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT TỐ TỤNG

HÌNH SỰ VỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CHỨNG CỨ.........................................4

1.1. Những vấn đề lý luận về kiểm tra, đánh giá chứng cứ..............................4

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của kiểm tra, đánh giá chứng cứ............4

1.1.2. Mối quan hệ giữa kiểm tra, đánh giá chứng cứ với thu thập và sử dụng

chứng cứ ...........................................................................................................22

1.2. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về kiểm tra, đánh giá chứng cứ

............................................................................................................................22

1.2.1. Nguyên tắc kiểm tra, đánh giá chứng cứ trong tố tụng hình sự...............22

1.2.2. Phương pháp kiểm tra, đánh giá chứng cứ .............................................32

1.2.3. Nghĩa vụ kiểm tra, đánh giá chứng cứ trong tố tụng hình sự..................36

1.2.4. Nội dung kiểm tra, đánh giá chứng cứ trong tố tụng hình sự..................40

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1......................................................................................48

CHƯƠNG 2. THỰC TIỄN VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KIỂM

TRA, ĐÁNH GIÁ CHỨNG CỨ THEO LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

................................................................................................................................50

2.1. Thực tiễn kiểm tra, đánh giá chứng cứ trong tố tụng hình sự................50

2.1.1. Những kết quả đạt được trong thực tiễn kiểm tra, đánh giá chứng cứ ....50

2.1.2. Những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn kiểm tra, đánh giá chứng cứ

và nguyên nhân.................................................................................................53

2.1.3. Nguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn kiểm tra,

đánh giá chứng cứ ............................................................................................71

2.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm tra, đánh giá chứng cứ..............74

2.2.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật...............................................................74

2.2.2. Giải pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra, đánh giá

chứng cứ ...........................................................................................................75

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2......................................................................................77

KẾT LUẬN............................................................................................................79

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Chứng cứ là phương tiện quan trọng dùng để chứng minh tội phạm. Kiểm tra,

đánh giá chứng cứ đúng quy định sẽ giúp cho quá trình chứng minh tội phạm của cơ

quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng được khách quan, chính xác, không để lọt tội

phạm, không làm oan người vô tội. Thực tiễn áp dụng Bộ luật tố tụng hình sự năm

2015 đã đạt được những thành quả nhất định trong quá trình giải quyết tội phạm.

Tuy nhiên, án oan, sai, bỏ lọt tội phạm vẫn còn, mà một trong những nguyên nhân

là do sai sót trong quá trình kiểm tra, đánh giá chứng cứ của người có thẩm quyền

tiến hành tố tụng. Dẫn đến sai lầm trong việc xác định tội danh, nhầm lẫn dấu hiệu

định tội, định khung hình phạt, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình

sự. Xuất phát từ lý do trên, việc nghiên cứu kiểm tra, đánh giá chứng cứ theo Luật

tố tụng hình sự Việt Nam là hết sức cần thiết, không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận

mà còn có ý nghĩa về mặt thực tiễn. Do đó, tác giả chọn đề tài “Kiểm tra, đánh giá

chứng cứ theo Luật tố tụng hình sự Việt Nam” để làm luận văn thạc sĩ.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Các giáo trình: Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2018), Giáo

trình luật tố tụng hình sự Việt Nam, Chủ biên Võ Thị Kim Oanh, Nxb Hồng Đức -

Hội Luật gia Việt Nam; Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2008 -

2009), Giáo trình luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nguyễn Duy Hưng, Nguyễn Tấn

Duy, Võ Thị Kim Oanh, Lê Tiến Châu, Lương Thị Mỹ Quỳnh, Nxb….; Trường Đại

học Luật Hà Nội (2018), Giáo trình luật tố tụng hình sự Việt Nam, Chủ biên Hoàng

Thị Minh Sơn, Nxb Công an nhân dân.

Các sách bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015: Võ Thị Kim

Oanh, Lê Huỳnh Tấn Duy, Lê Nguyên Thanh, Trịnh Duy Thuyên, Nguyễn

Phương Thảo, Phạm Thái, Nguyễn Văn Phú, Phạm Quang Phúc, Lê Thị Thùy

Dương, Trần Thảo, Lương Thị Mỹ Quỳnh, Nguyễn Thị Thùy Dung, Đinh Văn

Đoàn (2016), Bình luận những điểm mới cơ bản của Bộ luật tố tụng hình sự năm

2015, Nxb Hồng Đức; Nguyễn Đức Mai, Nguyễn Thị Tuyết, Nguyễn Vinh Huy,

Phạm Thanh Bình, Lê Xuân Lục, Nguyễn Thanh Mai, Nguyễn Mai Bộ, Đỗ Thị

Ngọc Tuyết (2019), Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự, Nxb Chính trị

quốc gia sự thật.

2

Đây là những tài liệu khoa học cơ bản về luật tố tụng hình sự, trong đó có

bàn về chứng cứ, thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ nói chung.

Các sách chuyên khảo tham khảo: Nguyễn Văn Cừ (2005), Chứng cứ trong

tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Tư Pháp; Trần Quang Tiệp (2009), Chế định định

chứng cứ trong luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia; Đỗ Văn

Đương (2011), Chứng cứ và chứng minh trong vụ án hình sự, Nxb Chính trị Quốc

gia, Hà Nội. Các công trình này có bàn về chứng cứ, kiểm tra, đánh giá chứng cứ.

Tuy nhiên nghiên cứu theo quy định của Bộ luật tố tụn hình sự năm 2003.

Các bài viết được đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành luật: Lê Nguyên

Thanh (2015), “Hoàn thiện các quy định về chứng minh trong tố tụng hình sự nhằm

đảm bảo quyền bào chữa và đảm bảo tranh tụng”, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 08;

Trần Văn Độ (2013), “Cơ chế đánh giá chứng cứ trong trường hợp các kết luận

giám định có kết quả khác nhau”, Tạp chí khoa học pháp lý, số 3; Phạm Minh

Tuyên (2017), “Thu thập, kiểm tra, đánh giá và nguyên tắc sử dụng chứng cứ trong

luật Tố tụng hình sự”, Tạp chí Kiểm sát, số 21; Lương Hải Yến (2018), “Một số vấn

đề ve72 hoạt động kiểm tra, đánh giá chứng cứ của các cơ quan có thẩm quyền tiến

hành tố tụng”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 01; Võ Minh Kỳ (2018), “Một số

nguyên tắc đánh giá chứng cứ trong tố tụng tranh tụng và kiến nghị cho Việt Nam”,

Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 03. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên

chỉ mới dừng lại ở mức độ nghiên cứu chung nhất về hoạt động kiểm tra, đánh giá

chứng cứ của nhiều chủ thể trong một giai đoạn tố tụng cụ thể mà chưa có một công

trình nghiên cứu chuyên sâu nào về hoạt động kiểm tra, đánh giá chứng cứ theo luật

tố tụng hình sự Việt Nam với quy mô là một đề tài độc lập.

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

3.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài:

Việc nghiên cứu kiểm tra, đánh giá chứng cứ theo Luật tố tụng hình sự Việt

Nam nhằm bổ sung thêm vấn đề lý luận, đánh giá lại pháp luật đồng thời đề xuất

các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiến hành các hoạt động kiểm tra, đánh giá

chứng cứ.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:

Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận văn có nhiệm vụ giải quyết các vấn đề:

- Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận về kiểm tra, đánh giá chứng cứ;

3

- Phân tích quy định của pháp luật tố tụng hình sự về kiểm tra, đánh giá

chứng cứ;

- Đánh giá thực tiễn kiểm tra, đánh giá chứng cứ trong tố tụng hình sự;

- Kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kiểm tra, đánh giá

chứng cứ trong tố tụng hình sự.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

- Đối tượng nghiên cứu:

Luận văn nghiên cứu quan điểm lý luận, bản chất pháp lý và thực tiễn kiểm

tra, đánh giá chứng cứ trong tố tụng hình sự.

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Về nội dung, luận văn nghiên cứu kiểm tra, đánh giá chứng cứ trong tố

tụng hình sự, theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.

+ Về không gian, thực tiễn kiểm tra, đánh giá chứng cứ được nghiên cứu

trong phạm vi toàn quốc.

+ Về thời gian, thực tiễn kiểm tra, đánh giá chứng cứ được nghiên cứu từ

năm 2015 đến năm 2020.

5. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp luận: Luận văn sử dụng phương pháp lý luận của chủ nghĩa duy

vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, để làm cơ sở lý luận. Quan điểm của

Đảng và nhà nước về cải cách tư pháp, bảo đảm quyền con người, hội nhập quốc tế

trong lĩnh vực tư pháp cũng đóng vai trò phương pháp luận để tiếp cận các vấn đề

nghiên cứu trong luận văn.

Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Các phương pháp phân tích, so sánh, tổng

hợp được sử dụng để nghiên cứu lý thuyết về kiểm tra, đánh giá chứng cứ. Phương

pháp thống kê, nghiên cứu vụ án điển hình được sử dụng để nghiên cứu thực tiễn

kiểm tra, đánh giá chứng cứ trong tố tụng hình sự.

6. Dự kiến các điểm mới, các đóng góp mới về mặt lý luận: Luận văn làm

rõ bản chất pháp lý và thực tiễn kiểm tra, đánh giá chứng cứ, đồng thời đề xuất các

giải pháp bảo đảm kiểm tra, đánh giá chứng cứ đúng.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!